Brand Manager là gì, có gì khác biệt với Marketing Manager?

Bất kể sản phẩm của bạn tốt đến đâu thì cũng cần đến việc tạo hình ảnh thương hiệu hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người mua. Lúc này sẽ cần đến vai trò của Brand Manager. Vậy công việc của Brand Manager là gì? Nhiệm vụ và các kỹ năng cần có ra sao? Để hiểu rõ về vị trí được đánh giá là quan trọng hàng đầu đối với một doanh nghiệp, bạn hãy đọc bài viết sau để có được những thông tin cần thiết nhé.

Brand Manager là gì?

Thương hiệu là những gì khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp. Đó là tổng số của hàng trăm tương tác, cả kỹ thuật số và con người.

Thương hiệu không phải là logo. Đó cũng không phải là cách phối màu, càng không phải là sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Thương hiệu là ấn tượng tổng thể mà bạn để lại với mọi người, cho dù họ là khách hàng của bạn hay không. Đó là cách họ nghĩ về bạn. Đó là cách họ nói về bạn. Đó là những gì họ liên kết với bạn. Đó là cảm giác mà họ có khi tiếp xúc với doanh nghiệp của bạn trực tuyến, qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp.

Làm đúng, thương hiệu của bạn có sức mạnh giúp cho doanh nghiệp của bạn nổi bật, thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và tăng cường lòng trung thành của khách hàng.

“Brand Manager hay còn gọi là Giám đốc thương hiệu là người phát triển chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp.”

Họ giám sát một loạt các hoạt động kinh doanh bao gồm xây dựng thương hiệu, các kênh truyền thông, phát triển sản phẩm, quảng bá sản phẩm/dịch vụ và nghiên cứu thị trường. Brand Manager thường quản lý bộ phận phát triển thương hiệu.

Giám đốc thương hiệu đóng một vai trò không thể thiếu trong việc đưa các sản phẩm và dịch vụ của công ty lên hàng đầu, phát triển bản sắc thương hiệu và đảm bảo sản phẩm phù hợp với thị trường. Trong thế giới kỹ thuật số, trách nhiệm của người quản lý thương hiệu rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi người đảm nhiệm vị trí này phải là các chuyên gia tài năng, giàu kinh nghiệm.

Xem thêm : Tuyển dụng Việc Làm Brand Manager 

Nhiệm vụ của Brand Manager là gì?

Định vị thương hiệu

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Brand Manager là định vị thương hiệu. Đây là việc xây dựng cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp một hình ảnh, phong cách, đặc điểm riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng để họ nhớ đến mỗi khi hình dung về doanh nghiệp đó. Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ thu hút được đông đảo khách hàng tại thị trường trong nước và cả trên thế giới. Ngày nay, hơn bao giờ hết, việc định vị thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng và đầy thách thức.

Các Giám đốc Thương hiệu cũng có trách nhiệm bảo vệ thương hiệu và đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ và dòng sản phẩm thuộc thương hiệu của mình gây được tiếng vang với khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Quản lý và giám sát

Giám đốc thương hiệu là người đứng đầu bộ phận thương hiệu. Với vai trò này, họ phải có tầm nhìn và tạo dựng phong cách làm việc cho đội ngũ nhân viên để hình thành nên nét văn hóa riêng trong bộ phận. Đồng thời, họ sẽ lãnh đạo, đưa ra định hướng sự phát triển và hoàn thiện thông điệp thương hiệu để thu hút người dùng tiềm năng.

Giám đốc thương hiệu còn có nhiệm vụ giám sát thương hiệu để đảm bảo tính nhất quán trong nhận diện thương hiệu, chiến lược và tiếp thị.

Làm việc với các bộ phận khác

Brand Manager phải phối hợp với bộ phận bán hàng để xác định nhu cầu thương hiệu và lên kế hoạch tiếp thị. Họ cũng sẽ phải hợp tác với bộ phận nghiên cứu khách hàng, nhằm xác định chiến lược quảng cáo phù hợp với thị hiếu khác hàng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Các Giám đốc thương hiệu cũng sẽ thường xuyên trao đổi công việc với bộ phận tiếp thị, bộ phận công nghệ thông tin, bộ phận truyền thông… để thực hiện chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức thương hiệu.

Nghiên cứu thị trường và người tiêu dùng

Một trong số nhiệm vụ quan trọng của Brand Manager tại nhiều công ty, đó là phải thường xuyên nghiên cứu thị hiếu, phân khúc người dùng, đối thủ, xu hướng ngành… Họ phải nắm bắt được thị trường mục tiêu và cả những thị trường tiềm năng, tìm hiểu về phản ứng của khách hàng đối với các chiến dịch tiếp thị.

Sau mỗi chiến dịch họ phải thu thập, phân tích tổng hợp các số liệu liên quan đến kết quả thực hiện, để lập ra báo cáo và đánh giá mức độ thành công của kế hoạch. Dựa trên báo cáo đó Giám đốc thương hiệu có thể xác định những yếu tố nào cần điều chỉnh và cải thiện, để thương hiệu tiếp cận với lượng người dùng lớn hơn.

Đưa ra các quyết định quan trọng

Brand Manager là người đưa ra các giải pháp để củng cố và nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp. Họ sẽ lên ý tưởng và giám sát việc tổ chức các sự kiện quảng bá thương hiệu. Đối với nhiều công ty, Giám đốc thương hiệu có vai trò quan trọng bậc nhất, bởi họ là người chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ quá trình sáng tạo.

Điều kiện để trở thành Brand Manager là gì?

Có bằng cấp

Giám đốc thương hiệu thường được yêu cầu có bằng cử nhân về các ngành liên quan như maketing, quảng cáo hoặc kinh doanh. Một số nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên có bằng cấp cao hơn, như Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA). Họ cũng có thể có bằng Cử nhân hoặc bằng Thạc sĩ liên quan đến ngành của họ. Ví dụ, một người nào đó làm việc cho một công ty chăm sóc sức khỏe có thể có bằng sinh học hoặc hóa học.

Trau dồi kinh nghiệm

Các Giám đốc thương hiệu thường bắt đầu từ công việc tiếp thị hoặc bán hàng. Bằng cách đó, họ tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ thực tế cũng như qua các chương trình đào tạo chuyên môn. Đồng thời, họ sẽ phải nỗ lực để thể hiện kỹ năng lãnh đạo thông qua việc quản lý các dự án quan trọng hay qua việc đào tạo đồng nghiệp mới.

Mở rộng mạng lưới quan hệ

Mạng lưới quan hệ rộng rãi sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được các cơ hội mới trong lĩnh vực của mình. Đặc biệt với ngành nghề liên quan đến xây dựng và phát triển thương hiệu, thì mối quan hệ chính là tài sản quan trọng, giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá. Hãy tích cực tham gia các sự kiện xã hội và những hội thảo liên quan tới nghề nghiệp của bạn, để tăng thêm cơ hội việc làm và học hỏi từ những người khác.

Học thêm các chứng chỉ

Với các chứng chỉ phù hợp, bạn có thể làm cho CV của mình hấp dẫn hơn đối với các nhà tuyển dụng. Nếu được bạn hãy tham dự các khóa học ngắn hạn về phát triển mối quan hệ với khách hàng hay giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Rèn luyện kỹ năng

Người quản lý thương hiệu đóng một vai trò không thể thiếu trong việc đưa các sản phẩm và dịch vụ của công ty lên hàng đầu, phát triển bản sắc thương hiệu và đảm bảo sản phẩm phù hợp với thị trường. Trong thế giới kỹ thuật số, trách nhiệm của Giám đốc thương hiệu càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi họ phải là những chuyên gia tài năng, giàu kinh nghiệm và thành thạo nhiều kỹ năng quan trọng. Vậy kỹ năng của Brand Manager là gì?

Là người kể câu chuyện thương hiệu, họ phải viết lách tốt và có khả năng sáng tạo tuyệt vời. Các Brand Manager cũng phải có kỹ năng giao tiếp xuất sắc, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm cũng như khả năng xây dựng lòng tin với các bên liên quan trong khi tiếp tục xác định thương hiệu. Họ cũng cần phải có kỹ năng phân tích hàng đầu và hiểu biết đầy đủ về thương hiệu mà họ quảng bá.

Trên hết, điều kiện để trở thành một một Brand Manager giỏi là bạn cần phải có đam mê và mong muốn làm việc trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu. Bạn cần thực sự khao khát làm cho thương hiệu của mình trở nên tốt nhất hay nổi bật nhất. Bạn phải có mong muốn được trao trách nhiệm và quyền kiểm soát để chăm sóc thương hiệu giống như nó là của riêng bạn.

Dĩ nhiên bạn sẽ không làm việc một mình mà sẽ có các cộng sự cùng sát cánh để giúp hình thành các giá trị thương hiệu của công ty. Cuối cùng, khả năng truyền cảm hứng để những người khác muốn làm việc cho thương hiệu của bạn, sẽ khiến bạn trở thành một Giám đốc thương hiệu thành công.

Sự khác biệt giữa Brand Manager và Marketing Manager

Đối với nhiều người, ranh giới giữa Giám đốc thương hiệu và Giám đốc tiếp thị có thể hơi mờ nhạt. Xét cho cùng, cả hai đều đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của một thương hiệu.

Nhưng có một sự khác biệt rõ ràng giữa hai. Trong khi Giám đốc thương hiệu chịu trách nhiệm tạo ra chính thương hiệu, thì Giám đốc tiếp thị xử lý các chiến dịch riêng lẻ nhằm quảng bá thương hiệu và tạo ra sự tương tác.

Sự phân định này là rất quan trọng, bởi vì các doanh nghiệp thành công phụ thuộc vào cả hai chức năng khác nhau. Đánh mất cái này hay cái khác và thương hiệu sẽ không thể phát triển.

Giám đốc thương hiệu có trách nhiệm duy trì bản sắc thương hiệu nhất quán. Họ đảm bảo rằng tất cả nội dung, thông tin liên lạc, sản phẩm, sự kiện, thương hiệu phụ và các yếu tố phong cách đều phù hợp với mong muốn.

Nếu Giám đốc thương hiệu là người đưa ra kế hoạch chi tiết (tức là các nguyên tắc để duy trì thương hiệu của bạn), thì tiếp thị là nơi kế hoạch đó được thực hiện. Nói cách khác, bộ phận phát triển thương hiệu giúp các bộ phận tiếp thị tạo ra các chiến dịch thương hiệu mạnh mẽ, đầy cảm xúc, bằng cách trang bị cho họ hướng dẫn cụ thể.

Triển vọng nghề nghiệp của Brand Manager

Bạn có thể bắt đầu sự nghiệp với các vị trí thấp như thực tập sinh, sau đó trở thành nhân viên chính thức và tiếp tục học hỏi, năng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ khả năng đảm trách các vị trí cao hơn.

Mức lương Brand Manager

Mức lương của Brand Manager có thể dao động từ 25 đến 30 triệu đồng/tháng. Nếu có trên 5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể lên đến 50 triệu đồng/tháng.

Đây quả là con số hấp dẫn phải không nào? Bạn đã biết Brand Manager là gì, công việc và kỹ năng của họ, nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này thì hãy nhanh chóng truy cập CareerLink để tìm được môi trường phù hợp nhé.

Kiều Giang

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công