Market access là gì không hề xa lạ với những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế nhưng lại rất mới mẻ với những “vị khách qua đường”. Thậm chí, những thông tin mà bạn dễ dàng tìm hiểu được về Market Access trên internet cũng không thật sự chính xác và tường tận. Vậy nên trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu đầy đủ về Market Access để xem bạn có đang hiểu sai bất cứ điều gì về khái niệm này không nhé!
Market access là gì?
“Market Acceѕѕ có nghĩa là tiếp cận thị trường, là một hoạt động giúp doanh nghiệp tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng, từ đó thúc đẩy bán hàng và gia tăng doanh số.”
Giải thích một cách tường tận thì Market Access chính là thước đo cho khả năng tìm hiểu thị trường và bán hàng hóa/ dịch vụ của một doanh nghiệp, thậm chí là một quốc gia ra thị trường ngoại quốc.
Mặc dù khái niệm này vẫn được dùng để chỉ khả năng thăm dò và bán sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp tại thị trường nội địa song Market Access vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong hoạt động thương mại quốc tế.
“Market acceѕѕ Tiếp cận thị trường đề cập đến khả năng của một công ty hoặc quốc gia để bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới”
Lợi ích của Market Access
Market Access có thể coi là một bước quan trọng giúp các doanh nghiệp thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế để tăng cường các mối quan hệ thương mại cho các doanh nghiệp nói riêng và cho cả một quốc gia nói chung, qua đó thúc đẩy các hoạt động đàm phán thương mại song phương, đa phương diễn ra mạnh mẽ.
Market Access không chỉ gói gọn ở các doanh nghiệp tư nhân mà ngay cả Chính phủ cũng thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường. Hiểu đơn giản thì cách làm Market Access của Chính phủ thường là thực hiện các cuộc đàm phán để tiếp cận những thị trường ngoại quốc phù hợp nhằm mục đích xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của quốc gia mình sang các thị trường đó, dọn đường cho ngành thương mại xuất nhập khẩu mở rộng thị trường và phát triển mạnh mẽ. Nhưng đồng thời cũng cố gắng kìm hãm các sản phẩm/ dịch vụ ngoại lai có khả năng tác động xấu đến hàng hóa/ dịch vụ nội địa thâm nhập vào thị trường trong nước.
Cũng vì lý do này nên mọi cuộc đàm phán thông thường không thể diễn ra suôn sẻ vì bất cứ Chính phủ nào đều muốn giành quyền lợi tốt nhất cho quốc gia của mình.
Những yếu tố tác động đến Market Access
Hãy cùng xem các yếu tố ảnh hưởng đến Market Access là gì nhé.
Chế độ thuế quan
Thuế quan là một khoản thu vào ngân sách nhà nước khi hàng hóa dịch chuyển qua lãnh thổ hải quan và được thu một cách minh bạch dựa trên bảng thuế của mỗi quốc gia. Bản chất của khoản thuế này là để bù đắp cho những sản phẩm/ dịch vụ trong nước bị giảm đi thị phần khi các sản phẩm/ dịch vụ của nước ngoài thâm nhập vào thị trường.
Cụ thể, tất cả những mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài không thuộc danh mục mặt hàng bị cấm bắt buộc phải chi trả một khoản thuế như lộ phí cho việc vận chuyển sản phẩm qua lãnh thổ của quốc gia khác.
Khi trở thành một quốc gia thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, mỗi Chính phủ đều buộc phải tham gia vào những cuộc đàm phán liên quan đến vấn đề ràng buộc thuế quan. Do đó, tuy mức thuế này vẫn được áp dụng nhưng lại theo chiều hướng giảm dần để phục vụ cho lợi ích chung của các quốc gia. Điều này nằm trong chính sách hạ thấp những rào cản thương mại để việc tiếp cận thị trường trở nên dễ dàng hơn.
Hạn ngạch (COTA)
Chắc hẳn bạn đã rất nhiều lần nghe qua khái niệm hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch xuất khẩu? Về mặt lý thuyết, hạn ngạch chính là quy định của một quốc gia về số lượng, giá trị tối đa của một loại hàng hóa khi hàng hóa đó dịch chuyển qua biên giới hải quan. Sự tồn tại của hạn ngạch là để bảo hộ mậu dịch và là rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
Quy tắc quản lý hàng rào đối với những nội dung phi thuế quan
Các quy tắc quản lý hàng rào đối với những nội dung phi thuế quan là tất cả các biện pháp áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngoài thuế quan, chẳng hạn như kiểm dịch động vật, dịch tễ, thủ tục,… Các quy tắc này có những đặc điểm sau:
· Là một rào cản phức tạp;
· Rất dễ rơi vào tình trạng thiếu minh bạch;
· Những biện pháp này có thể là biện pháp bảo hộ mậu dịch, cũng có thể là một biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật.
Có 2 quy tắc phi thuế quan chính:
· Phi thuế quan rào cản: Bảo hộ về hàng hóa (tuân thủ theo quy tắc và luật lệ của WTO).
· Phi thuế quan thông thường: Bảo vệ sức khỏe con người và sức khỏe động vật.
Ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan đến thương mại quốc tế là rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh chế độ thuế quan đang có chiều hướng giảm dần và có tính minh bạch hơn hẳn so với các biện pháp phi thuế quan. Chủ trương của WTO là hạn chế và dần dần loại bỏ các hàng rào phi thuế quan để tiến tới tự do hóa thương mại (dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để luồng hàng hoá và dịch vụ di chuyển từ nước này sang nước khác được thuận lợi hơn).
Qua những thông tin cơ bản đã cung cấp ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng Market Access đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng tầm hoạt động thương mại của một quốc gia, giúp cho các hoạt động thương mại không chỉ gói gọn ở phạm vi trong nước mà còn có khả năng xuyên qua biên giới và phủ sóng rộng khắp các châu lục. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho những bạn đọc đang quan tâm đến khái niệm Market Access là gì. Để tìm hiểu kiến thức bổ ích về những khái niệm “khó nhằn” không dễ tìm được trên internet, hãy cùng đón đọc ở những bài viết tiếp theo nhé!
Trang Đoàn