Trên thị trường lao động với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, không ai an toàn tồn tại cho một vị trí mãi mãi. Sẽ có những thời điểm bạn phải đối mặt với việc bị sa thải vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, sa thải không có nghĩa là tất cả sẽ chấm dứt. Bạn vẫn sẽ có những bí quyết để ngẩng cao đầu và tự tin có được công việc khác. Điều này phụ thuộc vào chính bạn với những cách mà CareerLink.vn chia sẻ sau đây.
Đòi hỏi quyền lợi chính đáng
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, việc bị sa thải đã không còn là điều hiếm hoi và đáng hổ thẹn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn im lặng, xếp đồ đạc vào thùng cát tông và ra đi. Bạn hoàn toàn có thể đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình. Bạn cần nghiên cứu kĩ hợp đồng lao động và các quy định của công ty về những điều khoản sau khi bị sa thải như trợ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp hay về những ngày phép bạn chưa sử dụng. Những điều này giúp bạn đảm bảo lợi ích sau khi thôi việc.
Tìm ra nguyên nhân khiến bạn bị sa thải
Bị sa thải không đồng nghĩa với việc bạn bình thản chấp nhận mọi thứ. Thay vì bực bội và chán nản vì việc này, bạn cần phải đối mặt với sự thật và tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình lại bị sa thải. Đó có thể là do chính sách của công ty, do việc cắt giảm nhân sự hay nguyên nhân nằm ở chính bạn. Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn nhận ra được những sai lầm của bản thân và có cách để khắc phục cho công việc sắp tới. Nếu không, điệp khúc “sa thải” sẽ gắn chặt lấy bạn mà thôi.
Tôn trọng và cảm ơn những người đã làm việc cùng mình
Bị sa thải là điều không ai mong muốn. Nhưng một khi xảy ra, thì chắc hẳn bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác bực bội và thất vọng. Thay vì làm ầm ỹ, nói xấu đồng nghiệp và lãnh đạo, bạn nên giữ bình tình và thái độ tôn trọng với mọi người xung quanh. Cho dù vì bất kì nguyên nhân gì khiến bạn bị sa thải nhưng đồng nghiệp là những người luôn ở bên và giúp đỡ bạn trong suốt quá trình làm việc. Hãy dành cho họ sự tôn trọng và lời cảm ơn vì đã làm việc cùngn hau trong suốt một thời gian dài. Đó là cách bạn thể hiện thái độ tích cực và ấn tượng trước những người đồng nghiệp và lãnh đạo cũ. Biết đâu sau này bạn sẽ trở lại làm việc tại đó thì sao?
Nghỉ ngơi và tìm cảm hứng
Nếu bạn mệt mỏi, chán nản vì những công việc dài bất tận, không có thời gian dành cho bản thân và gia đình thì đây là lúc để bạn thực hiện điều đó. Trước khi bắt tay vào tìm kiếm một công việc mới, bạn hãy nghỉ ngơi trong vòng một vài tuần, dành thời gian để làm những việc bạn yêu thích để tìm cảm hứng. Một chuyến du lịch ngắn ngày cùng bạn bè, gia đình, những chuyến đi chơi, tụ tập hay đơn giản là trò chuyện với mọi người xung quanh. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm niềm vui và năng lượng để bắt đầu một hành trình mới. Và biết đâu, chính từ những cuộc trò chuyện cùng bạn bè có thể mang lại cho bạn những cơ hội việc làm thì sao.
Đánh giá lại năng lực của bản thân
Sau khi rời khỏi công ty, bạn hãy lập một bản báo cáo công việc của bản thân và những định hướng trong tương lai. Đó có thể là những điểm mạnh, điểm yếu của bạn, những điều bạn còn thiếu và cần khắc phục. Từ đó, bạn sẽ hiểu được mình phải làm gì để phát huy tốt đa những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế để sớm tìm được công việc mới. Hãy biến thất bại khi bị sa thải là món quà vô giá, nghiên cứu, học hỏi và tận dụng chúng thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
Nâng cao kỹ năng, hoàn thiện bản thân
Sau khi tự đánh giá bản thân, việc tiếp theo bạn cần làm đó là nâng cao kỹ năng và tự hoàn thiện bản thân. Một khi bạn biết được mình phù hợp cho công việc nào, hãy nghiên cứu những thông báo tuyển dụng có liên quan và tìm những điều mình còn thiếu sót. Sau đó, việc bạn phải làm là tận dụng thời gian rảnh rỗi để đăng ký các khóa học chuyên môn, kỹ năng như tiếng anh, thuyết trình, kỹ năng lãnh đạo... Những điều này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng và có lợi cho bạn trong công việc sau này.
Cập nhật thông tin CV
Để bắt đầu hành trình tìm việc của mình, điều đầu tiên là bạn phải bổ sung những thông tin mới vào CV của mình. Hãy chỉnh sửa lại những thông tin trong hồ sơ xin việc như những thành tích, kinh nghiệm mới đạt được trong quá trình làm việc tại công ty cũ, những kỹ năng bạn mới bổ sung. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy được sự tiến bộ và phát triển của bạn trong quá trình làm việc, cũng như có những đánh giá tốt về bạn. Sau đó, hãy tự rèn luyện kỹ năng phỏng vấn và sẵn sàng tiến lên thôi.
Mở rộng các mối giao tiếp
Andrew Carnegie - ông vua ngành sắt thép của Mỹ đã từng nói “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”. Đặc biệt khi bạn vừa mới mất một công việc thì các mối quan hệ lại càng có vai trò quan trọng trong hành trình tìm kiếm việc làm mới. Quen biết càng nhiều đồng nghĩa với việc bạn sẽ càng có cơ hội nhận được những lời khuyên hữu ích, những thông tin tuyển dụng trong công việc. Vì vậy, đã đến lúc bạn cần phải mở rộng các mối quan hệ và biết cách áp dụng điều này để tối đa hóa mọi lợi ích cũng như đạt được các kết quả mà bạn muốn trong công việc và sự nghiệp.
Tìm kiếm các nguồn thông tin tuyển dụng
Thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, vậy nên bạn có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng. Hiện nay, có không ít trang tin tuyển dụng trực tuyến để bạn tìm kiếm một công việc phù hợp và nộp hồ sơ ứng tuyển. Bạn chỉ cần theo dõi các trang tin đáng tin vậy, tìm kiếm công việc bạn yêu thích và phù hợp. Bên cạnh đó, việc tham gia các buổi hội thảo, sự kiện về tuyển dụng cũng giúp bạn có thêm nhiều cơ hội tìm việc.
Biết cách đứng dậy sau khi bị sa thải đã là một thành công đáng khích lệ. Đã đến lúc bạn thể hiện một con người mới với nguồn năng lượng mới để có được một công việc thực sự phù hợp. Đằng sau thất bại là cánh cửa mở ra sự thành công. Vì thế hãy tự tin đứng lên và bước tiếp trên con đường đi đến thành công do chính bạn tạo ra. Chúc bạn may mắn.
Phương Thảo
Tư vấn nghề nghiệp - Cẩm nang khác
- Procurement Manager là gì? Lí do đây là vị trí hấp dẫn
- Điều phối viên là gì? Mô tả công việc điều phối viên là gì?
- Trưởng phòng tiếng Anh là gì? Các chức vụ khác trong tiếng Anh bạn cần biết
- Nhân viên IT helpdesk là gì? Kỹ năng cần cần có để trở thành IT helpdesk
- Executive Assistant là gì? Công việc và kỹ năng cần có của Executive Assistant
- KCS là gì? Mô tả công việc của nhân viên KCS
- Nhân viên sale là gì? Kinh nghiệm trở thành nhân viên sale chuyên nghiệp
- Operation Manager là gì? Các kỹ năng Operation Manager cần có
- Mentor là gì? Cách chọn một mentor chất lượng
- Công việc của nhân viên thu mua và những kỹ năng cần thiết
- Ứng tuyển là gì? Bí quyết để ứng tuyển việc làm đạt hiệu quả cao nhất
- Kiến tập là gì? Mách bạn bí quyết kiến tập thành công
- Kế toán công nợ là gì? Tất tần tật điều cần biết về kế toán công nợ
- Cộng tác viên là gì? 6 kỹ năng cần có của cộng tác viên
- PR là gì? Các bước lập kế hoạch PR chuyên nghiệp và hiệu quả
- Tìm hiểu về công việc của trợ lý giám đốc và yếu tố để thành công
- QC là gì? Những điều cần thiết để trở thành nhân viên QC
- Content Marketing là gì? Vài điều nhất định cần biết trước khi bước vào nghề
- R&D là gì? Những kiến thức cần biết xoay quanh công việc R&D
- Sale là gì và dấu hiệu bạn không nên theo nghề sale?
- Bí Quyết Xác Định Môi Trường Làm Việc Phù Hợp Với Bạn
- 7 Bí quyết sử dụng mạng xã hội để phát triển sự nghiệp
- [Giải đáp] 6 lý do: Tại sao bạn không được tuyển dụng?
- 9 Bí quyết xây dựng lòng tin nơi sếp nên thực hiện
- Sinh viên mới ra trường nên đàm phán lương thế nào
- 5 điều nhà tuyển dụng không thích khi chọn hồ sơ trực tuyến
- Dấu hiệu cho thấy bạn sắp thăng tiến trong sự nghiệp
- Dấu hiệu cho thấy bạn bị quá tải trong công việc
- 5 bước để cải thiện kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn
- Headhunter là gì và các headhunter làm việc như thế nào?
- Phải làm gì khi một headhunter gọi bạn?
- Giữ vững quá trình thăng tiến sự nghiệp của bạn theo đúng hướng
- Cách thuyết phục khách hàng hữu hiệu nhất trong kinh doanh
- Nhà tuyển dụng chọn bạn thái độ hay kinh nghiệm
- Luân phiên trong công việc: Nên hay không?
- 10 tác phong làm việc giúp bạn thành công trong sự nghiệp
- Tìm hiểu về các phong cách giao tiếp phổ biến
- Linh hoạt trong cuộc sống để đạt thành công dễ dàng hơn
- Giải pháp cải thiện sự nhàm chán trong công việc
- Ngày đầu tiên đi làm – những điều nên và không nên làm