Bạn đang chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn với một công việc vào ngày mai và bạn nghĩ rằng bạn đã làm tất cả các việc cần phải làm. Bạn đã thực hành câu trả lời cho vô số các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và có một vài câu hỏi của riêng bạn dành cho người phỏng vấn. Mọi thứ đã được lên dây cót và sẵn sàng bùng nổ. Nhưng những thứ gì bạn cần mang đến cuộc phỏng vấn? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết của Careerlink.vn dưới đây.
Checklist những thứ cần đem theo
Đơn xin việc, CV, Sơ yếu lí lịch: Việc bạn chuẩn bị sẵn một vài bản hồ sơ xin việc sẽ cho thấy sự chu đáo và chuyên nghiệp của bạn. Dù rằng, người phỏng vấn đã có một bản hồ sơ của bạn thì dự phòng một hoặc nhiều bản sao sơ yếu lý lịch vẫn là một ý tưởng hay. Bạn nên mang theo một chiếc túi không chỉ để đựng gọn gàng tài liệu, hồ sơ, giấy tờ liên quan … mà nó còn giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn như một người biết cách sắp xếp và có tổ chức.
Sổ tay và bút: Rất nhiều bạn khi đang được phỏng vấn không mang theo gì cả. Đây thực sự là thiếu sót không đáng có. Có rất nhiều thông tin cần thiết buộc bạn phải cần có sổ tay và bút để ghi lại. Sổ tay như một người bạn đồng hành, và bút là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn ghi chép tất cả những thông tin cần thiết trong suốt buổi phỏng vấn. Hành động này gián tiếp giúp nhà tuyển dụng thấy rõ bạn thực sự quan tâm, dành tâm huyết cho công việc ấy.
Chỉ dẫn: Để chắc chắn không đến muộn khi đi phỏng vấn, hãy ghi ra giấy tất cả thông tin cơ bản: địa chỉ, số điện thoại, người liên hệ, tên công ty. Những thông tin này vô cùng hữu ích cho bạn đến đúng nơi cần đến. Đặc biệt là khi đó là nơi bạn đến lần đầu. Tuy nhiên, một cách cẩn thận hơn, bạn nên đến tìm hiểu về địa chỉ công ty từ trước để tránh những tình huống bất khả kháng có thể xảy ra.
Điện thoại di động: Cuộc sống hiện đại không thể thiếu vai trò của chiếc điện thoại di động. Nó có thể giúp bạn tìm hiểu về công ty, liên lạc với nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy chắc chắn mang theo chiếc điện thoại để sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra, khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn nên tắt hoặc để điện thoại ở chế độ rung để tránh tạo nên sự gián đoạn không đáng có trong một cuộc phỏng vấn.
Trang phục gọn gàng, lịch sự: Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là vấn đề trang phục. Trang phục của bạn sẽ gây ấn tượng quan trọng đối với nhà tuyển dụng và góp phần quyết định mức độ thành công trong một buổi phỏng vấn xin việc. Các chuyên gia khuyên bạn, khi đi phỏng vấn nên lựa chọn trang phục đứng đắn, lịch sự, thông minh nhưng cũng thật đẳng cấp. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu văn hoá công ty để quyết định trang phục phù hợp.
Các “vật” vô hình
Nghiên cứu, tìm hiểu về công ty: Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được yêu cầu trình bày những gì bạn biết về công ty. Việc nghiên cứu về những sản phẩm dịch vụ, ngành nghề kinh doanh, thị trường, vị trí địa lý, kết cấu, lịch sử, nhân viên và những thông tin quan trọng khác của công ty có thể khiến bạn tự tin khi đối mặt với câu hỏi khó khăn này.
Nụ cười: Việc duy trì giao tiếp bằng ánh mắt và nụ cười chân thật cũng sẽ giúp bạn chiếm cảm tình của nhà tuyển dụng. Hãy đem tới cuộc phỏng vấn nụ cười tốt nhất của bạn và một thái độ tràn đầy năng lượng để thể hiện rằng, bạn thực sự muốn có được công việc mà bạn ứng tuyển.
Sự chuẩn bị về mặt tinh thần: Bạn hãy rèn luyện cho mình sự tự tin, môt cái bắt tay thật chặt, ánh mắt kiên định... tất cả đều thể hiện sự sẵn sàng của bạn. Việc chuẩn bị tinh tốt sẽ giúp bạn không thấy vấp váp hay căng thẳng trong buổi phỏng vấn.
Việc chuẩn bị kỹ lưỡng luôn là chìa khoá mở ra sự thuận lợi và ấn tượng đẹp cho buổi phỏng vấn. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn sẽ không cảm thấy vấp váp hay căng thẳng trong quá trình trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, việc mang theo những thứ cần thiết khi đi phỏng vấn góp phần quan trọng sẽ giúp bạn tự tin để gặt hái kết quả mỹ mãn nhất.
Phương Thảo
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- 5 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất
- Lời khuyên về cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp
- 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: những điều không nên tiết lộ
- Viết thư từ chối phỏng vấn thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng?
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên biết
- 4 cách thuyết phục công ty nên chọn bạn khi phỏng vấn
- Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
- 7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn
- 6 lí do bạn nên đặt câu hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn
- 7 việc làm của ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu
- 5 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc?”
- 7 điều nhỏ có thể tạo ra tác động lớn cho buổi phỏng vấn
- 9 bí quyết giúp bạn nổi bật khi phỏng vấn theo nhóm
- 5 lí do bạn không nhận được phản hồi sau phỏng vấn
- 5 cách vượt qua vòng phỏng vấn khi thiếu kinh nghiệm làm việc
- Bí Quyết Nâng Cao Cơ Hội Khi Phỏng Vấn Trực Tuyến
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Giải mã ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- 11 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thông dụng
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- 4 sai lầm phổ biến khi phỏng vấn xin việc
- Để trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn”
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- Trả lời các câu hỏi "Tại sao bạn muốn thay đổi công việc?”
- Làm sao để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?"
- 7 mẹo phỏng vấn giúp bạn nhận được công việc
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”
- 5 cách thể hiện bản thân tốt khi đi phỏng vấn