Move on là gì? Khi nào cần move on trong sự nghiệp?

Trong sự nghiệp, move on không chỉ là hành động thay đổi mà quá trình tư duy và hành động giúp mỗi người tìm lại động lực, phát triển bản thân và đạt được thành công. Vậy move on là gì? Bài viết này sẽ giải thích ý nghĩa của move on, xác định thời điểm cần áp dụng và cung cấp các chiến lược thực hiện hiệu quả để bạn vững vàng trên hành trình nghề nghiệp của mình. 

Move on là gì? Khi nào cần move on trong sự nghiệp?

Move on là gì?

“Move on có nghĩa là bắt đầu một công việc, hoạt động mới hoặc chuyển đến một nơi ở khác.”

Nói cách đơn giản, move on là hành động tiến lên phía trước, rời bỏ hiện trạng hoặc quá khứ để tập trung vào những gì sắp tới. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó không chỉ dừng lại ở sự thay đổi bề ngoài mà còn là một quá trình sâu sắc bên trong: chấp nhận những gì đã xảy ra, rút ra bài học và chủ động điều chỉnh tư duy cùng hành động để tiến xa hơn.

Lợi ích của việc Move on trong sự nghiệp

Khám phá cơ hội phát triển mới

Khi dám move on có nghĩa là bạn đang mở ra cánh cửa cơ hội để khám phá những điều mới mẻ, có thể là công việc mới với nhiều điều kiện phát triển hơn. Nếu biết tận dụng, bạn sẽ có thể đạt được thành tựu đáng kể trong sự nghiệp. 

Nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần 

Nếu công việc không còn phù hợp với bạn nữa thì rời đi sẽ giúp giảm bớt áp lực và căng thẳng, từ đó cải thiện được tinh thần và thể chất. 

Tăng sự tự tin và kỹ năng đưa ra quyết định

Move on thành công khiến bạn tự tin hơn vào bản thân để đưa ra quyết định quan trọng khác cũng như dám đương đầu với mọi thách thức trong tương lai. 

Khi nào cần move on trong sự nghiệp?

Trong sự nghiệp, move on đề cập đến việc bạn quyết định rời bỏ một công việc không còn phù hợp để tìm kiếm hướng đi mới. Nhưng làm sao để biết đã đến lúc cần thay đổi? Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng mà bạn nên cân nhắc:

Công việc nhàm chán, thiếu thử thách

Nếu mỗi ngày đi làm chỉ là lặp lại các nhiệm vụ quen thuộc, không có cơ hội học hỏi hay phát triển kỹ năng, công việc ấy có thể đang kìm hãm tiềm năng của bạn. Một môi trường không thúc đẩy sự sáng tạo hay tiến bộ sẽ khiến bạn dần mất đi động lực.

Mất đam mê

Khi bạn không còn hứng thú với công việc, làm việc chỉ để hoàn thành nghĩa vụ mà không có cảm giác thỏa mãn, đó là dấu hiệu bạn cần thay đổi. Đam mê là nhiên liệu cho sự cống hiến, nếu nó cạn kiệt, bạn khó có thể đạt được thành tựu lớn.

Môi trường làm việc độc hại

Một nơi làm việc đầy drama, đồng nghiệp đố kỵ hoặc lãnh đạo thiếu công bằng sẽ bào mòn tinh thần và hiệu suất của bạn. Sống trong môi trường như vậy không chỉ ảnh hưởng đến sự nghiệp mà còn đến sức khỏe tâm lý.

Không có cơ hội thăng tiến

Nếu công ty không tạo điều kiện để bạn phát triển, không giao dự án mới, không đào tạo thêm kỹ năng, hay lộ trình sự nghiệp bị bế tắc, bạn đang bị giữ chân trong một vòng tròn không lối thoát.

Giá trị cá nhân bị xem nhẹ

Khi công việc hoặc văn hóa công ty mâu thuẫn với nguyên tắc của bạn hoặc ý kiến của bạn không được tôn trọng, cảm giác bất mãn sẽ ngày càng tăng. Một môi trường không phù hợp với giá trị cá nhân khó để bạn gắn bó lâu dài.

Thu nhập và phúc lợi không xứng đáng

Nếu bạn cống hiến hết mình nhưng lương thưởng không tương xứng, hoặc phúc lợi không đáp ứng nhu cầu cơ bản, đó là lý do chính đáng để tìm kiếm nơi trân trọng bạn hơn.

Sức khỏe bị ảnh hưởng

Công việc căng thẳng kéo dài, khiến bạn mệt mỏi, chán nản, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm là hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng. Không có công việc nào đáng để đánh đổi sức khỏe thể chất và tinh thần.

Quyết định move on không nên vội vàng. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng: bạn đã thử khắc phục tình hình chưa? Có giải pháp nào thay thế không? Nhưng nếu nhiều dấu hiệu trên xuất hiện cùng lúc và không thể cải thiện, move on sẽ là lựa chọn đúng đắn để mở ra cơ hội mới, giúp bạn phát triển toàn diện hơn.

Chiến lược move on hiệu quả

Để move on thành công trong sự nghiệp, bạn cần kết hợp tư duy tích cực với các bước hành động cụ thể. Hãy tìm hiểu các chiến lược thiết thực khi move on là gì nhé.

Xác định mục tiêu mới

Đánh giá lại bản thân: Bạn đam mê gì? Điểm mạnh của bạn là gì? Từ đó, đặt ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn tiếp theo – ví dụ, chuyển sang ngành khác, tìm vị trí cao hơn, hay làm việc ở môi trường phù hợp hơn. Mục tiêu rõ ràng là kim chỉ nam để bạn tiến lên.

Lên kế hoạch cụ thể

Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi thay đổi công việc. Cụ thể là xem xét tình hình tài chính, bạn có tiết kiệm đủ cho thời gian tìm việc mới hay không. Nếu có thể, tìm công việc mới trước khi nghỉ để giảm rủi ro. Cũng đừng quên đánh giá thị trường lao động hiện tại như thế nào. Khi rời đi, hãy hoàn thành công việc còn lại và thông báo theo đúng quy định để giữ quan hệ tốt với đồng nghiệp cũ.

Nâng cao bản thân

Để move on thành công, bạn cần trang bị kỹ năng mới để tự tin bước vào môi trường khác. Bạn có thể tham gia các khóa học kỹ năng, đọc sách, hoặc thực hành kỹ năng liên quan đến mục tiêu của bạn. Việc phát triển bản thân không chỉ giúp bạn tăng giá trị bản thân mà còn giúp bạn có cảm giác mình đang tiến bộ. 

Mở rộng mạng lưới

Mạng lưới mối quan hệ là yếu tố không thể thiếu nếu muốn move on thành công. Để mở rộng mối quan hệ, bạn nên tham gia sự kiện ngành, hội thảo, hoặc cộng đồng nghề nghiệp để kết nối với những người có kinh nghiệm. Một lời giới thiệu từ mạng lưới quan hệ có thể mở ra cơ hội move on thuận lợi hơn.

Chăm sóc sức khỏe

Quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm mới sẽ khiến bạn cực kỳ áp lực và căng thẳng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ngủ đủ, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để duy trì năng lượng. Thực hành thiền hoặc sở thích cá nhân cũng giúp giảm áp lực, giữ tinh thần minh mẫn để đưa ra quyết định sáng suốt.

Những chiến lược này không chỉ giúp bạn move on hiệu quả mà còn biến quá trình thay đổi thành cơ hội phát triển. Hãy xem mỗi bước đi là một phần của hành trình dài hạn, không chỉ là kết thúc của một giai đoạn cũ.

Một số lưu ý để move on thành công sau thất bại

Thất bại là một phần không thể thiếu trong sự nghiệp, từ việc trượt một buổi phỏng vấn, mất hợp đồng lớn, đến thất bại trong dự án khởi nghiệp. Điều quan trọng không phải là thất bại xảy ra, mà là cách bạn phản ứng với nó. Để move on sau thất bại và tiếp tục phát triển, hãy thực hiện các bước sau:

Chấp nhận và rút kinh nghiệm

Thừa nhận cảm xúc của mình – buồn bã, thất vọng, thậm chí tức giận – là điều bình thường nhưng đừng để điều đó đó kéo dài. Thay vì dằn vặt trong khổ sở, hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bạn, tìm ra điểm bạn đã làm sai và cách để làm tốt hơn trong những lần sau.

Tập trung vào tương lai

Điều quan trọng tiếp theo là đặt mục tiêu mới để tiếp tục cố gắng và giữ tinh thần lạc quan bằng cách nhắc nhở bản thân rằng một lần vấp ngã không xóa sạch những thành tựu trước đó. Hãy nhìn về phía trước thay vì chìm trong tiếc nuối.

Hành động sớm

Đừng chần chừ. Mỗi giây phút bạn chần chừ là cơ hội sẽ trôi qua không quay lại. Hãy bắt tay vào thực hiện một dự án mới, nộp đơn xin việc khác, hay thử cách tiếp cận khác cho mục tiêu cũ. Hành động ngay lập tức giúp bạn thoát khỏi cảm giác tự ti, tạo động lực để tiến lên.

Tìm kiếm hỗ trợ

Chia sẻ với đồng nghiệp, bạn bè, hoặc tìm đến một mentor có kinh nghiệm sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi move on sau thất bại. Họ có thể đưa ra góc nhìn mới, lời khuyên hữu ích, hoặc đơn giản là động viên bạn vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bài học từ người thành công nhờ move on

Những câu chuyện thực tế từ các nhân vật nổi tiếng cho thấy move on có thể dẫn đến bước ngoặt lớn trong sự nghiệp:

Steve Jobs: Năm 1985, Steve Jobs bị sa thải khỏi Apple – công ty ông đồng sáng lập – sau mâu thuẫn với ban lãnh đạo. Ở tuổi 30, ông mất đi đứa con tinh thần Pixar, hai dự án hoàn toàn mới mẻ. Năm 1997, Apple mua lại NeXT và mời ông quay về làm CEO. Từ một công ty bên bờ phá sản, Jobs đưa Apple trở thành đế chế công nghệ hàng đầu thế giới với những sản phẩm mang tính cách mạng như iPhone và iPad. Move on không chỉ giúp ông làm mới bản thân mà còn tạo nên thành công vượt xa tưởng tượng.

Jack Ma: Trước khi sáng lập Alibaba, Jack Ma đối mặt với hàng loạt thất bại. Ông nộp đơn xin việc hơn 30 lần nhưng đều bị từ chối, bao gồm cả lần bị KFC loại dù 23 ứng viên khác được nhận. Thay vì chán nản, ông chuyển hướng khởi nghiệp. Năm 1999, từ căn hộ nhỏ ở Hàng Châu, Jack Ma bắt đầu Alibaba với số vốn ít ỏi. Nhờ kiên trì move on, ông vượt qua khó khăn ban đầu để xây dựng một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, trở thành biểu tượng thành công của sự bền bỉ.

Những tấm gương này cho chúng ta bài học rằng move on đúng lúc và đúng cách có thể biến nghịch cảnh thành cơ hội. Dù là bị buộc rời đi hay chủ động thay đổi, điều quan trọng là không để thất bại ngăn cản bước tiến của bạn.

Kết luận

Sau khi tìm hiểu move on là gì thì có thể thấy rằng đây là chìa khóa mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển và thành công bền vững trong sự nghiệp của mỗi người. Nếu bạn đang muốn move on và tìm kiếm một cơ hội việc làm mới hay muốn chuyển sang lĩnh vực mới, hãy truy cập vào CareerLink.vn để ứng tuyển vào các vị trí hấp dẫn nhé.

 Trí Nhân

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công