CMS là gì? Nguyên lý hoạt động và top 7 CMS phổ biến

CMS là một giải pháp giúp các cá nhân, doanh nghiệp quản lý nội dung trên các blog và website. Vậy CMS là gì? Nó có ưu nhược điểm và lợi ích nào, top những CMS nào được sử dụng phổ biến nhất hiện nay? Cùng đọc bài viết sau để giải đáp thắc mắc này nhé.

CMS là gì?

Bản chất của CMS không còn quá xa lạ với những người đang làm công việc quản lý hoặc liên quan tới website, blog. Nhưng với những người khác không liên quan thì chắc hẳn hầu như không phải ai cũng biết.

“CMS (Content Management System) là hệ thống quản trị nội dung, cho phép người dùng quản lý, tạo mới, cập nhật và chỉnh sửa nội dung, danh mục trên website.”

Một điểm nổi bật là nhân viên quản trị website có thể sử dụng CMS mà không cần phải biết code hay sự hỗ trợ của lập trình viên. Vì thế hiện nay CMS được các hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn bởi nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí về việc xây dựng, quản lý và bảo trì website. 

Hệ thống quản lý nội dung CMS có mấy loại?

Hiện tại, hệ thống quản lý nội dung CMS được chia thành 3 loại chính, đó là: 

CMS mã nguồn mở – OSS

CMS mã nguồn mở (OSS – Open Source) là loại phần mềm có mã nguồn công khai. Đặc điểm của OSS là dễ dùng và miễn phí, người dùng có thể tùy chỉnh và mở rộng các chức năng của CMS bằng cách sử dụng các plugin hoặc các gói mở rộng. Ví dụ các CMS có mã nguồn mở phổ biến như WordPress, Joomla, Magento… 

CMS tự code

Với loại CMS này mà người dùng phải làm tất tần tật từ bước lập trình, tự viết mã code của web. Điều này có ưu điểm là người dùng có thể tạo ra trang web có chức năng riêng biệt và độc đáo, đáp ứng ý tưởng và mục tiêu đề ra. Nhưng điểm hạn chế của CMS tốn thời gian, công sức và có phí code, cần có kiến thức về lập trình. 

CMS build sẵn và trả phí

Đây là loại phần mềm CMS được cung cấp từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh CMS.  Điểm cộng của hệ thống quản lý nội dung build sẵn là dễ thao tác, có các tính năng cơ bản và nâng cao, rất ít xảy ra lỗi (bug), nếu bị lỗi cũng được xử lý nhanh. Điểm trừ của dịch vụ này là người dùng không thể tạo ra trang web có các chức năng riêng biệt, phí cao. Ví dụ CMS được build sẵn như Squarespace, Wix…

Nguyên lý hoạt động của CMS

CMS là nơi lưu trữ tất cả các ứng dụng, tính năng của một website nên bất kỳ quản trị viên nào cũng cần sử dụng để quản lý trang. CMS gồm có hai thành phần là CMA và CDA. Trong đó: 

– CMA (ứng dụng quản lý nội dung): là một giao diện cho phép người dùng không cần kiến ​​thức về HTML cũng thiết kế tạo, sửa đổi và xóa nội dung ra khỏi website. 

– CDA (ứng dụng phân phối nội dung): cung cấp các dịch vụ back-end hỗ trợ việc quản lý và phân phối nội dung cho website sau khi người dùng tạo nội dung trên CMA. 

Để sử dụng được CMS, cần cài đặt CMS cho website trên máy chủ và sau đó truy cập vào bằng trình duyệt. Trên giao diện quản trị, người dùng có thể tạo và chỉnh sửa nội dung của website. Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ tự động xuất ra HTML để hiển thị trên web. 

Và cũng có thể tích hợp tính năng bảo mật và hỗ trợ SEO trên các web để giúp tăng traffic (lượng truy cập) từ công cụ tìm kiếm.

Lợi ích khi sử dụng phần mềm CMS là gì?

Sử dụng phần mềm CMS sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:

Quản lý nội dung website một cách dễ dàng

Với các website lớn có lượng dữ liệu khổng lồ thì việc quản lý nội dung sẽ không đơn giản, thế nên rất cần một hệ thống hỗ trợ việc phân chia quyền hạn cho các nhân viên liên quan, cập nhật nội dung cho website.

Không cần quản trị web có kiến thức lập trình

Do CMS được thiết kế như một hệ thống lý tưởng giúp người dùng không cần có kiến thức lập trình vẫn có thể xây dựng, quản lý website một cách hiệu quả.

Tối ưu chi phí về nhân sự

Việc quản trị nội dung website thủ công cần phải thuê nhân sự quản lý điều này gây tốn kém cho doanh nghiệp. Do đó, sử dụng hệ thống CMS sẽ tốt và hiệu quả chính là cách tối ưu chi phí, tiết kiệm cho chủ website.

Tối ưu chi phí cho hoạt động marketing online

Nhờ sử dụng hệ thống CMS, doanh nghiệp có thể tận dụng website để thực hiện các chiến dịch Content Marketing, Email Marketing. Thông qua việc sử dụng tính năng chia sẻ trên các trang mạng xã hội, chatbot tự động… sẽ giúp cho kế hoạch Marketing Online dễ thành công hơn.

Tăng sự tương tác với người dùng

Bởi CMS có tích hợp thêm tính năng chia sẻ, like, comment… nên người dùng có thể đặt câu hỏi trực tiếp, tăng cường sự tương tác với người dùng. Điều này cũng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thị hiếu, tiếp cận khách hàng đơn giản nhưng khá hiệu quả.

Top 7 CMS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Hiện tại, hầu hết các website đều sử dụng CMS – hệ thống quản trị nội dung. Trong đó, mỗi trang web của doanh nghiệp sẽ sử dụng riêng một phần mềm CMS. Dưới đây là top những phần mềm CMS được sử dụng nhiều nhất, hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của các CMS là gì nhé.

WordPress

Đứng đầu trong danh sách các hệ thống quản trị nội dung (CMS) phổ biến nhất tại Việt Nam đó là WordPress. Với tỉ lệ thị phần chiếm hơn 40% thị trường CMS trong nước nên quản trị viên có thể tự do sáng tạo và phát triển website hiệu quả. 

Vì WordPress sử dụng 2 ngôn ngữ lập trình MySQL và PHP nên quản trị viên có thể tự do sáng tạo và phát triển website hiệu quả mà không tốn bất kỳ chi phí gì. Bởi vậy, phần mềm này phù hợp với những dự án phi lợi nhuận, người mới tập làm web, người viết blog…

Ngoài ra, cộng đồng sử dụng WordPress rất đông nên các phiên bản mới cũng liên tục được update. Nếu theo dõi các cộng đồng này, bạn sẽ có thể tìm được thêm những plugin hoặc những bản cập nhật tốt hơn.

Wix

Chiếm khoảng 7,17% thị phần hệ thống quản trị nội dung CMS, phần mềm Wix ra đời năm 2006 phù hợp với những doanh nghiệp hoặc cá nhân ngân sách hạn hẹp và không có kinh nghiệm trong việc xây dựng website. 

Phần mềm Wix khá đơn giản, sử dụng trình chỉnh sửa kéo và thả để tạo ra các website có giao diện trực quan. Thế nên nó được xếp vào top những phần mềm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Squarespace

Squarespace chiếm khoảng hơn 4% thị phần CMS, đứng thứ 3 sau WordPress và Wix trong top những phần mềm CMS được sử dụng nhiều nhất. Đây là một phần mềm CMS có trả phí với 4 gói dịch vụ là doanh nghiệp, cá nhân, thương mại cơ bản và thương mại nâng cao.

Weebly

Sử dụng Weebly là một giải pháp tuyệt vời để xây dựng website chuyên nghiệp khi không có nhiều kinh nghiệm. Phần mềm này ra đời năm vào năm 2007 có nhiều tính năng và tài nguyên hấp dẫn để người dùng phát triển web từ cơ bản đến nâng cao. 

Một số website đang sử dụng phần mềm CMS Weebly gồm The Whisky Ball, The Box Brothers…

Typo3

Đứng thứ 5 các phần mềm CMS được sử dụng nhiều đó là Typo3. Là phần mềm được lập trình trên ngôn ngữ PHP có thể chạy trên máy chủ website là IIS và Apache. Bên cạnh đó, Typo3 có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác như Microsoft, Linux, Mac OS…

Joomla

Joomla là một CMS ra đời năm 2005 có mã nguồn mở và được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Phần mềm này có cách sử dụng khá đơn giản, dễ dàng vận hành website mà không cần sự trợ giúp của các chuyên gia. Đặc biệt, nhờ có nhiều công cụ chỉnh sửa nên nội dung được tạo lập nhanh hơn.

Drupal

Drupal là phần mềm CMS thuộc nhóm Open Source được xây dựng trên PHP. Phần mềm này được sử dụng với các trang web có quy mô trung bình hoặc lớn hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực tin tức và thương mại điện tử như The White House, BBC, The University of Oxford.

Ngoài top 7 đã kể ở trên thì còn có các phần mềm CMS khác được nhiều người biết đến như Magento, Shopify, Ghost…

Qua bài viết trên, hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ về CMS là gì và những thông tin liên quan đến nó. Đây là một hệ thống quản trị và kiểm soát nội dung trên website tiết kiệm được thời gian và chi phí cho người dùng. Đừng quên theo dõi Careerlink.vn để biết thêm nhiều kiến thức hay và hữu ích khác nhé.

Thúy Vui

Sao chép thành công