Mục Lục
Tìm hiểu rõ khái niệm MTS là gì sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
MTS là gì?
MTS được biết đến là viết tắt của từ Make To Stock trong tiếng Anh, có nghĩa là sản xuất để lưu kho. Đây là phương thức sản xuất dựa trên những dự báo về doanh số hoặc nhu cầu tiêu thụ trước đó của thị trường. Dựa vào đó, doanh nghiệp sẽ sản xuất một lượng hàng nhất định để lưu kho, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi cần.
“Make to Stock (MTS) là một kỹ thuật sản xuất, trong đó các nhà sản xuất sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn phù hợp với nhu cầu dự kiến của người tiêu dùng.”
Chiến lược này trong một số trường hợp được đánh giá là tối ưu hơn cách sản xuất ra một lượng hàng hóa nhất định và cố gắng bán chúng.
MTS hoạt động thông qua dự báo có thể và tiềm năng về nhu cầu của một sản phẩm cụ thể. Dự báo nhu cầu phù hợp có nghĩa là sản xuất hiệu quả và giảm thiểu chi phí dư thừa. Phương pháp này giúp công ty chuẩn bị và nắm bắt trước bất kỳ sự gia tăng hoặc giảm nhu cầu nào. Dữ liệu trong quá khứ được phân tích để đưa ra dự báo về nhu cầu trong tương lai trên thị trường.
Một khía cạnh quan trọng của chiến lược MTS là định nghĩa mức chứng khoán an toàn. Dự trữ an toàn là một lượng dự trữ để bảo vệ khỏi sự biến động và việc lập kế hoạch sẽ luôn cố gắng giữ cho hàng tồn kho cao hơn mức dự trữ an toàn.
Ví dụ về make to stock:
Các cửa hàng tạp hóa và siêu thị lên kế hoạch sản xuất và dự trữ các mặt hàng theo các ngày lễ khi nhu cầu về các mặt hàng quà tặng và thực phẩm tăng lên. Tương tự, họ đặt hàng trước sản phẩm dựa trên sự thay đổi của các mùa.
Các cửa hàng may mặc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho theo các mùa khác nhau trong năm.
Ưu nhược điểm của MTS là gì?
Dưới đây là một số đánh giá về ưu nhược điểm của MTS sẽ có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ bản chất MTS là gì. Cụ thể như sau:
Về ưu điểm:
Với việc lựa chọn chiến lược MTS, doanh nghiệp sẽ có được một số lượng sản phẩm dự trù nhất định cho quá trình phân phối bán hàng của mình. Số lượng này dựa trên ước tính bằng số liệu cụ thể, từ đó doanh nghiệp sẽ hoàn toàn đủ khả năng cung cấp hàng hóa cho thị trường, kể cả có bị “cháy hàng” trong trường hợp nhu cầu tăng cao. Con số chính xác từ quá trình tính toán này cũng sẽ hạn chế vấn đề hàng hóa hư hại, thất thoát do bị lưu kho quá lâu không xử lý được, gây lãng phí chi phí không cần thiết.
Bên cạnh đó, việc xác định số lượng MTS cũng giúp cho doanh nghiệp cân đối được nguyên liệu đầu vào hợp lý, cần bao nhiêu là đủ cho quá trình sản xuất. Khả năng cung ứng liên tục, không bị đứt hàng còn có thể tạo được thiện cảm từ người tiêu dùng hoặc đơn vị phân phối trực thuộc của công ty.
Về nhược điểm:
Tuy MTS thực sự có nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm của chúng cũng là vấn đề cần lưu ý. Thực tế thì dự đoán để tiến hành Make To Stock chính là những số liệu ở quá khứ, và vấn đề ở đây là chúng có thể mang tính thời điểm, hoàn toàn có khả năng sai sót do tình hình hiện tại đã có nhiều thay đổi. Chẳng hạn như thời tiết thay đổi, thị hiếu thị trường thay đổi, giá thành nguyên liệu thay đổi,… Tất cả vấn đề này nếu không cân đối được sẽ dễ gây ra việc tính toán MTS sai lệch. Điều này có thể dẫn đến việc tăng chi phí lưu kho, hàng hóa lỗi thời khó tiêu thụ, sản phẩm bị mất giá,… Dĩ nhiên sẽ dẫn tới thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.
Qua đó chúng ta có thể thấy, sự hiệu quả của quy trình MTS phụ thuộc phần lớn vào sự xác định số lượng – một yếu tố khá khó khăn trong quá trình triển khai MTS với một số doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng hóa thời vụ.
Sự khác biệt giữa Make to order MTO và Make to Stock MTS là gì?
Make to Order là sản xuất dựa trên đơn hàng, tức chỉ khi có có đơn đặt hàng thì hàng hóa mới đưa vào sản xuất. Mặt khác, phương pháp sản xuất lưu kho Make to Stock dựa trên dự báo nhu cầu của khách hàng để sản xuất và chế tạo hàng hóa.
Từ góc độ kinh doanh, sản xuất theo đơn đặt hàng được biết đến như một phương pháp sản xuất kéo, bởi vì những gì một doanh nghiệp sản xuất chỉ dựa trên những gì khách hàng yêu cầu. Mặt khác, sản xuất lưu kho được biết đến như một phương pháp thúc đẩy bởi vì doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm chỉ dựa trên dự báo bán hàng để xác định những gì họ phải tạo ra và số lượng sản phẩm nên được tạo ra – về cơ bản, họ đang “đẩy” sản phẩm đến tay khách hàng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến MTS là gì cũng như ưu nhược điểm của quy trình này. Hy vọng các doanh nghiệp có thể cân nhắc tình trạng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra quyết định về chiến lược sản xuất hợp lý nhất.
Pha Lê