“Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” là điều mà các nhà tuyển dụng thường đặt ra cho các ứng viên trong khi phỏng vấn. Việc họ tò mò về lý do vì sao một người từ bỏ công việc hiện tại và muốn đảm nhiệm một vai trò mới ở công ty họ là điều dễ hiểu bởi họ muốn đảm bảo rằng bạn sẽ không mang lại rắc rối cho công ty của họ.
Khi câu hỏi này được đặt ra, đừng bắt đầu nói về các điều kiện làm việc tồi tệ, đối xử không công bằng hay những điều tương tự. Mặc dù điều này có thể là lí do nhưng bạn cần đưa ra câu trả lời một cách chuyên nghiệp. Dưới đây là một vài câu trả lời gợi ý mà bạn có thể tham khảo và linh hoạt thay đổi cho phù hợp với tình huống của bạn.
Một mối quan hệ xấu với cấp trên
Sếp của bạn cũng là con người và không có người nào là hoàn hảo cả. Nhiều cuộc khảo sát kết luận rằng nhân viên không rời bỏ công ty mà là người quản lý. Nếu bạn nghỉ việc vì sếp, bạn có thể nói: “Gần đây tôi đã nhận ra rằng định hướng mà cấp trên của tôi đang đi khác với con đường tôi muốn hướng đến. Điều này đã gây khó khăn cho tôi khi tiếp tục hợp tác với người quản lý. Do đó, tôi muốn tìm kiếm một công việc khác phù hợp mà ở đó tôi dễ dàng làm việc hiệu quả hơn, mang lại năng suất cho công ty cũng như ý nghĩa cho sự nghiệp của chính mình.”
Công việc quá tải
Số lượng công việc bạn làm rất quan trọng. Nếu quá nhiều, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân của bạn. Bạn có thể không có thời gian dành cho gia đình hoặc bạn bè trong khi đây là một phần quan trọng đối với bạn.
Nếu bạn nghỉ việc vì lịch làm việc không có lợi cho bạn, bạn có thể trả lời: “Mặc dù tôi rất yêu thích công việc của mình nhưng do khối lượng công việc tăng lên không ngừng nên tôi đã gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Một sự cân bằng tốt sẽ giúp tôi đạt được hiệu quả hơn trong công việc và thoải mái hơn trong cuộc sống. Tôi tin rằng công việc này sẽ giúp tôi có được sự cân bằng phù hợp.”
Tìm kiếm một mức lương cao hơn
Tiền lương của bạn sẽ phản ánh loại công việc bạn làm và các kỹ năng bạn có. Trong một số trường hợp, cùng với tiền lương, công ty còn có các phúc lợi khác. Nếu bạn không thoải mái với mức lương hiện tại của mình, điều đầu tiên cần làm là nói chuyện với sếp của bạn. Nếu không có giải pháp nào sau đó thì bạn sẽ không bị “trách móc” vì tìm cách thay đổi công việc.
Trong tình huống này, bạn có thể nói: “Tôi đã có những tiến bộ đáng kể trong công việc và học được các kỹ năng mới. Nhờ điều này tôi đã có được các biện pháp giúp tiết kiệm một phần chi phí trong hoạt động của phòng ban. Tôi cảm thấy rằng kiến thức và kỹ năng của mình có thể được đánh giá cao hơn so với hiện tại. Tôi tin rằng công việc này sẽ cho tôi mức lương phản ánh đúng chuyên môn và nỗ lực của tôi.”
Thay đổi chỗ ở
Làm việc gần nhà mang lại cho bạn khá nhiều lợi ích như không phải vội vã chen lấn giữa dòng xe cộ đông đúc để kịp giờ làm vào buổi sáng. Nếu bạn đang chuyển đến một khu vực khác quá xa nơi làm việc, thì rất có thể bạn sẽ cần phải thay đổi công việc và bạn có thể nói: “Gia đình tôi đã chuyển chỗ ở và điều đó khiến con đường đi làm của tôi khá xa và tôi mất nhiều thời gian để di chuyển. Mặc dù rất yêu thích công việc nhưng tôi phải tìm một vị trí khác để tránh đi làm muộn và trở về nhà trong thời gian tốt nhất. Tôi hi vọng sẽ đạt được điều đó với công việc này.”
Công việc không còn tính thử thách
Một công việc tuyệt vời nên mang đến cho bạn cơ hội phát triển tốt nhất thông qua các thách thức. Nếu bạn không gặp thử thách trong công việc, bạn sẽ không thể phát triển. Khi đưa ra lý do này, hãy cho thấy bạn có tham vọng và định hướng mục tiêu công việc như thế nào. Cụ thể, “Tôi đã làm công việc hiện tại trong 5 năm và đã hiểu mọi thứ về nó. Điều này làm cho công việc của tôi ít thú vị hơn. Tôi đã đăng ký một khóa học nâng cao mà tôi sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Xem xét mô tả công việc được đề cập trong tin đăng tuyển, tôi tin rằng công ty của bạn sẽ cung cấp cho tôi một cơ hội phát triển tốt hơn.”
Bạn cần lưu ý những gì?
Khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” của nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý một số điều cần tránh như sau:
Không than phiền về đồng nghiệp/sếp/công ty cũ
Điều này chỉ biến bạn thành kẻ hay tám chuyện và chuyên gây rắc rối. Mặt khác, người phỏng vấn không thích nghe những lời nói xấu của bạn về công ty hiện tại. Họ sẽ nghĩ, nếu bạn nói xấu công ty hiện tại, bạn cũng có thể nói xấu công ty của họ trong tương lai.
Đừng than phiền về tài chính công ty không ổn định, chậm lương bởi điều này sẽ khiến người phỏng vấn nghi ngờ về lòng trung thành của bạn với công ty.
Không nên trả lời rằng bạn nghỉ việc vì “lý do cá nhân”
Đây là một câu trả lời rất chung chung và thiếu thông tin cho nhà tuyển dụng, vì vậy, có thể họ sẽ không hài lòng. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện càng chân thật càng tốt để tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng nhưng nhớ lưu ý 2 điều trên.
Nghe có vẻ đáng sợ nhưng nếu nhìn vào một khía cạnh khác thì câu hỏi về lí do nghỉ việc là cơ hội để bạn tạo được sự khác biệt và quảng bá bản thân với nhà tuyển dụng. Mong rằng với những cách gợi ý trên đây bạn sẽ có được ý tưởng để tạo ra câu trả lời thuyết phục nhất cho mình.
Mai Hương
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- 5 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất
- Lời khuyên về cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp
- 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: những điều không nên tiết lộ
- Viết thư từ chối phỏng vấn thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng?
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên biết
- 4 cách thuyết phục công ty nên chọn bạn khi phỏng vấn
- Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
- 7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn
- 6 lí do bạn nên đặt câu hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn
- 7 việc làm của ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu
- 7 điều nhỏ có thể tạo ra tác động lớn cho buổi phỏng vấn
- 7 câu nói đừng nên thốt ra trong buổi phỏng vấn
- 5 câu hỏi phỏng vấn khó nhằn thường gặp và cách trả lời
- 5 cách vượt qua vòng phỏng vấn khi thiếu kinh nghiệm làm việc
- 8 hành động khiến người phỏng vấn muốn chọn bạn
- Gợi ý cách trả lời về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn
- Nói thế nào về thời gian thất nghiệp khi phỏng vấn?
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- 4 sai lầm phổ biến khi phỏng vấn xin việc
- Để trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn”
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- Trả lời các câu hỏi "Tại sao bạn muốn thay đổi công việc?”
- Làm sao để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?"
- 7 mẹo phỏng vấn giúp bạn nhận được công việc
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”
- 5 cách thể hiện bản thân tốt khi đi phỏng vấn