Mục Lục
Tụt mood là điều mà hầu hết chúng ta đều trải qua trong cuộc sống hay trong quá trình làm việc. Vậy cách để tránh bị tụt mood là gì? Làm sao để lấy lại động lực khi cạn kiệt năng lượng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của CareerLink nhé.

Tụt mood là gì?
Tụt mood hay down mood hoặc low mood chỉ trạng thái tinh thần đi xuống, mất hứng, chán nản và buồn bã. Khác với trầm cảm, tụt mood chỉ diễn ra vài giờ hoặc vài ngày.
Bên cạnh việc đề cập đến vấn đề sức khỏe tinh thần, tụt mood còn là cách hài hước để chia sẻ cảm xúc với bạn bè hay giải tỏa căng thẳng. Chẳng hạn như “Hôm nay đang vui thì bị tụt mood khi nghe sếp gọi đi công tác”, “Dạo này hay bị tụt mood, không muốn làm gì cả”, “Đừng để chuyện này khiến bạn bị tụt mood”.
Nguyên nhân dẫn đến tụt mood
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tụt mood trong công việc, học tập lẫn cuộc sống, có thể là do bản thân hoặc các yếu tố gây ảnh hưởng khác, điển hình là những điều sau:
Căng thẳng
Mỗi ngày đi làm chúng ta đều chịu áp lực từ công việc, deadline, bị sếp mắng… khiến sức khỏe tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn chán và rời khỏi công việc thường ngày.
Ngoài công việc, mối quan hệ với gia đình hay bạn bè cũng có thể dẫn đến xung đột. Chính sự căng thẳng này làm tâm trạng và cảm xúc thay đổi theo hướng tiêu cực.
Thiếu ngủ trong thời gian dài
Sau ngày dài làm việc và học tập mệt mỏi, cơ thể chúng ta cần được nghỉ ngơi trong thời gian phù hợp để phục hồi. Nếu bận rộn liên tục, thức khuya, dậy sớm thì cơ thể sẽ nhanh chóng mệt mỏi, cáu kỉnh. Điều này sẽ dẫn đến tụt mood nhanh chóng. Nếu bạn đang thắc mắc nguyên nhân tụt mood là gì thì đây chắc chắn là một trong những số đó.
Tài chính khó khăn
Nếu bạn đang rơi vào tình trạng thiếu hụt tài chính, thất nghiệp, kẹt tiền do nợ nần, bệnh tật nhưng không có tiền chữa bệnh thì điều này cũng ảnh hưởng nặng nề đến tâm trạng, khiến bạn cảm thấy tụt mood.
Suy nghĩ tiêu cực
Khi nói đến nguyên nhân tụt mood là gì thì đôi khi nó xuất phát từ những điều khiến chúng ta không hài lòng. Nhiều người thường có suy nghĩ tiêu cực và bi quan cộng thêm tác động của các yếu tố bên ngoài thì họ càng dễ bị tụt mood.
Tự ti về bản thân
Tự ti là khi bạn nghi ngờ về khả năng của mình và xem nhẹ bản thân, cảm thấy mình không bằng người khác. Tự tin ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của một người, từ học hành, làm việc đến các mối quan hệ và sức khỏe tinh thần. Và tụt mood là điều không thể tránh khỏi.
Thiếu động lực
Mất động lực sẽ khiến chúng ta không cảm thấy hạnh phúc, không có bất cứ hào hứng nào đối với bất kỳ vấn đề gì. Kết quả là trạng thái tụt mood sẽ dần hình thành trong tâm trí bạn.
Mất định hướng
Đôi khi chúng ta cảm thấy mất phương hướng trong công việc và cuộc sống. Cảm giác này có thể khiến chúng ta chán nản, mệt mỏi và không còn sự nhiệt tình, hăng say với công việc. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tụt mood.
Quá nhạy cảm
Với những người nhạy cảm, chỉ cần bị nói nặng lời một chút là họ đã tụt mood, mất hết tinh thần làm việc hoặc một hành động vô tình như trả lời tin nhắn chậm cũng khiến họ suy nghĩ quá mức.
Tác hại của việc tụt mood
Tác hại về mặt sức khỏe
Khi đã hiểu tụt mood là gì, bạn có thể thấy điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta khá nhiều.
Về sức khỏe thể chất: khi không cảm thấy vui vẻ, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol gây ra tình trạng căng thẳng, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường.
Gây rối loạn giấc ngủ: Nếu tụt mood kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon về đêm dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng. Bạn sẽ khó tập trung và làm việc hiệu quả.
Gây hại cho hệ tiêu hóa: Cảm giác buồn bã, chán nản cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Điều này là vì bạn không còn thiết tha đến việc ăn uống, ăn không ngon dẫn đến các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu, táo bón…
Tác hại về mặt tinh thần
Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ:
Dễ cáu kỉnh, bực bội: Khi tụt mood, bạn dễ cảm thấy khó chịu, bực bội với mọi thứ và mọi người xung quanh, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong cuộc sống.
Mất động lực trong cuộc sống: Buồn bã, chán nản khiến bạn mất hứng thú với mọi việc, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và kết quả học tập.
Nguy cơ bị trầm cảm: Nếu tình trạng tụt mood kéo dài sẽ gây rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của một người.
Tác hại về mặt xã hội
Khi tụt mood, chúng ta có xu hướng thu mình lại, không muốn giao tiếp với mọi người gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Bên cạnh đó, việc chúng ta thường xuyên buồn bã khiến người khác nghĩ rằng bạn khó tính, khó gần, ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân trong mắt mọi người.
Làm thế nào để lấy lại tinh thần khi tụt mood?
Bạn nên đi ra ngoài
Ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành là cách để cải thiện mood của bạn. Khi ngồi làm việc trong văn phòng cả ngày, cảm giác tụt mood và mệt mỏi sẽ xuất hiện. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành và lấy lại cảm giác hứng khởi.
Tập thể dục
Tập thể dục giúp cơ thể tiết ra nhiều endorphin – chất mang lại cảm giác hạnh phúc và phấn chấn. Do đó, tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp ích cho sức khỏe mà còn giúp tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng, trút bỏ gánh nặng công việc, cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Thường xuyên nghỉ giải lao
Liên tục làm việc trong nhiều giờ sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Do đó, hãy thường xuyên nghỉ giải lao bất kể công việc là gì đi nữa. Quá tải sẽ khiến cơ thể và trí não của bạn suy nhược, kéo theo chán nản và trì trệ, rất khó để bạn đạt được năng suất cao nhất.
Ngủ đủ giấc
Nếu bạn ngủ không đủ 7-8 tiếng mỗi đêm thì hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc sẽ khiến tinh thần thoải mái và phấn chấn, sức khỏe cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc cách để cải thiện tình trạng tụt mood là gì.
Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất
Bên cạnh việc ngủ, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng tụt mood. Các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rau xanh, trái cây, ngũ cốc sẽ giúp cải thiện sức khỏe đồng thời cũng có lợi ích cho cảm xúc của bạn.
Giao tiếp với mọi người
Khi chịu áp lực công việc, chúng ta sẽ thường hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh. Nhưng thực tế, chỉ cần trò chuyện với họ vài phút, bạn sẽ trở nên hứng khởi hơn và đánh bay cảm xúc tiêu cực nhất thời.
Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng tụt mood ngày càng phổ biến hơn. Bạn có thể chọn cách phù hợp với mình để mang lại hiệu quả tốt nhất. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn tụt mood là gì, nguyên nhân và cách để cải thiện. Hãy truy cập vào CareerLink để tìm hiểu thêm nhiều thuật ngữ khác và tham khảo các việc làm hấp dẫn được cập nhật hàng ngày nhé.
Trang Trần
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
Kiến thức kinh tếApril 25, 2025Hoàn thuế là gì? Các loại thuế được hoàn và điều kiện áp dụng
Kiến thức kinh tếApril 25, 2025Độc quyền là gì? Tác động của mô hình độc quyền trong kinh tế học
Góc kỹ năngApril 25, 2025Dược mỹ phẩm là gì? Công dụng, phân loại và cách sử dụng
Góc kỹ năngApril 25, 2025Thế giới ảo là gì? Ứng dụng, cơ hội việc làm và thách thức trong thời đại số