Mục Lục
Timeline là một thuật ngữ không còn quá xa lạ, được sử dụng cho nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng hiện nay vẫn còn khá nhiều người vẫn chưa biết timeline là gì? Lợi ích khi sử dụng và cách xây dựng timeline hoàn chỉnh thế nào? Để có câu trả lời chính xác, mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của CareerLink.

Khái niệm timeline là gì?
Bạn là người bận rộn, có quá nhiều công việc cần xử lý mỗi ngày. Vì thế, nếu muốn mọi việc diễn ra đúng thời gian, hiệu quả như mong muốn, giảm stress thì cách tốt nhất là sử dụng timeline.
Vậy timeline là gì?
Timeline là một cụm từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt theo nghĩa đen là đường thời gian, thời gian biểu, cột thời gian…. Hiểu một cách đơn giản thì timeline là bảng ghi chi tiết nội dung công việc, dự án theo thứ tự thời gian, từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
Trong công việc, timeline (thời gian biểu) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn theo dõi và quản lý tất cả các hoạt động đang diễn ra một cách dễ dàng. Giúp nắm bắt tiến độ để có thể đưa ra điều chỉnh kịp thời, làm tăng hiệu quả, năng suất và giảm thiểu sự sai sót không đáng có xảy ra.
“Timeline là một sơ đồ minh họa đánh dấu theo trình tự thời gian các sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian.”
Các loại biểu đồ được sử dụng trong timeline:
Biểu đồ Gantt
Biểu đồ Gantt là dòng thời gian quản lý dự án sử dụng các thanh để biểu thị các giai đoạn của dự án. Các thanh này có thể có độ dài khác nhau để hiển thị một giai đoạn sẽ kéo dài bao lâu. Sau khi nghiên cứu biểu đồ, bạn sẽ có thể xem toàn bộ tổng số dự án trong khung thời gian của nó. Các hoạt động chồng chéo ở đâu? Toàn bộ dự án sẽ mất bao lâu?
Biểu đồ dòng thời gian chuẩn
Thay vì các thanh hiển thị thời lượng sự kiện bằng đồ họa như trong biểu đồ Gantt, biểu đồ dòng thời gian tiêu chuẩn hiển thị các sự kiện đơn lẻ được xác định chính xác với văn bản và/hoặc hình ảnh đi kèm. Chúng thường được tìm thấy trong các Lớp học và Bảo tàng Lịch sử nhưng thực sự có rất nhiều công dụng.
Biểu đồ chuỗi thời gian
Biểu đồ chuỗi thời gian sử dụng trục X và Y để minh họa sự thay đổi về số lượng/đo lường trong suốt thời gian. Trong hầu hết các trường hợp, trục hoành (X) của biểu đồ được sử dụng để đánh dấu các gia số theo thời gian và trục tung (Y) xác định chính xác các giá trị của biến đang được đo.
Khi các giá trị được kết nối theo thứ tự thời gian bằng một đường thẳng, nó sẽ tạo ra một loạt các đỉnh và đáy. Các đỉnh và đáy này có thể kể một câu chuyện về sự tiến triển hoặc suy giảm và rất hữu ích trong việc trực quan hóa dữ liệu để tạo báo cáo và dự báo. Chúng thường được tạo ra từ dữ liệu tài chính và khoa học.
Lợi ích của timeline là gì?
Sử dụng timeline mang lại những lợi ích gì là vấn đề cũng được quan tâm khá nhiều. Dưới đây là lời giải chính xác cho thắc mắc này:
Giúp sắp xếp thời gian khoa học và rõ ràng
Sau khi đã tính toán cẩn thận thì người lập sẽ phân bổ thời gian hợp lý cho các hoạt động cụ thể. Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án được ghi chi tiết để người thực hiện nắm được để hoàn thành công việc, đảm bảo thời gian và hiệu quả.
Do timeline sắp xếp một cách khoa học, rõ ràng nên sẽ tránh được tình trạng chậm tiến độ, lỡ deadline, công suất làm việc được đảm bảo.
Đánh giá được năng lực, kỹ năng và trình độ của người thực hiện
Timeline còn giúp đánh giá chính xác kỹ năng lực và trình độ của bản thân người đó. Nếu biết sắp xếp timeline đúng cách, công việc đó diễn ra một cách trôi chảy, đảm bảo hoàn thành đúng hạn. Và nó cũng có thể đánh giá năng lực của người đó qua cách xử lý công việc. Nếu năng lực tốt thì thời gian kết thúc công việc nhanh hơn, còn nếu năng lực yếu, công việc sẽ bị chậm, trễ deadline…
Xác định đúng hướng và công việc cần thực hiện tiếp theo
Timeline còn giúp định hướng công việc tiếp theo nên làm là gì. Điều này khá quan trọng, bởi nếu không có timeline, bạn xử lý công việc lan man không theo định hướng cụ thể. Do vậy, kết quả công việc cuối cùng sẽ không đạt được như mong muốn.
Hướng dẫn các bước xây dựng timeline chuẩn chỉnh mang lại hiệu quả cao nhất
Để xây dựng timeline đúng chuẩn và hiệu quả, bạn hãy tham khảo các bước thực hiện dưới đây:
Nghiên cứu kỹ về chủ đề
Mỗi chủ đề khác nhau thì timeline cũng sẽ khác nhau. Vì thế, trước khi lập timeline bạn cần nghiên cứu ký chủ đề mình chuẩn bị làm là gì. Hãy tham khảo thông tin ở nhiều nguồn khác nhau sau đó chắt lọc, tổng hợp và ghi chú lại.
Sau khi đã tập hợp được những thông tin cần thiết, bạn sẽ tiến hành lập danh sách những sự kiện cần đưa vào bảng timeline. Tùy mục đích công việc mà bạn sẽ lên timeline từ 5-20 sự kiện nổi bật, không nên đưa hết những nội dung đã ghi chú ở trên.
Bạn có thể sử dụng timeline bằng bảng, biểu hoặc sử dụng cách kể chuyện cũng khá hấp dẫn. Sử dụng timeline kể chuyện sẽ tạo nên sự mới mẻ và tạo ấn tượng tốt hơn với người đọc.
Chọn và tạo khung timeline
Có quá nhiều mẫu timeline để bạn tham khảo, sau đó kết hợp với tư duy riêng của mình sẽ tạo ra một bảng kế hoạch công việc mới lạ, đảm bảo tính khoa học, dễ hiểu nhất.
Và bạn cũng có thể xác định được thời gian, định lượng công việc hoàn thành trong từng giai đoạn. Điểm này khá quan trọng vì thời gian sẽ được phân bổ cụ thể, tránh chia thời gian vào những việc không quá cần thiết.
Bạn cần phác thảo khung timeline bằng cách kẻ đường thẳng, sau đó đánh dấu vào cột mốc từng sự kiện tương ứng. Bạn có thể vẽ khung timeline bằng máy dựa vào các mẫu đã có sẵn, giúp tiết kiệm thời gian cho mình mà vẫn đảm bảo tính chính xác.
Tiếp đến, bạn cần đặt mốc thời gian bắt đầu và kết thúc công việc. Lưu ý, tùy theo từng mục tiêu mà bạn chọn 2 điểm này phù hợp.
Với các đường thẳng, các điểm đã đánh dấu, bạn cần sắp xếp và cắt dán vào timeline cho đơn giản và dễ nhìn. Để tạo ấn tượng hơn, bạn có thể thêm một chút hiệu ứng ánh sáng hay những màu sắc nổi bật tùy ý.
Điền chi tiết các thông tin vào bảng timeline
Đặt tên cho timeline cũng là việc làm quan trọng, nó quyết định tới việc người đọc có muốn xem hay không. Có thể nhìn qua tiêu đề là bạn cũng có thể hình dung được nội dung của timeline, các bước cần thực hiện thế nào.
Bổ sung những thông tin quan trọng ở từng mốc sự kiện nhỏ. Bạn hãy ghi chi tiết công việc, số liệu, mục tiêu hoàn thành để thuận tiện theo dõi.
Các thông tin trên bảng timeline cần được trình bày rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, cô đọng nhất. Tránh trường hợp viết lan man làm người đọc khó hiểu, dễ đi sai kế hoạch đã lên.
Và nên thêm một số hình ảnh liên quan tới từng giai đoạn vào bảng timeline để tạo sự độc đáo, hấp dẫn, dễ nhớ hơn.
Câu hỏi thường gặp về timeline
Các thành phần của một timeline là gì?
Có bốn thành phần chính của dòng thời gian timeline. Ngày tháng và mô tả là những phần chính của mọi dòng thời gian, trong khi tiêu đề và hình ảnh được sử dụng để hiển thị thông tin bổ sung là tùy chọn.
Làm thế nào để biết nên sử dụng loại timeline nào?
Việc quyết định sử dụng loại timeline nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại thông tin bạn muốn hiển thị và lượng dữ liệu bạn có để hiển thị.
Ví dụ: nếu bạn đang cố lên lịch cho nhiều sự kiện phụ thuộc lẫn nhau, thì bạn có thể chọn biểu đồ Gantt. Nếu bạn đang vạch ra những ngày quan trọng của một sự kiện lịch sử, bạn nên sử dụng biểu đồ dòng thời gian chuẩn.
Với các nội dung timeline là gì, lợi ích và các bước lập timeline chuẩn nhất trên đây, mong là bài viết này sẽ rất hữu ích với mọi người. Để biết thêm nhiều thông tin mới, hấp dẫn, hãy truy cập CareerLink mỗi ngày nhé.
Thúy Vui
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
Tư vấn nghề nghiệpApril 18, 2025Sales Manager là gì? Vai trò chiến lược trong doanh nghiệp hiện đại
Tư vấn nghề nghiệpApril 18, 2025Education Consultant là gì? Lộ trình nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết
Tư vấn nghề nghiệpApril 18, 2025Quality Control Engineer là gì? Góc nhìn toàn diện về nghề kiểm soát chất lượng
Tư vấn nghề nghiệpApril 18, 2025Transform CSS là gì? Khám phá công cụ tạo hiệu ứng động bằng CSS