CSO là gì? Mô tả công việc, kỹ năng cần có và mức lương

CSO là vị trí không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn kinh doanh hiệu quả và phát triển lâu dài. Nếu bạn chưa biết CSO là gì và công việc của họ ra sao thì bài viết này là dành cho bạn. 

CSO là gì? 

“CSO hay Chief Strategy Officer là Giám đốc chiến lược chịu trách nhiệm xác định các cơ hội tăng trưởng, đánh giá xu hướng thị trường và đề ra các mục tiêu phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.”

Làm việc chặt chẽ với CEO và các lãnh đạo cấp cao khác, CSO định hướng và triển khai các sáng kiến chiến lược, thường liên quan đến sáp nhập, quan hệ đối tác, đổi mới và tăng lợi thế cạnh tranh. Vai trò này đòi hỏi phải hiểu sâu sắc cả hoạt động nội bộ của công ty và bối cảnh kinh doanh bên ngoài, khiến CSO trở thành một nhân tố chủ chốt trong việc định hình thành công trong tương lai của doanh nghiệp.

Mô tả công việc của CSO 

Để hiểu hơn về CSO là gì, hãy xem qua công việc của họ thế nào nhé. 

Đề xuất các chiến lược phát triển kinh doanh 

Để việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp. Điều này sẽ giúp định hướng mục tiêu phát triển, dự tính các tình huống có thể xảy ra, có cách thức triển khai phù hợp và nắm rõ toàn bộ mọi việc xảy ra. 

Công việc của CSO là liên tục theo dõi và nghiên cứu thị trường, hiểu nhu cầu của khách hàng, hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp để từ đó đưa ra phương án tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển. Đây là ưu tiên hàng đầu của CSO vì nó quyết định khả năng sống còn của doanh nghiệp. 

Triển khai và giám sát việc thực hiện các chiến lược

Khi đã xác định được ý tưởng, CSO sẽ vạch ra kế hoạch hành động cụ thể để trình các cấp lãnh đạo phê duyệt. Dựa trên bản kế hoạch được chấp thuận, CSO sẽ chỉ đạo các nhân viên và bộ phận liên quan tiến hành thực hiện. 

Trong quá trình này, CSO cần theo dõi sát sao để đảm bảo tiến độ của kế hoạch và chất lượng công việc được tuân thủ tốt nhất. Tất cả các vấn đề liên quan đến nhân sự hoặc ngân sách của kế hoạch cũng cần kiểm soát chặt chẽ và rõ ràng. Khi có bất kỳ điều gì xảy ra ngoài ý muốn, CSO sẽ nhanh chóng báo cáo cho ban giám đốc để có phương hướng xử lý hiệu quả. 

Lên phương án phòng tránh rủi ro hiệu quả

Dù đã lên kế hoạch chi tiết một cách cẩn thận nhưng sự cố hoặc rủi ro vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, một nhiệm vụ khác của CSO là dự đoán các trở ngại có thể xảy ra và chuẩn bị các phương án phòng tránh nhằm hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải gồm dịch bệnh, thiên tai, sự cạnh tranh của các đối thủ… Khi xây dựng chiến lược, CSO sẽ phải tính đến những tình huống xấu nhất để có biện pháp xử lý và ngăn chặn hiệu quả. 

Xử lý sự cố và báo cáo kết quả thực hiện

CSO cần liên tục theo dõi việc thực hiện kế hoạch để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và có biện pháp điều chỉnh, xử lý ổn thỏa. 

Ngoài ra, CSO cũng cần báo cáo kết quả công việc theo định kỳ và khi đã hoàn thành cho các cấp lãnh đạo. Việc này giúp lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh thích hợp với thực tế. 

Quản lý công việc của bộ phận chiến lược

Bên cạnh nhiệm vụ chính là lên ý tưởng, tạo kế hoạch và giám sát thực hiện chiến lược thì CSO còn quản lý các hoạt động của bộ phận chiến lược cũng như hỗ trợ việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho bộ phận. 

Yêu cầu tuyển dụng Giám đốc chiến lược 

Yêu cầu đầu tiên khi tuyển dụng Giám đốc Chiến lược CSO là có bằng cử nhân các chuyên ngành truyền thông, marketing, kinh doanh, quản trị, đối ngoại… Điều này nhằm đảm bảo họ đã được trang bị tốt kiến thức chuyên môn nghiệp và có hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, vì đây là một vị trí cấp cao nên ứng viên cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương hoặc có liên quan. 

Bên cạnh đó, CSO cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thương lượng thuyết phục, làm việc độc lập và theo nhóm, đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch và xử lý các vấn đề phát sinh. Hơn nữa, do bản chất công việc nên CSO cần có khả năng chịu được áp lực, kiểm soát thời gian và tổ chức công việc hiệu quả. 

Để thành công ở vai trò CSO không thể không kể đến sự đam mê và yêu thích kinh doanh cũng như không ngại khó và sẵn sàng xông pha, đối mặt với thử thách, không bỏ cuộc giữa chừng. Một yếu quan trọng khác là am hiểu về khách hàng, thị trường và nền kinh tế cũng như có kiến thức thực tế về xã hội, linh hoạt khi phân tích và giải quyết vấn đề. 

Mức lương và quyền lợi của Giám đốc chiến lược CSO

Vì đảm trách nhiều nhiệm vụ quan trọng, quyết định thành bại của doanh nghiệp nên mức lương và đãi ngộ cho vị trí CSO rất hấp dẫn. Mức lương trung bình dành cho vị trí này khoảng 23 đến 47 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, khả năng và quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà mức lương này có thể cao hơn. 

Ngoài lương, Giám đốc chiến lược CSO còn nhận được các khoản thưởng khác như lương tháng 13, lễ tết, thưởng dự án hoặc các phụ cấp, trợ cấp khác. Thế nên, mức thu nhập hàng tháng có thể lên đến 60-70 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn. 

Tìm kiếm cơ hội việc làm Giám đốc chiến lược ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Giám đốc chiến lược CSO hoặc bất kỳ ngành nghề nào khác, hãy truy cập ngay vào CareerLink. Với rất nhiều vị trí tuyển dụng từ các doanh nghiệp uy tín, bạn sẽ sớm tìm được cho mình công việc mong muốn. 

Qua nội dung trên đây, có lẽ bạn đã hiểu được phần nào về CSO là gì rồi phải không? Hi vọng bạn đã có nhiều thông tin hữu ích và có thêm lựa chọn nghề nghiệp cho con đường phát triển của mình.

Trang Trần

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công