Có rất nhiều công ty khởi nghiệp đang xuất hiện mỗi ngày. Mỗi công ty đều khác nhau theo cách riêng của mình và cung cấp cho nhân viên nhiều cơ hội và hướng phát triển khác nhau.
Nếu bạn là người cũng bị thu hút tham gia vào một công ty khởi nghiệp thì trước khi quyết định, hãy cân nhắc 7 điều sau đây.
Bạn sẽ làm các việc ngoài bảng mô tả
Ở các startup, bạn sẽ thực hiện rất nhiều công việc và không quan tâm nếu công việc đó thấp hơn hoặc vượt quá khả năng của bạn. Chỉ có một điều được quan tâm là công việc được thực hiện cho đến khi có ai đó tốt hơn để thay thế. Đó là lí do vì sao nhiều nhân viên lập trình phải thực hiện công việc tiếp thị ở một startup và đó cũng là lí do tại sao bạn cũng sẽ phải làm những việc không nằm trong vùng thoải mái của mình khi cần thiết.
Giờ làm việc sẽ rất khó lường
Nếu bạn là người muốn duy trì cân bằng cuộc sống và công việc nghiêm ngặt, thì có lẽ làm việc trong một công ty khởi nghiệp không dành cho bạn. Một khi đã gia nhập vào startup, bạn sẽ được yêu cầu đầu tư tất cả sức lực của mình vào việc cố gắng đưa công ty đi lên. Nếu bạn là người hiểu rằng sự nghiệp là quan trọng nhưng trọng tâm chính của bạn là gia đình thì nên cân nhắc kỹ khi tham gia vào loại công ty này. Bạn chỉ nên là một phần của startup nếu công việc là ưu tiên số một của bạn.
Mức lương sẽ không cao lắm so với các công ty khổng lồ
Khi bạn làm việc trong một startup, bạn sẽ học được rất nhiều về thế giới kinh doanh và đồng thời bạn cũng sẽ được tiếp xúc nhiều, nhưng bên cạnh những điều tích cực này, có một nhược điểm lớn bạn phải xem xét, đó là mức lương của bạn sẽ ít hơn nhiều so với những gì bạn có thể đã nhận được ở các tập đoàn lớn. Mặc dù chúng ta thường nói rằng tiền không quan trọng và không phải là tất cả trong cuộc sống nhưng nó chắc chắn là một phần không thể thiếu. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ vấn đề tài chính trước khi đầu quân vào một startup nhé.
Bạn có thể bị trễ lương
Trong giai đoạn đầu chưa ổn định của startup, các khoản thu về có thể không đủ để chi ra cho các khoản phải trả. Do đó, tiền lương của bạn có thể bị trả chậm, đôi khi vài tuần hoặc thậm chí vài tháng vì dòng tiền không vận hành tốt. Một số các startup tốt với một Trưởng phòng Tài chính “chắc tay” có khả năng sẽ vượt qua những vấn đề này, nhưng các startup nhỏ hoặc mới hơn thì sẽ khó khăn hơn nhiều.
Nếu bạn hoàn toàn không thể chịu đựng được cảnh trễ lương, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nhận việc ở startup hoặc bắt đầu lên kế hoạch trước để đảm bảo bạn có thể “sống sót” trong thời gian tài chính khó khăn.
Mọi thứ sẽ rất linh hoạt và thậm chí thường xuyên thay đổi
Nếu bạn thích lịch trình ổn định và rõ ràng, chắc rằng bạn sẽ thất vọng vô cùng bởi đặc điểm của khởi nghiệp là tính tự phát và liên tục thay đổi. Bạn có thể không bao giờ lặp lại cùng một ngày làm việc hai lần. Bạn sẽ có cuộc thử nghiệm phần mềm và khám phá ra thông tin mới - điều sẽ hoàn toàn thay đổi những gì bạn đang làm và cách bạn thực hiện công việc đó. Bạn sẽ nhìn thấy những nhân viên mới đến ngày nay và ra đi vào ngày mai. Công ty có thể xoay vòng và thay đổi chiến lược của mình, khiến tất cả các công việc bạn đã làm trong vài tháng qua không được sử dụng. Vì vậy, việc bạn cởi mở cũng như dễ dàng chấp nhận thay đổi là điều hoàn toàn quan trọng.
Bầu không khí sẽ không thoải mái
Trái ngược với những gì bạn có thể nghĩ khi làm việc tại một startup, mọi thứ sẽ không được thoải mái như khi bạn nhìn thấy từ bên ngoài. Bởi để một công ty thành công thì cần rất nhiều công sức cũng như hàng giờ nỗ lực không ngừng.
Đó là một cuộc phiêu lưu thú vị
Khởi nghiệp rất thú vị và là một cách tuyệt vời để phát triển ra khỏi vùng thoải mái của bạn. Bạn có thể đảm nhận một lượng lớn trách nhiệm trong một thời gian rất ngắn và học được nhiều thứ hơn trong một tháng so với những gì bạn có trong một năm tại một công ty khác. Bạn có thể làm những việc mà bạn chưa bao giờ nghĩ rằng bạn có thể xử lý. Bạn có thể trải nghiệm những điều mà bạn chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm. Bạn có thể tác động thực sự và có thể đo lường được về phương hướng và thành công hay thất bại của tổ chức. Đó là những điều bạn khó được biết đến ở bất cứ nơi nào khác.
Trên đây là một số điều bạn cần biết trước khi bắt đầu làm việc cho một công ty khởi nghiệp. Có nhiều người sẽ thấy thích hợp để trở thành một phần của một startup mới lạ nhưng đồng thời cũng có những người thấy rất khó để làm việc ở một nơi không có cấu trúc của một công ty thông thường. Suy cho cùng, bạn nên làm những gì bạn thích làm và có niềm đam mê thật sự. Đừng bao giờ đưa ra quyết định dựa trên những gì người khác muốn bạn làm. Nếu bạn yêu thích công việc của mình, bạn sẽ không bao giờ thấy đó là một gánh nặng.
Huỳnh Trâm
Góc kỹ năng - Cẩm nang khác
- 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết
- Vì sao bạn nên “rèn” kỹ năng nói trước đám đông ngay hôm nay?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?
- 5 lợi ích khi ước lượng thời gian cho việc cần làm
- Người có kỹ năng thuyết phục vượt trội sở hữu đặc điểm nào ?
- 8 lí do bạn không nên trễ giờ nơi công sở
- 7 cách du lịch giúp cải thiện sự nghiệp của bạn
- 6 kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm “người tham khảo”
- 5 bí quyết vượt qua nỗi lo khi bắt đầu công việc mới
- 6 hành động đẹp cần có trong ngày làm việc cuối cùng
- 5 nỗi sợ trong công việc bất cứ ai cũng cần vượt qua
- 6 mẹo quản lý thời gian dành cho nữ nhân viên bận rộn
- Mẹo giữ năng suất trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ
- 7 điều khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp khi tìm việc
- Cần làm gì trong 6 tháng đầu ở công việc mới?
- Bí quyết lựa chọn khi nhận được hai công việc cùng lúc
- Tự quảng bá bản thân để thăng tiến trong sự nghiệp
- 3 điều cần nhớ khi cảm thấy “đuối” với công việc mới
- Từ chối nhận thêm việc thế nào để tránh mất lòng sếp?
- 5 điều cần nghĩ đến trước khi “đòi” tăng lương
- Nhân viên hành chính - người “quản gia” trên từng cây số
- 8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp
- 6 Cách Tạo Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Trong Công Việc
- [Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân
- Vượt qua đồng nghiệp trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt
- Những cú sốc dành cho lính mới công sở
- Xây dựng mối quan hệ với sếp mới: dễ hay khó?
- Bí quyết xin việc khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc
- 5 cách cho thấy bạn đã sẵn sàng cho vị trí quản lý
- 6 lời khuyên khi bạn bắt đầu đào tạo nhân viên mới
- 4 tố chất tỷ phú Warren Buffett trông đợi ở một người lãnh đạo
- Những sai lầm phổ biến khi đi thực tập
- 15 từ khóa bạn cần khi ứng tuyển cho các vị trí cấp cao
- 7 cách đơn giản biến những ngày nghỉ thành cơ hội phát triển sự nghiệp
- 5 nguyên tắc quan trọng giúp bạn cải thiện kỹ năng bán hàng
- Bí quyết rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- [Infographic] Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm và giữ chân nhân viên xuất sắc
- 5 sai lầm có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn
- Để thành công, cần rèn luyện những thói quen nào?
- Thói quen của những người thành công sau giờ làm việc
- 6 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định hiệu quả hơn
- 12 Nguyên tắc Đạo đức dành cho Chuyên viên Kinh doanh
- 6 cách để hạnh phúc trong công việc
- 3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp
- 5 cách để trở thành người “không thể thay thế” tại công ty
- 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định
- 4 kĩ năng làm việc thiết yếu bạn không được dạy trong trường đại học
- 9 điều gây cản trở cho sự nghiệp của người phụ nữ
- 9 điều làm nên chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- 7 kỹ năng lãnh đạo tạo dấu ấn khác biệt
- 10 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bạn nên biết
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 2)
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 1)
- Chinh phục bản thân - Phần 3: Xác định giá trị bản thân