Nhà đầu tư thiên thần là gì, khác thế nào với quỹ đầu tư?

Nhà đầu tư thiên thần là thuật ngữ có liên quan đến lĩnh vực đầu tư, khởi nghiệp. Để hiểu rõ bản chất của nhà đầu tư thiên thần là gì, vai trò và đối tượng trở thành nào trở thành nhà đầu tư thiên thần, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

Nhà đầu tư thiên thần là gì?

“Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) là cá nhân hoặc tổ chức có tài sản lớn sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho start-up, công ty nhỏ với mục đích chuyển đổi nợ hoặc nắm quyền sở hữu.”

Nguồn vốn ban đầu của Angel Investor giúp công ty vượt qua giai đoạn đầu khó khăn về tài chính, thực hiện các chiến lược sản xuất, kinh doanh. Các vòng gọi vốn mà các nhà đầu tư thiên thần thường tham gia như pre-seed, seed round hoặc cao nhất là series A.

Các nhà đầu tư thiên thần có thể là nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tập đoàn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đa số các Angel Investor đều có xuất thân từ các gia đình kinh doanh, hình thức đầu tư này thuộc loại vốn tư nhân. Một số nhà đầu tư thiên thần tiêu biểu của Việt Nam như CEO của SoftTech VC, Chủ tịch HĐQT Intracom Group, công ty cổ phần Đầu tư Innovation Hub….

Thuật ngữ “thiên thần” xuất phát từ nhà hát Broadway, khi mà các cá nhân giàu có muốn thúc đẩy các tác phẩm sân khấu thì họ đã chi tiền vào đó. Và cụm từ “nhà đầu tư thiên thần” được William Wetzel là người sử dụng đầu tiên năm 1978, ông cũng chính là người sáng lập ra Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Mạo hiểm.

Ưu, nhược điểm của nhà đầu tư thiên thần với các startup

Nhà đầu tư thiên thần hay nhà đầu tư hạt giống, nhà đầu tư tư nhân… đều có ưu nhược điểm riêng. Sau đây, chúng ta hãy cùng xem đó ưu, nhược điểm của nhà đầu tư thiên thần là gì nhé.

Ưu điểm của nhà đầu tư thiên thần 

Tuy số vốn góp của Angel Investor không quá lớn nhưng vẫn rất có ý nghĩa với các doanh nghiệp startup. Những ưu điểm của nhà đầu tư thiên thần như:

– Công ty nhận vốn trợ giúp từ nhà đầu tư thiên thần sẽ không phải hoàn trả, bởi vì để có tiền thì họ phải đổi cho Angel Investor cổ phiếu, vị trí điều hành…. 

– Vốn đầu tư của nhà đầu tư tư nhân thường ưu tiên dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, sau giai đoạn khởi nghiệp. 

– Nguồn vốn do Angel Investor dùng để thanh khoản nợ, đầu tư nghiên cứu và phát triển sản xuất kinh doanh. Nhờ có sự hỗ trợ đó mà việc sẽ thuận lợi hơn.

Nhược điểm của nhà đầu tư thiên thần 

Không chỉ có những ưu điểm đã kể trên thì nhà đầu tư thiên thần còn có một nhược điểm là các nhà đầu tư hạt giống thường muốn một khoản cổ phần lớn dao động trong khoảng từ 10 – 50% cổ phần. 

Điều này đồng nghĩa rằng chủ công ty có thể đánh mất quyền điều hành, kiểm soát công ty. Do đó, trước khi kêu gọi vốn từ Angel Investor thì chủ sở hữu công ty cần cân nhắc kỹ về lượng vốn cần thiết để tránh bị mất quyền kiểm soát. 

Sự khác biệt giữa nhà đầu tư thiên thần với quỹ đầu tư

Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) và quỹ đầu tư có điểm giống nhau đó là cung cấp nguồn vốn để công ty Startup phát triển. Vậy còn điểm khác nhau giữa quỹ đầu tư và nhà đầu tư thiên thần là gì?

Về số vốn đầu tư

Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) thường là một cá nhân nên với số vốn giới hạn từ bản thân. Trong khi quỹ đầu tư là các doanh nghiệp có nguồn vốn được tập hợp từ nhiều người nên nguồn tiền đầu tư thường lớn hơn so với Angel Investor.

Do vậy, các Angel Investor chỉ đầu tư với số vốn từ 10.000 USD cho tới 500.000 USD, hoặc nhiều nhất là 1 triệu USD. Thậm chí số tiền góp vốn có thể thấp hơn con số trên.

Nhưng quỹ đầu tư lại có sự trái ngược vì nó có một vị thế lớn hơn từ chuyên môn cho tới vốn so với nhà đầu tư thiên thần nên là phần vốn góp của quỹ đầu tư lớn, có thể lên tới hàng chục triệu USD. Nhưng để có được số vốn đầu từ thì bên công ty start-up nhận vốn phải đi kèm với những điều khoản ràng buộc nhất định.

Giới hạn ở các vòng đầu tư

Nhìn chung, các nhà đầu tư thiên thần gần như chỉ đầu tư vốn ở giai đoạn đầu của dự án, từ Pre-seed tới Series A. Lý do là họ muốn tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời tránh việc chia sẻ cổ phần ở vòng gọi vốn sau bởi giai đoạn này chỉ toàn quỹ đầu tư lớn tham gia với số tiền đầu tư tới hàng triệu USD. 

Tiêu biểu là Stani Kulechov một Angel Investor, Founder của Aave đã đầu tư tới 60 dự án nhưng chỉ tham gia ở Series A mà không tham gia gọi vốn vòng Series B.

Trái lại thì quỹ đầu tư lại có thể tham gia nhiều vòng gọi vốn đầu tư khác nhau, từ vòng pre-seed đến vòng C, D… bởi khả năng vốn và cách quản lý tài chính của quỹ đầu tư khác so với Angel Investor.

Về rủi ro và lợi nhuận

Rủi ro của nhà đầu tư thiên thần sẽ cao hơn so với quỹ đầu tư vì họ đầu tư sớm. Lợi nhuận thu được sẽ dao động từ khoảng 20 – 30%/năm. Còn với nhà đầu tư mạo hiểm (quỹ đầu tư) mức độ rủi ro sẽ thấp hơn Angel Investor, mức lợi nhuận thu được của họ cũng khoảng từ 20% – 30%/ năm.

Về thời gian

Nhà đầu tư thiên thần có thời gian đầu tư từ 3 – 5 năm, thường là giai đoạn đầu. Còn quỹ đầu tư có thời gian đầu tư từ 3 đến 5 năm nhưng thường ở giai đoạn sau.

Đối tượng và quy trình đầu tư của nhà đầu tư thiên thần

Theo quy định của Ủy ban Giao dịch & Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) thì những nhà đầu tư thiên thần thường là các cá nhân có giá trị tài sản ròng tối thiểu là 1 triệu đô la. Có mức thu nhập cá nhân hàng năm ít nhất phải từ 200.000 đô la. 

Quy trình đầu tư của các Angel Investor cũng theo trình tự: đầu tiên họ sẽ tìm kiếm, kết nối với các công ty mới khởi nghiệp thông qua truyền thông, qua các mối quan hệ, qua các hội nghị và hội thảo giữa các doanh nghiệp. Hoặc có thể thông qua những lời giới thiệu từ các cá nhân, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp hay từ các diễn đàn kinh tế và các cuộc họp thương mại….

Sau khi đã tìm được công ty cần gọi vốn, nhà đầu tư thiên thần sẽ tìm hiểu kỹ và thẩm định bằng cách trao đổi với nhà sáng lập, giám đốc điều hành công ty đó. Nếu nhận thấy việc đầu tư vốn đó đúng khả năng, mục tiêu và có thể mang lại những lợi ích thì họ có quyết định rót vốn vào đó. 

Việc tiếp theo của nhà đầu tư sẽ thỏa thuận với công ty startup về những điều khoản hợp đồng, khoản vốn đầu tư hoặc là tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Quyền lợi và các điều khoản bảo vệ nhà đầu tư, thông số quản trị và kiểm soát công ty, chiến lược rút lui cuối cùng cho nhà đầu tư.

Bước cuối cùng là lập và hoàn tất hợp đồng, lúc này những điều khoản pháp lý thực tế giữa hai bên được thiết lập. Nhà đầu tư thiên thần và công tư gọi vốn sẽ chính thức ký kết hợp đồng và quỹ đầu tư được giải ngân để sử dụng cho các mục tiêu mà công ty đã trình bày trước đó.

Những thắc mắc về nhà đầu tư thiên thần là gì đã được giải đáp chi tiết ở trên. Để biết thêm nhiều thuật ngữ mới cùng các vị trí tuyển dụng hấp dẫn, đừng quên truy cập Careerlink.vn mỗi ngày nhé!

Thúy Vui

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công