Laissez faire là chỉ số vừa là động lực giúp cho nền kinh tế của các nước phát triển vượt trội với nhiều thành tựu rực rỡ. Vậy cụ thể Laissez faire là gì? Những đặc trưng cơ bản của laissez faire và ứng dụng của laissez faire trong doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm câu trả lời qua nội dung sau đây nhé.
Laissez faire là gì?
Trong kinh tế, Laissez faire được hiểu là tự do kinh tế hay còn gọi là tự do phóng nhiệm.
Laissez faire là học thuyết tự do kinh tế phản đối sự can thiệp của chính phủ vào các vấn đề kinh tế vượt quá mức tối thiểu cần thiết để duy trật tự và quyền tài sản.
Điều này thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân để đem lại phúc lợi tối đa cho người tiêu dùng và nâng cao mức sống cho người dân theo quan điểm lợi ích cá nhân đi trước kéo theo lợi ích xã hội.
Khái niệm này còn được mở rộng ra xã hội với khái niệm về lãnh đạo tự do, chủ nghĩa tự do cá nhân…
“Laissez-faire đề cập đến quan điểm bác bỏ thông lệ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Hơn nữa, nhà nước được coi là một trở ngại cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.”
Đặc điểm nổi bật của Laissez faire là gì?
Không có sự can thiệp của chính phủ
Không có sự can thiệp chính phủ vào nền kinh tế được cho là điểm đặc trưng nhất của Laissez faire. Lúc này, tự do kinh tế sẽ thúc đẩy thị trường cạnh tranh và tự thị trường sẽ tự tạo thành một trật tự tự nhiên nhất định. Nó là quy luật tự điều chỉnh mà không cần sự can thiệp của chính phủ.
Chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường kinh tế trong phạm vi quyền tự do và quyền của cá nhân tức là chỉ khi bảo vệ tài sản, tính mạng và tự do cá nhân.
Mức độ tự do
Laissez faire sẽ không có trợ cấp của chính phủ, cũng không độc quyền bắt buộc, không đánh thuế hay một quy định ràng buộc nào. Trên thực tế, các nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do kinh tế coi các loại thuế và sự tham gia của nhà nước đó là một rào cản đối với năng suất.
Sở hữu tư nhân
Một trong những đặc điểm của nền kinh tế thị trường tự do đòi hỏi và đề cao quyền sở hữu tư nhân đối với hàng hóa và dịch vụ từ đầu vào tới đầu ra. Nghĩa là một doanh nghiệp sẽ được tự do sản xuất, mua bán trên thị trường cạnh tranh.
Không lương tối thiểu
Vì đề cao cá nhân nên không có lương tối thiểu cũng là một trong những đặc điểm nổi trội của Laissez faire, tức là đề cao khả năng tạo ra năng suất lao động của mỗi người. Ai cũng sẽ bình đẳng và lương sẽ tương xứng với năng suất và hiệu quả lao động của người lao động. Điều này thúc đẩy người lao động sáng tạo không giới hạn.
Hạn chế của Laissez faire
Một trong những hạn chế đó chính là những doanh nghiệp yếu hay những cá nhân yếu sẽ không được bảo vệ trong xã hội. Những doanh nghiệp mạnh sẽ ngày càng trở nên phát triển, còn doanh nghiệp yếu vì không được sự hỗ trợ hay can thiệp của nhà nước sẽ bị yếu thế trong cạnh tranh.
Vì thế nhiều quan điểm cho rằng tự do kinh tế sẽ mang đến sự mất cân bằng kinh tế, người giàu cứ giàu và người nghèo thì càng nghèo. Sự mất cân bằng giàu nghèo này dần dần sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy khác của xã hội, khi ấy lợi ích xã hội, mục đích cuối của tự do kinh tế sẽ không có được.
Một nền kinh tế hoạt động mà không có những quy định hay điều chỉnh với sự can thiệp của chính phủ thì những cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp cần giúp đỡ không thể phát triển, thậm chí bị loại bỏ.
Laissez faire trong lãnh đạo doanh nghiệp
Laissez Faire ngoài áp dụng trong kinh tế thì khái niệm này ngày càng mở rộng trong đời sống, đặc biệt trong các doanh nghiệp. Vậy trong doanh nghiệp, Laissez faire là gì? Với các nhà lãnh đạo, khái niệm Laissez faire còn được hiểu là lãnh đạo không can thiệp. Với quan điểm này, thì Laissez Faire sẽ có một số đặc điểm sau:
Nhân viên được trao quyền
Ngược lại với phong cách lãnh đạo độc tài là không cho nhân viên tham gia hoặc rất ít thì với quan điểm lãnh đạo không can thiệp, nhà lãnh đạo sẽ trao quyền tự quyết cho nhân viên.
Lãnh đạo chủ động
Trao quyền cho nhân viên nhưng không có nghĩa người lãnh đạo không tham gia hay can thiệp vào các vấn đề của doanh nghiệp. Họ sẽ vẫn theo sát, định hướng nhân viên và có những điều chỉnh nhất định khi thấy nhân viên có những quyết định không phù hợp hay sai sót.
Người lãnh đạo vẫn là trung tâm khi là người truyền cảm hứng, động viên và kích thích sự sáng tạo tối đa của nhân viên.
Cũng giống như Laisse faire trong kinh tế, Laissez faire trong trao quyền lãnh đạo có mặt tích cực nhưng cũng tồn tại những mặt hạn chế.
Khi lãnh đạo trao quyền mà không điều hành tốt sẽ rất dễ dẫn đến sự mất hòa hợp, phá hoại sự hiệu quả trong nhóm. Nhiều nhân viên sẽ thiếu nhận thức về vai trò của họ hoặc không có cơ hội để thể hiện khả năng, từ đó dẫn đến thiếu sự gắn kết, chỉ quan tâm đến trách nhiệm riêng. Các nhân viên cũng thiếu trách nhiệm với việc mình đang làm, nhiều người thụ động khi không có kỹ năng quản lý hay tự ra quyết định.
Vì thế, khi lãnh đạo trao quyền tự quyết thì cần đảm bảo đó là một phong cách lãnh đạo đúng đắn. Nếu thực hiện được, nó sẽ là động lực tuyệt vời để khai thác sự sáng tạo của nhân viên, giúp doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh.
Trên đây là nội dung chính về Laissez faire trong kinh tế cũng như được lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng khi điều hành công ty. Hi vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ khái niệm laissez faire là gì, những ưu và nhược điểm của chính sách này.
Nguyễn Lý