Mục Lục
Ngày nay, với mỗi doanh nghiệp việc theo dõi và đo lường hiệu suất là một phần không thể thiếu. Điều này được thể hiện qua metric và KPI. Vậy metric là gì? Sự khác nhau giữa KPI và metric ra sao? Chúng đóng vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp của bạn? Tất tần tật những thắc mắc này sẽ được giải giáp trong bài viết dưới đây!
Metric là gì?
“Metric là một tập hợp các con số hoặc số liệu thống kê dùng để đo lường điều gì đó, đặc biệt là các kết quả cho thấy doanh nghiệp, dự án hoặc chương trình nào đó đang hoạt động tốt như thế nào.”
Business metric (chỉ số trong doanh nghiệp) thường được sử dụng để theo dõi các quy trình, hiệu suất quan trọng và giúp đánh giá “sức khỏe” của doanh nghiệp. Điều này sẽ bao gồm các số liệu như doanh thu, lợi nhuận, số liệu liên quan đến nhân viên và khách hàng… Các metric cung cấp thông tin quan trọng để giúp đánh giá hiệu quả và đưa ra các quyết định chiến lược.
Marketing metric là các giá trị có thể được đo lường để đánh giá hiệu quả của các giải pháp marketing. Chúng được sử dụng để chứng minh hiệu suất của các chiến dịch trên các kênh truyền thông khác nhau.
Hoạt động marketing được thực hiện trên nhiều kênh khác nhau, bao gồm cả mạng xã hội, email marketing và tạo ra khách hàng tiềm năng mới. Kế hoạch tiếp thị số đòi hỏi tối ưu hóa các hoạt động theo mục tiêu cụ thể.
Việc lựa chọn các metric marketing thích hợp rất quan trọng. Bạn cần chú ý đến kênh bạn đang dùng và ai sẽ sử dụng dữ liệu này để đưa ra quyết định kinh doanh. Các loại metric bạn muốn theo dõi sẽ khác nhau tùy thuộc vào vai trò tiếp thị cụ thể. Các giám đốc điều hành muốn nhìn nhận tổng quan cho mỗi kênh tiếp thị, trong khi các nhà quản lý mong muốn đi sâu vào các metric để hiểu rõ hơn về hiệu suất hàng ngày.
Sự khác biệt giữa KPI và metric là gì?
KPI (Key Performance Indicator) và metric đều là các công cụ đo lường được sử dụng để đánh giá hiệu suất và tiến độ trong một tổ chức hoặc hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt giúp bạn phân biệt KPI và Metric như sau:
Về khái niệm
- KPI được được hiểu là kết quả hoạt động, mục tiêu kinh doanh của bộ phận nào đó. KPI có thể có nhiều chỉ số khác nhau.
- Metric là các điểm cơ sở dữ liệu khác nhau dùng để xây dựng KPI.
Thời gian
- KPI được xác định trong một mốc thời gian cụ thể có thể đạt được mục tiêu.
- Ngược lại, metric lại không có bất kỳ giới hạn về vấn đề thời gian.
Mục tiêu chiến lược
- KPI thường liên quan trực tiếp đến mục tiêu chiến lược và các ưu tiên cốt lõi của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, chi phí…
- Metric là bất kỳ đơn vị đo lường nào được sử dụng để theo dõi và đo lường hiệu suất, không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến mục tiêu chiến lược. Ví dụ số lượng hàng hóa bán được, thứ hạng từ khóa SEO…
Mối quan hệ
- KPI chính là một loại của metric.
- Không phải Metric nào cũng là KPI.
Vì sao cần chỉ số Metric và KPI trong doanh nghiệp?
Việc sử dụng cả metric và KPI trong một doanh nghiệp có vai trò quan trọng vì mỗi loại đo lường đóng vai trò khác nhau và mang lại những lợi ích riêng. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu lợi ích của metric là gì nhé.
Hỗ trợ đánh giá toàn diện
Metric cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hoạt động và quy trình trong doanh nghiệp, cho phép bạn đo lường nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau. Song song với đó, để tập trung vào các mục tiêu và ưu tiên chiến lược cụ thể của doanh nghiệp, KPI được sử dụng để định rõ các chỉ tiêu quan trọng nhất.
Xác định rõ mục tiêu chiến lược
KPI đóng vai trò quan trọng trong việc định rõ mục tiêu chiến lược và ưu tiên của doanh nghiệp. Chúng tập trung vào những chỉ số quan trọng nhất để đo lường sự thành công trong việc đạt được những mục tiêu đó. Trong khi đó, metric cung cấp thông tin phản ánh hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp, giúp đánh giá các mục tiêu chiến lược đó doanh nghiệp có đạt được đến hay không.
Theo dõi và điều chỉnh
Sử dụng cả metric và KPI cho phép bạn có thể theo dõi hiệu suất và phát triển của doanh nghiệp. Nhờ đó, ngay sau khi phát hiện ra sự chênh lệch hoặc vấn đề, bạn có thể sử dụng metric để phân tích và xác định nguyên nhân, trong khi KPI sẽ định hướng cho việc điều chỉnh chiến lược và hành động cụ thể để nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp
Tạo động lực và tập trung
KPI thường được sử dụng để đo lường và đánh giá hiệu suất của cá nhân, nhóm hoặc bộ phận trong doanh nghiệp. Điều này có thể tạo động lực và tập trung mọi người vào việc đạt được các mục tiêu quan trọng nhất. Bên cạnh đó, metric hỗ trợ bổ sung bằng cách cung cấp thông tin chi tiết và phân tích để hỗ trợ quá trình đánh giá và phát triển.
Một vài chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động marketing
Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động marketing là những thông số được sử dụng để đánh giá và đo lường kết quả của các chiến dịch marketing. Dưới đây là một số chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động marketing:
Lợi tức đầu tư (ROI)
Đây là một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả và giá trị của một khoản đầu tư. ROI cho thấy thu về hoặc mất đi của một khoản đầu tư bằng cách so sánh và đo lường lợi tức đầu tư với chi phí đầu tư.
ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100
Trong đó:
- Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
- Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + chi phí biến đổi
Chi phí cho mỗi đơn hàng (CPW – Cost Per Wafer)
Chi phí cho mỗi đơn hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được mình phải chi bao nhiêu và doanh thu từ 1 đơn hàng thực tế là bao nhiêu, giúp đo lường hiệu quả của các chiến dịch cùng một lúc với nhau.
Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS – Return on ad spend)
Công cụ đo lường ROAS được sử dụng để đo lường lợi nhuận do quảng cáo tạo ra. Đây là thước đo hữu ích nhất để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông. Bởi vì ROAS đo lường doanh thu bạn kiếm được cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo. Không giống như ROI sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan, ROAS có thể giúp xem xét kỹ lưỡng các chiến dịch một cách chi tiết dựa trên từng mảng tiếp thị được thực hiện.
ROAS = (doanh thu quảng cáo/chi phí nguồn quảng cáo)
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
Tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm người dùng đã hoàn thành một hành động mong muốn. Tỷ lệ chuyển đổi được tính bằng cách lấy tổng số người dùng “chuyển đổi” (ví dụ: bằng cách nhấp vào quảng cáo), chia cho quy mô tổng thể của đối tượng và chuyển con số đó thành tỷ lệ phần trăm.
Chẳng hạn: Nếu chiến dịch có 1000 người truy cập, trong đó có được 10 leads (người phản hồi hoặc quan tâm đến sản phẩm), vậy thì tỉ lệ chuyển đổi của chiến dịch đấy là 10*1000/100 = 1%
Doanh số bán hàng gia tăng (Incremental Sales)
Đây là sự chênh lệch giữa doanh số bán hàng thực tế khi có chương trình khuyến mãi cụ thể và doanh số bán hàng mà bạn ước tính sẽ đạt được nếu không có chương trình khuyến mãi trong cùng khoảng thời gian.
Phễu thanh toán (Purchase Funnel)
Đó là một phương pháp được sử dụng trong Tiếp thị và Bán hàng để xác định quá trình mua hàng mà một người phải trải qua, từ thời điểm họ phát hiện ra nhu cầu cho đến khi quyết định mua một sản phẩm hoặc dịch vụ để thỏa mãn nó. Nói tóm lại, đó là con đường mà khách hàng tiềm năng của bạn đi theo từ thời điểm họ biết đến công ty của bạn cho đến khi họ trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu của bạn.
Hy vọng với tất tần tật những chia sẻ trên về metric là gì đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này. Bằng cách sử dụng các metric hiệu quả, doanh nghiệp có thể đánh giá và cải thiện hiệu suất của mình theo thời gian. Hãy truy cập CareerLink.vn để tìm hiểu thêm các thuật ngữ khác nhé.
Đoàn Loan