Cash flow là gì? Cách giúp quản lý Cash flow hiệu quả

Cash flow là gì có thể là khái niệm xa lạ với người mới bắt đầu làm quen với kinh doanh. Đây là thuật ngữ mà mọi doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ nếu muốn kinh doanh thuận lợi. Bạn đã biết Cash flow là gì hay chưa? Có những loại Cash Flow nào và cách để quản lý Cash flow hiệu quả? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Cash Flow là gì?

Như đã đề cập, Cash Flow là gì? Cash Flow là cụm từ tiếng Anh chỉ khái niệm về dòng tiền trong quản lý kinh doanh. Đây có thể là tiền mặt hoặc trong tài khoản. Hiểu một cách đơn giản hơn, Cash Flow biểu hiện cho sự thay đổi của lượng tiền mặt khi cần phân tích tình hình tài chính.

Chỉ cần nhìn vào bảng tổng hợp kế toán này, bạn có thể phân tích ra được tất cả mọi vấn đề có liên quan đến tiền mặt của công ty, doanh nghiệp. Từ đó, nó cũng giúp bạn hiểu hơn về tình hình tài chính cũng như các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Theo đó, nếu thấy bảng kế toán có tổng tiền thu vào lớn hơn so với số tiền chi ra thì chứng tỏ Cash Flow đang dương.

Ngược lại, tổng tiền thu vào nhỏ hơn số tiền chi ra thì Cash Flow bị âm và nguy cơ phá sản là rất cao.

Có những loại dòng tiền – Cash Flow nào?

Hiện nay, dòng tiền Cash Flow có tất cả 3 loại phổ biến như sau:

Cash Flow – Dòng tiền hoạt động: Là loại dòng tiền được tính toán dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề khiến các nhà đầu tư chú ý nhiều nhất khi có ý định đầu tư vào công ty nào đó.

Dòng tiền đầu tư: Là loại Cash Flow được tính toán trên hoạt động đầu tư hay mua lại của công ty.

Dòng tiền tài chính: Là loại dòng tiền được tính toán dựa trên các hoạt động vay hoặc trả nợ, thanh toán cổ tức, mua lại/phát hành mới cổ phiếu của một doanh nghiệp.

Những bước lập kế hoạch Cash Flow là gì?

Để lên kế hoạch lập dòng tiền chuyên nghiệp, bạn cần thực hiện theo những bước sau đây:

Bước 1 – Đề ra các dự báo về dòng tiền vào

Việc dự đoán và lập kế hoạch cho dòng tiền vào của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn khi được chia thành 3 loại phổ biến sau:

Dòng tiền vào từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Cash Flow này chủ yếu nhận được từ các hoạt động kinh doanh, tạo ra doanh thu chủ yếu của một tổ chức kinh doanh. Đó có thể là số tiền thu được từ việc bán hàng, việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng hay số tiền thu hồi nợ thu được từ khách hàng…

Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư kinh doanh: Dòng tiền này bao gồm các khoản tiền như tiền thu hồi, tiền lãi, từ các khoản đầu tư tại các dự án khác. Ngoài ra, tiền lãi từ hoạt động đầu tư, tiền thu do nhượng, bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu hồi cho vay, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các dự án và các đơn vị khác.

Dòng tiền vào từ các hoạt động đầu tư tài chính: Dòng tiền này xuất phát từ các khoản tiền do các chủ sở hữu góp thêm vốn, số tiền huy động được từ các hoạt động vay vốn hay phát hành cổ phiếu…

Bước 2 – Lập kế hoạch dự đoán dòng tiền ra

Sau khi đưa ra dự báo về các dòng tiền vào, bước tiếp theo là bạn cũng cần dự đoán dòng tiền ra. Dòng tiền này bao gồm toàn bộ các khoản tiền chi tiêu phát sinh trong các hoạt động của doanh nghiệp ở một khoảng thời gian nhất định. Dòng tiền ra có thể chia thành 3 loại như sau:

Dòng tiền ra từ các hoạt động mua bán, kinh doanh: Dòng tiền này bao gồm các khoản chi tiêu cho những công việc giúp tạo ra doanh thu như: Tiền trả cho bên cung ứng vật tư, tiền trả cho nhân công, tiền nộp ngân sách nhà nước và các khoản tiếp thị, quảng cáo sản phẩm hay trả lãi tiền vay vốn kinh doanh…

Dòng tiền ra căn cứ vào các hoạt động đầu tư kinh doanh: Nó bao gồm các khoản tiền chi tiêu cho việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các dòng tiền đầu tư ra bên ngoài như góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay cũng nằm trong dạng dòng tiền này.

Dòng tiền ra từ các hoạt động tài chính: Dòng tiền này bao gồm các khoản chi trả nợ gốc đã vay đến thời điểm thanh toán, số tiền trả nợ thuê tài chính và tiền lãi trả cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp.

Bước 3 – Thực hiện tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Tính toán dòng tiền thuần chính là việc tính toán sự chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp trong cùng một thời kỳ.

Bước 4 – Tiến hành xác định dòng tiền dư cuối kỳ và dòng tiền thừa/ thiếu

Dựa trên công thức sau đây, bạn có thể tính được số tiền dư cuối kỳ và dòng tiền thừa/ thiếu của doanh nghiệp:

Số tiền tồn/ dư cuối kỳ = Số tiền dư/ tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ vừa tính ở bước 3.

Sau khi đã tính toán xong, bạn có thể dựa vào sự chênh lệch giữa các số tiền cuối kỳ với số dư tiền cần thiết để xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt.

Bước 5 – Đề xuất các giải pháp thích hợp để xử lí số tiền thừa hoặc thiếu

Có 2 trường hợp cần đưa ra biện pháp xử lý thích hợp:

Trường hợp 1 –  Khi thiếu hụt dòng tiền: Doanh nghiệp cần tìm cách cân bằng dòng tiền như xem xét về các khoản vay vốn, tăng khả năng thu hồi nợ hoặc là thắt chặt hơn các khoản chi tiêu. Điều này mới có thể giúp bạn cân bằng được giữa thu và chi về dòng tiền.

Trường hợp 2 – Trường hợp dư dòng tiền: Các doanh nghiệp nên chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư một cách hợp lý nhằm mục tích tăng thêm mức sinh lời của đồng tiền.

Có những cách nào giúp doanh nghiệp cải thiện Cash Flow

Những cách cải thiện hiệu quả Cash Flow là gì? Dưới đây là một số cách mà Careerlink tổng hợp giúp các doanh nghiệp nhanh chóng cải thiện được dòng tiền trong kinh doanh:

Doanh nghiệp cần giảm thiểu các chi phí mua hàng để tạo điều kiện cải thiện đáng kể tình hình của dòng tiền. Cụ thể, bạn có thể thay đổi nhà cung cấp, tìm kiếm nơi có giá thành nguyên vật liệu đầu vào thấp hơn một chút.

Giám giá một số sản phẩm để cải thiện Cash Flow và tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ nên giảm giá ở mức từ 25% trở xuống và chỉ ở một số mặt hàng nhất định chứ không giảm giá toàn bộ sản phẩm.

Bạn cần thực hiện sử dụng nhiều hình thức thanh toán linh hoạt. Điều này sẽ hỗ trợ khách hàng thuận lợi hơn trong việc thanh toán. Đương nhiên, đối với các doanh nghiệp đây cũng là ưu thế để bạn thu hút sự chú ý và cải thiện được dòng tiền.

Cải thiện dòng tiền bằng cách quản lý hàng tồn kho tốt hơn, hiệu quả hơn. Ai cũng biết rằng, nếu lượng hàng tồn kho nhiều đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề về tiêu thụ và dòng tiền. Do đó, bạn cần chú trọng lập ra các kế hoạch cụ thể để tiêu thụ hàng tồn kho sao cho hiệu quả, nhanh chóng cân bằng dòng tiền Cash Flow.

Tăng cường thu hồi các khoản nợ cũng là một cách cải thiện dòng tiền tốt. Điều đó giúp bạn gia tăng thêm được dòng tiền làm vốn và đảm bảo sự phát triển ổn định hơn của công ty.

Như vậy, bạn đã biết được mọi thông tin về Cash Flow là gì và những cách cải thiện Cash Flow hiệu quả. Mong rằng, nội dung trên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp bạn một phần nào khi bắt đầu kinh doanh nhé!

Pha Lê

Sao chép thành công