Mục Lục
Gaslighting là gì, dấu hiệu của căn bệnh này thế nào, làm sao để tránh được gaslighting… Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp cụ thể ngay dưới đây.
Gaslighting là gì?
Gaslighting là cụm từ dùng để miêu tả hình thức lạm dụng, thao túng tâm lý đối phương. Đây là một thủ thuật tâm lý học sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như nói dối, đưa thông tin sai, thiếu sự thật, khiến nạn nhân bối rối, lo lắng và trầm cảm dẫn đến suy sụp tinh thần, mất niềm tin vào chính bản thân mình. Qua mỗi giai đoạn, người bệnh lại có những trạng thái tâm lý khác nhau.
Có thể nói, gaslighting xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ các mối quan hệ gia đình, yêu đương, bạn bè, đồng nghiệp tại nơi học tập và làm việc.
Việc thực hiện hành vi gaslighting nhằm thao túng, bạo hành, kiểm soát hoặc điều khiển người đó để đạt được mục đích cá nhân. Nhưng quá trình này xảy ra trong một thời gian dài nên người bị thao túng rất khó để nhận biết. Đặc biệt nguy hiểm hơn đó là khi nghi ngờ bản thân đang bị thao túng thì lại có cảm giác tội lỗi vì đã nghĩ sai cho kẻ đã đang thao túng mình.
“Gaslighting là hình thức lạm dụng tình cảm và thao túng tinh thần sẽ khiến bạn đặt câu hỏi về tính xác thực của bản thân và tự hỏi liệu mình có sai trong hầu hết mọi cuộc tranh luận hay không”.
Nguồn gốc của cụm từ gaslighting
Nguồn gốc của cụm từ Gaslighting bắt nguồn từ vở kịch của Patrick Hamilton có tên “Gas Light” (tạm dịch là: Thắp sáng đèn ga) được viết năm 1930 và dàn dựng vào năm 1938. Nội dung vở kịch nói về một người đàn ông tên Jack Manningham cố gắng điều khiển, thao túng tâm lý cô vợ Bella của mình. Bởi ông nghĩ rằng cô ấy đang dần mất trí nên ông ta có thể dễ dàng ăn cắp các món trang sức và đá quý của cô.
Khi đi tìm báu vật người đàn ông sử dụng đèn ga. Người vợ đã cảm nhận ra tiếng bước chân ngày càng nhỏ đi thì ông thuyết phục cô ấy là do tưởng tượng chứ thực tế thì không như vậy.
Gaslighting diễn ra như thế nào?
Quá trình thao túng diễn ra khá chậm nên người bị thao túng thường không nhận biết được mình đang bị đối phương thao túng tâm lý. Quá trình này được chia làm 3 giai đoạn gồm:
Giai đoạn hoài nghi
Đây là giai đoạn đầu mà kẻ thao túng khiến nạn nhân cảm thấy có nhiều điểm kì lạ nhưng vẫn sẽ tiếp tục mối quan hệ đó với mối hoài nghi về chính bản thân mà không hề có sự dừng lại.
Giai đoạn phòng thủ
Bước sang giai đoạn hai, người bị thao túng không biết là mình bị gì và bị thao túng tâm lý như thế nào. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tự bảo vệ bản thân và đưa ra biện pháp phòng thủ để chống lại sự thao túng tâm lý từ người kia bằng cách như: Chủ động đổi sang chủ đề khác, thể hiện năng lực bằng cách lao đầu làm việc điên cuồng…
Giai đoạn trầm cảm
Đến giai đoạn cuối cùng, người bị thao túng bắt đầu mệt mỏi và dần đánh mất bản thân. Điều này sẽ mang tới các suy nghĩ tiêu cực và có nguy cơ mắc chứng trầm cảm rất cao.
Dấu hiệu của người muốn gaslighting là gì?
Việc đánh giá đối phương có phải là Gaslighting hay không sẽ giúp cho bạn đưa ra nhận định đúng về mối quan hệ hiện tại đó. Mặc dù những kẻ đó có thể sử dụng mánh khóe khá thuần thục nhưng vẫn có các dấu hiện khá rõ ràng như:
Liên tục nói dối
Người muốn thực hiện hành vi thao túng tâm lý sẽ liên tục nói dối về tất cả mọi việc. Họ nói dối về những chuyện đó một cách tự nhiên để bạn cảm thấy hoài nghi về mọi thứ và không chắc chắn với suy nghĩ của mình.
Không thừa nhận những hành động đã làm
Sau khi thực hiện việc làm tổn thương cho người bị thao túng thì kẻ làm gaslighting thường có xu hướng từ chối hoặc lấp liếm việc họ đã làm. Điều đó khiến người bị thao túng trở nên rối loạn và tin rằng họ không hề làm điều xấu.
Kết hợp lời nói và hành động bạo hành cùng những hành vi ngọt ngào
Bằng cách “vừa đấm” (bạo hành tâm lý và thể xác) “vừa xoa” (hành động, cử chỉ ngọt ngào), kẻ thao túng sẽ khiến người bị thao túng cảm thấy họ không hề xấu và cuối cùng sẽ phục tùng và tin tưởng vô điều kiện.
Kể những câu chuyện không có thật
Làm tổn thương bởi một câu chuyện không có thật cũng là dấu hiệu của một người muốn Gaslighting đối phương. Nhưng chỉ sau một thời gian thì lại chối bỏ việc này, thậm chí họ còn muốn người bị thao túng phải đưa ra bằng chứng để thể hiện họ đã làm tổn thương như thế nào. Dần dần nạn nhân sẽ nghi ngờ về nhận thức và trí nhớ của bản thân.
Do đó, nếu không biết gaslighting là gì thì người bị thao túng sẽ có khuynh hướng chấp nhận những gì người kia nói là đúng.
Luôn đổ lỗi cho người bị thao túng
Kẻ thao túng tâm lý gaslighting luôn xây dựng cho bản thân một hình tượng hoàn hảo trong lòng đối phương. Vì vậy, trong mắt nạn nhân thì họ không có bất cứ lỗi lầm nào. Khi có một sự việc xảy ra, họ sẽ đổ lỗi khiến cho nạn nhân cảm thấy mình là người gian dối, kém cỏi hoặc không xứng đáng. Từ đó, vị thế của người bị hại sẽ thấp hơn kẻ đó trong các mối quan hệ và có xu hướng luôn luôn nghe lời.
Khiến người bị thao túng phải phụ thuộc
Kẻ thao túng tâm lý khiến người bị thao túng mất niềm tin vào mọi người và chỉ tin một mình kẻ gaslighting. Điều đó sẽ khiến người bị thao túng phụ thuộc vào họ, bởi trong mắt người bị thao túng không còn ai có thể tin tưởng được nữa.
Cách phòng tránh vào mối quan hệ gaslighting
Ở trên, bạn đọc đã hiểu và nắm rõ các dấu hiệu bị thao túng tâm lý Gaslighting là gì. Dưới đây là một số cách có thể giúp các bạn phòng và tránh các mối quan hệ “sặc mùi” gaslighting.
Sớm nhận biết được dấu hiệu bị gaslighting
Muốn thoát khỏi gaslighting thì cần hiểu rõ về gaslighting là gì, cần tìm ra người đang thao túng và cách thức thực hiện sự thao túng đó như thế nào. Hãy cố nhớ và ghi chú ra các lần nghi ngờ bản thân để nhận ra dấu hiệu bị thao túng này.
Thông báo cho mọi người mình đang bị gaslighting
Thông báo cho người thân, bạn bè hoặc bác sĩ, chuyên gia tâm lý biết về tình trạng bản thân đang bị gaslighting. Sau khi chia sẻ cảm xúc thì mọi người sẽ từng bước xác định rõ những gì đang xảy ra để có hướng giải quyết phù hợp và sớm giúp người bị thao túng thoát khỏi cái bẫy đó.
Học cách thiền để lấy lại cân bằng
Khi bị thao túng, cần giữ vững tâm lý cũng như chính kiến của mình. Và thiền là liệu pháp tốt nhất giúp ổn định cách suy nghĩ mỗi khi họ cảm thấy nghi ngờ chính mình.
Làm ngơ kẻ đang thao túng mình
Mục tiêu cuối cùng của những kẻ thao túng chính là khiến đối phương phải phụ thuộc hoàn toàn vào họ. Để phòng và tránh xa kẻ đang thao túng mình thì cần làm lơ, không phản ứng hay thực hiện theo bất cứ điều nào họ muốn. Việc cần làm nhất cho người bị thao túng là tìm cách giữ bản thân luôn sáng suốt.
Thay đổi chỗ làm, môi trường sống khác
Nếu kẻ thao túng là đồng nghiệp thì có thể thay đổi nơi làm việc để không tiếp tục mối quan hệ độc hại. Đối với những trường hợp bị thao túng bởi những người trong gia đình thì nên thay đổi môi trường sống bằng cách chuyển ra ngoài ở để hạn chế tiếp xúc với kẻ thao túng.
Nội dung bài viết đã giải thích gaslighting là gì, dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả như thế nào… Hy vọng rằng, những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm và sự tỉnh táo để xử lý nếu có gặp các vấn đề liên quan đến thao túng tâm lý.
Thúy Vui