Thuế PIT là gì? Hướng dẫn cách tính PIT cho từng trường hợp

PIT là một trong những khoản thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước hàng năm. Vậy thuế PIT là gì? Ai là người phải chịu thuế PIT? Công thức tính và các bước kê khai thuế PIT như thế nào? Những thắc mắc liên quan đến thuế PIT sẽ được CareerLink trả lời chi tiết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé.

PIT là gì?

“PIT là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Personal Income Tax có nghĩa là thuế thu nhập cá nhân (TNCN).”

Đây là khoản thuế trực thu vào Ngân sách từ cá nhân được tính căn cứ vào khoản tiền lương và các khoản thu nhập từ các nguồn khác sau khi đã tính các khoản giảm trừ. Mục đích của việc tính thuế PIT góp phần làm tăng ngân sách, đảm bảo nguồn vốn phúc lợi xã hội

Nộp thuế PIT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người phải thực hiện đối với Nhà nước khi có phát sinh thu nhập. Theo quy định thì những người có các khoản thu hàng tháng từ 11 triệu đồng trở lên sau khi đã trừ các khoản giảm trừ thì sẽ phải nộp thuế PIT.

Số tiền thuế PIT nộp vào Ngân sách Nhà nước của từng cá nhân sẽ không giống nhau bởi căn cứ tính thuế TNCN dựa vào thu nhập thực tế. Do đó, người có mức thu nhập càng cao thì số tiền nộp thuế PIT sẽ càng lớn và ngược lại. 

Theo quy định tại Điều 4 của Luật thuế TNCN, các khoản thu nhập phải chịu thuế PIT sẽ bao gồm:

– Khoản thu nhập từ các hoạt động kinh doanh.

– Khoản thu nhập từ tiền lương và tiền công.

– Khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn.

– Khoản thu nhập từ các hoạt động chuyển nhượng nguồn vốn, bất động sản.

– Khoản thu nhập từ hoạt động bản quyền, hoạt động nhượng quyền thương mại.

– Khoản thu nhập từ trúng thưởng.

Ai phải nộp thuế PIT?

Căn cứ vào Điều 2 Luật thuế TNCN đã được sửa đổi vào năm 2012 quy định về đối tượng nộp thuế PIT sẽ gồm 2 nhóm sau:

Cá nhân cư trú

Những cá nhân cư trú là nhóm đối tượng phải chịu thuế TNCN. Đây là những lao động người Việt Nam và người nước ngoài có nhà ở hay nhà thuê, đang làm việc và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên. 

2 đối tượng cá nhân cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân là:

– Người đã có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

– Người đã có hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng.

Cá nhân không cư trú

Đối tượng nộp thuế PIT là cá nhân không cư trú là những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam không quá 183 ngày.

Mức thuế TNCN PIT hiện nay là bao nhiêu?

Mức thuế PIT phải nộp sẽ được tính sẽ tùy vào mức thu nhập thực tế sau khi đã lấy tổng thu nhập trừ đi các khoản được miễn trừ, các khoản không phải tính thuế (nếu có). Mức thuế suất thuế TNCN được áp dụng như sau:

Đối với khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công: Mức thuế PIT của những cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ được tính theo phương pháp lũy tiến từng phần. Hay nói đơn giản dễ hiểu hơn thì tổng thu nhập tính thuế TNCN càng cao thì mức thuế suất càng cao và số tiền thuế phải nộp càng cao.

Hiện nay mức thuế suất thuế TNCN của Việt Nam được chia thành 7 bậc: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%.

– Đối với khoản thu nhập chuyển nhượng bất động sản: mức thuế suất thuế PIT quy định là 2% giá trị chuyển nhượng.

 Công thức tính thuế PIT 

Việc tính thuế PIT được thực hiện bằng 3 cách tương ứng với cho 3 đối tượng khác nhau. Hãy cùng tham khảo cách tính PIT là gì trong từng trường hợp nhé.

Tính thuế TNCN (PIT) dựa trên khoản tiền lương, tiền công

Cách tính thuế PIT (thuế thu nhập cá nhân) dựa trên khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công được chia theo 2 cách:

Cách tính thuế thuế thu nhập cá nhân PIT cho cá nhân cư trú 

Theo Điều 7 và 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC và Luật Thuế TNCN năm 2007 thì số tiền thuế thuế thu nhập cá nhân PIT cho cá nhân cư trú được tính theo công thức sau:

Thuế PIT = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế PIT = Khoản thu nhập chịu thuế – Các khoản được giảm trừ 

Thu nhập chịu thuế PIT = Tổng thu nhập phải tính thuế – Các khoản được miễn 

Mức thuế suất PIT: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%.

Cách tính thuế PIT cho cá nhân cư trú bằng 2 phương pháp: 

a) Tính thuế PIT theo phương pháp lũy tiến từng phần theo trình tự:

+ Bước 1: Tính tổng thu nhập của người lao động.

+ Bước 2: Tính các khoản thu nhập của lao động được miễn thuế (nếu có).

+ Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức 

Thu nhập chịu thuế PIT = Tổng thu nhập tính thuế PIT – Các khoản được miễn

+ Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ theo quy định:

  • Giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
  • Giảm trừ gia cảnh với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, người nộp thuế PIT còn được tính giảm trừ các khoản quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, đóng bảo hiểm, khuyến học, nhân đạo.

+ Bước 5: Công thức tính khoản thu nhập tính thuế PIT:

Thu nhập tính thuế PIT = Thu nhập phải chịu thuế – Các khoản giảm trừ 

b) Cách tính thuế PIT theo phương pháp rút gọn

Phương pháp tính thuế TNCN rút gọn là cách tính thuế PIT đơn giản hơn, phương pháp rút gọn được nêu rõ trong bảng sau:

BậcThu nhập tính thuế PITThuế suất (%)Cách tính số thuế PIT phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 5 triệu50 triệu + 5% thu nhập tính thuế PIT5% thu nhập tính thuế PIT
2Trên 5 – 10 triệu100,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế PIT trên 5 triệu10% thu nhập tính thuế PIT – 0,25 triệu
3Trên 10 – 18 triệu150,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế PIT trên 10 triệu15% thu nhập tính thuế PIT – 0,75 triệu
4Trên 18 – 32 triệu201,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế PIT trên 18 triệu20% thu nhập tính thuế PIT – 1,65 triệu
5Trên 32 – 52 triệu254,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế PIT trên 32 triệu25% thu nhập tính thuế PIT – 3,25 triệu
6Trên 52 – 80 triệu309,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế PIT trên 52 triệu30 % thu nhập tính thuế PIT – 5,85 triệu
7Trên 80 triệu3518,15 triệu + 35% thu nhập tính thuế PIT trên 80 triệu35% thuế PIT – 9,85 triệu

Ví dụ: Mức thu nhập tính thuế của chị Trang là 25 triệu đồng/tháng. Hãy tính số thuế PIT phải nộp là bao nhiêu?

Áp dụng công thức tính thuế PIT theo cách rút gọn thì số tiền thuế chị Trang phải nộp sẽ là:

Số thuế PIT phải nộp = 20% x 25 triệu – 1,65 triệu = 3,350 triệu đồng

Công thức tính thuế TNCN (PIT) cho cá nhân cư trú có HĐLĐ dưới 3 tháng hoặc không có HĐLĐ.

Tại Điểm i khoản 1 Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định cá nhân cư trú ký HĐLĐ dưới 03 tháng hoặc không ký HĐLĐ có tổng thu nhập 1 lần từ 02 triệu đồng trở lên thì mức khấu trừ thuế PIT trường hợp này là 10% trên khoản thu nhập (phần khấu trừ được thực hiện trước khi thanh toán) trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.

Công thức tính thuế PIT phải nộp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Công thức tính thuế PIT bán đất

Tại Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định các tính thuế TNCN phải nộp khi bán đất được áp dụng theo công thức sau:

Thuế PIT phải nộp = Giá chuyển nhượng đất x 2%

Trong đó: 

Giá chuyển nhượng đất phải là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng ở thời điểm chuyển nhượng.

Công thức tính thuế PIT khi bán nhà

Tính thuế TNCN phải nộp khi bán nhà được tính theo công thức sau:

Thuế PIT phải nộp = Giá chuyển nhượng nhà x 2%

Trong đó giá chuyển nhượng nhà phải là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng ở thời điểm chuyển nhượng.

Những thông tin liên quan đến PIT là gì đã được CareerLink giải đáp chi tiết ở trên. Hi vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thể hiểu và biết cách tính thuế thu nhập cá nhân cho mình trong từng trường hợp cụ thể.

Thúy Vui

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công