Cho dù bạn có thể hiện tốt đến mấy trong buổi phỏng vấn nhưng việc đến trễ vài phút có thể tác động tiêu cực đến ấn tượng của nhà tuyển dụng và ảnh hưởng đến cơ hội nhận được công việc của bạn.
Do đó, với mỗi cuộc phỏng vấn việc làm nên tránh đến trễ bằng mọi giá. Trong tình huống mà bạn không thể tránh khỏi việc đến trễ, hãy nhớ sử dụng 4 mẹo sau đây.
Gọi báo trước
Nếu bạn biết mình chắc chắc sẽ trễ giờ phỏng vấn, hãy gọi điện báo trước. Tránh bào chữa, chỉ thông báo cho nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ đến trễ, đưa ra khung thời gian chính xác mà bạn sẽ có mặt và hỏi xem liệu rằng thời gian đó có còn hiệu quả hay không. Nếu không, hãy đề nghị được sắp xếp một buổi phỏng vấn mới và đưa ra thời gian thay thế cụ thể trong trường hợp họ chấp nhận.
Bạn càng thông báo sớm càng tốt. Việc gọi điện khi đã qua giờ phỏng vấn một vài phút sẽ ít có khả năng làm giảm sự khó chịu của nhà tuyển dụng so với việc báo trước. Mỗi người đều có một kế hoạch làm việc riêng, nếu bạn dự kiến vào lúc 10 giờ và xuất hiện lúc 10h30 thì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ lịch biểu của nhà tuyển dụng. Việc thông báo trước cho thấy bạn tôn trọng thời gian của họ.
Chân thành xin lỗi nhưng đừng quá lạm dụng
Không ai thích phải chờ đợi, đặc biệt là các nhà tuyển dụng luôn có lịch trình bận rộn. Thế nhưng đừng mãi “bấu víu” vào việc đến trễ của bạn. Việc này đã xảy ra và nhà tuyển dụng đã nhận thấy. Thay vào đó, bạn cần thừa nhận thiếu sót và bày tỏ sự tiếc nuối một cách chân thành vì đã làm cho người phỏng vấn phải chờ đợi. Sau đó, hãy bước vào cuộc phỏng vấn một cách thoải mái.
Có một lý do thuyết phục
Kẹt xe trầm trọng, đồng hồ báo thức bị lỗi hoặc công việc gặp trục trặc có vẻ không phải là lí do thuyết phục đối với nhà tuyển dụng - người đã sắp xếp thời gian cụ thể để nói chuyện với bạn về vị trí ứng tuyển. Một ứng viên có tổ chức, đáng tin cậy sẽ tính đến những rủi ro tiềm ẩn hoặc sự chậm trễ khi lập kế hoạch cho một cuộc phỏng vấn xin việc.
Không có bất cứ lí do gì ngoài vấn đề gia đình khẩn cấp hoặc một tai nạn nghiêm trọng có khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng. Nếu đây không phải là trường hợp của bạn và đến trễ cuộc phỏng vấn là không thể tránh khỏi thì bạn cần trung thực và hối lỗi bởi điều này bao giờ cũng tốt hơn là lời bào chữa.
Lấy lại sự tự tin
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng vì đã đến muộn, vì vậy hãy dành một chút thời gian để lấy lại bình tĩnh trước khi gặp người phỏng vấn. Đừng để sự chậm trễ thống trị suy nghĩ của bạn và làm ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ buổi phỏng vấn.
Một khi bạn đã xin lỗi vì đến muộn, đừng để nó lởn vởn trong đầu. Thay đổi mục tiêu tập trung càng nhanh càng tốt, thay vì cứ mãi nghĩ về thiếu sót của bạn, hãy chuyển sang những điểm mạnh và kỹ năng của bạn sẽ giúp bạn trở thành tài sản quý giá của công ty.
Mọi người đều có thể phạm sai lầm – ngay cả những người đang phỏng vấn bạn. Vì vậy, hãy tìm cơ hội thuận tiện trong cuộc phỏng vấn để giảm bớt bất kỳ mối lo ngại mà nhà tuyển dụng có thể có về mức độ tin cậy của bạn. Thuyết phục họ thông qua cách cư xử, kinh nghiệm và người tham khảo rằng bạn không chỉ là hoàn toàn đáng tin cậy mà còn linh hoạt và có thể thay đổi tình huống một cách nhanh chóng khi có điều bất ngờ xảy ra.
Hoàng Oanh
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- 5 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất
- Lời khuyên về cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp
- 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: những điều không nên tiết lộ
- Viết thư từ chối phỏng vấn thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng?
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên biết
- 4 cách thuyết phục công ty nên chọn bạn khi phỏng vấn
- Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
- 7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn
- 6 lí do bạn nên đặt câu hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn
- 7 việc làm của ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu
- 5 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc?”
- 7 điều nhỏ có thể tạo ra tác động lớn cho buổi phỏng vấn
- 9 bí quyết giúp bạn nổi bật khi phỏng vấn theo nhóm
- 5 lí do bạn không nhận được phản hồi sau phỏng vấn
- 5 cách vượt qua vòng phỏng vấn khi thiếu kinh nghiệm làm việc
- Gợi ý cách trả lời về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn
- Nói thế nào về thời gian thất nghiệp khi phỏng vấn?
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- 4 sai lầm phổ biến khi phỏng vấn xin việc
- Để trả lời câu hỏi “Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn”
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- Trả lời các câu hỏi "Tại sao bạn muốn thay đổi công việc?”
- Làm sao để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?"
- 7 mẹo phỏng vấn giúp bạn nhận được công việc
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”
- 5 cách thể hiện bản thân tốt khi đi phỏng vấn