Khủng hoảng kinh tế là gì, đặc điểm và làm gì để vượt qua?

Khủng hoảng kinh tế là điều không bao giờ được mong muốn bởi hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề đối với sự phát triển của một quốc gia. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Khủng hoảng kinh tế là gì?

“Khủng hoảng kinh tế là tình trạng đi xuống đột ngột của nền kinh tế dẫn đến sự rối loạn, mất cân bằng nghiêm trọng do có nhiều mâu thuẫn không hoặc chưa được giải quyết trong nền kinh tế.”

Một số biểu hiện của khủng hoảng kinh tế như GDP giảm mạnh, thu hẹp tín dụng, nợ xấu gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp cao, hệ thống tài chính gặp khó khăn, lạm phát, tỷ giá hối đoái biến động mạnh và không thể kiểm soát…

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế

Có 5 nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế gồm:

Lãi suất tăng cao

Tăng lãi suất làm chậm một số hoạt động kinh tế như chi tiêu và tuyển dụng. Việc thu hẹp hoạt động cho vay của ngân hàng cũng có thể làm giảm hoạt động kinh tế và gây ra suy thoái. Nếu các hoạt động chi tiêu, tuyển dụng và cho vay giảm sâu thì đây là yếu tố dẫn đến suy thoái.

Lạm phát

Lạm phát là việc tăng lên liên tục của giá hàng hóa và dịch vụ theo thời gian khiến sức mua của đồng tiền giảm. Với cùng một số tiền, người tiêu dùng mua được ít hàng hóa hơn so với trước. Nếu trường hợp tăng trưởng kinh tế ở mức thấp mà tỉ lệ lạm phát cao thì sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Niềm tin của người tiêu dùng thấp

Chì số niềm tin của người tiêu dùng thể hiện mong muốn và tâm lý của người tiêu dùng về tương lai tài chính của bản thân được đo trên thang điểm 100. Nếu chỉ số dưới 100 cho thấy sự bi quan về tình hình kinh tế tương lai. Điều này sẽ dẫn đến xu hướng tiết kiệm và ít chi tiêu hơn.

Thu nhập thấp

Sự chênh lệch lớn giữa thu nhập của người giàu và người nghèo sẽ khiến nền kinh tế của quốc gia bị kéo tụt lại. Ngoài ra, nếu các doanh nghiệp ngừng tuyển dụng thêm, thậm chí sa thải thì thu nhập của người lao động giảm sút. Đây chính là dấu hiệu của suy thoái.

Dịch bệnh

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế là gì thì không thể bỏ qua dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh lây lan có thể khiến nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái và gây bất ổn trên thị trường tài chính và hàng hóa trong thời gian nhất định.

Đặc điểm của khủng hoảng kinh tế

Không thể dự đoán chính xác thời gian xảy ra

Khủng hoảng kinh tế xảy ra từ một chuỗi dài các nguyên nhân – kết quả xuyên suốt. Từ các dữ kiện này, người phân tích phải đặt chúng ở cạnh nhau, kết hợp các biến và đưa ra nhiều kết quả có thể xảy ra. Vì vậy khó có thể dự đoán chính xác khi nào khủng hoảng kinh tế.

Thị trường sẽ luôn tăng trở lại sau khủng hoảng kinh tế

Chu kỳ kinh tế là sự biến động GDP theo các giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Trong đó, phục hồi là giai đoạn giữa kết nối của hai giai đoạn còn lại. Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm còn cho rằng cứ sau 10 năm thì kinh tế thế giới sẽ có chiều hướng biến động tiêu cực một lần, nếu tệ hơn sẽ dẫn đến khủng hoảng.

Các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính lớn trên thế giới

Cơn sốt hoa tulip năm 1637

Đây là sự kiện khủng hoảng bong bóng tài sản đầu tiên được ghi nhận, khi giá liên tục lên cao rồi lao dốc không phanh. Sở dĩ có tên là cơn sốt hoa tulip là vì tại thời điểm đó một củ tulip ở Hà Lan có giá cao ngất ngưỡng, gấp 6 lần thu nhập trung bình của người lao động.

Khủng hoảng tín dụng năm 1772

Trong thập niên 1760 – 1770, nhờ vào các thành tựu trong thương mại và có hệ thống thuộc địa rộng lớn nên Vương quốc Anh phát triển rất mạnh. Các ngân hàng nhà nước rất phóng khoáng trong việc cho vay tín dụng. Tuy nhiên, vào năm 1772, có một đối tác của các ngân hàng trốn nợ sang Pháp. Tin tức lan nhanh và tạo ra một cuộc hỗn loạn. Các chủ nợ đứng chật kín ở các ngân hàng đòi rút tiền. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan đến Scotland, Hà Lan và nhiều vùng khác ở châu Âu và các thuộc địa của Anh ở châu Mỹ.

Sự cố chứng khoán năm 1929

Đây được xem là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của thế kỷ 20 do tình trạng đầu cơ tràn lan, giá cổ phiếu cao ngất ngưỡng vượt xa giá trị thực và vượt qua tốc độ phát triển của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Bong bóng kinh tế hình thành là tiền đề cho sự sụp đổ của ngày thứ Ba đen tối. Vào ngày này, các nhà đầu tư ùn ùn bán tháo cổ phiếu dẫn đến số lượng giao dịch khổng lồ là hơn 16 triệu cổ phiếu.

Khủng hoảng dầu mỏ OPEC năm 1973

Cuộc khủng hoảng này có nguyên nhân từ lệnh cấm vận dầu mỏ sang Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ của các nước thành viên OPEC nhằm đáp trả Hoa Kỳ vì hỗ trợ vũ trang cho Israel trong chiến tranh giữa Arab và Israel.

Việc đột ngột ngừng xuất khẩu dầu mỏ gây ra tình trạng thiếu dầu mỏ nghiêm trọng ở các nước bị ảnh hưởng khiến giá dầu tăng cao và gây ra lạm phát. Nền kinh tế Hoa Kỳ và các nước lâm vào khủng hoảng.

Khủng hoảng châu Á 1997 – 1998

Cuộc khủng hoảng này bắt đầu ở Thái Lan khiến chính phủ phải sự dụng ngoại tệ dự trữ. Đến khi ngoại tệ dự trữ hết, Thái Lan thả nổi tỷ giá và cuộc khủng hoảng lan nhanh đến các nước Đông Á. Thị trường tài chính châu Á trở nên hỗn loạn, khiến các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn. Sự phá giá đồng nội tệ và lãi suất tăng khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Điều này dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính – ngân hàng.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008

Trong thời gian này, các ngân hàng Mỹ cho vay thế chấp mua nhà với lãi suất cao với những khách hàng có rủi ro cao về khả năng trả nợ. Điều này dẫn đến nợ tín dụng gia tăng, giá nhà đất chạm đáy, thị trường chứng khoán sụp đổ, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, thất nghiệp tăng cao.

Đại dịch Covid – 19 năm 2020

Tác động của đại dịch Covid – 19 khiến nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Mức độ ảnh hưởng vượt xa cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và cuộc đại suy thoái của Mỹ vào những năm 1930.

Làm gì để vượt qua khủng hoảng kinh tế?

Tạo thêm nhiều nguồn thu nhập

Ngoài công việc toàn thời gian, bạn cần tìm thêm các công việc làm thêm giúp tăng thu nhập, chẳng hạn như bán hàng online hay sử dụng nghề tay trái.

Cắt giảm chi tiêu không cần thiết

Giữa thời kỳ kinh tế khó khăn, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo tình hình tài chính cá nhân. Chẳng hạn, bạn có thể chọn lọc, lên danh sách các món cần mua trước khi vào siêu thị để tránh bị cám dỗ mua những món không cần thiết.

Trả hết nợ cũ và tránh những khoản nợ mới

Trả hết nợ cũ là cách để tránh đẻ lãi quá nhiều đồng thời cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm hơn và không để phát sinh các khoản nợ mới.

Tiết kiệm dần để có vốn đầu tư

Tiết kiệm sẽ giúp bản có được số tiền dự phòng cho các rủi ro bất ngờ và có thêm một khoản tiền lớn để đầu tư.

Đầu tư khi có dư

Sau thời gian tiết kiệm, bạn sẽ tích lũy được một số tiền và có thể sử dụng để đầu tư, giúp gia tăng tài sản.

Giờ đây có lẽ bạn đã hiểu khủng hoảng kinh tế là gì rồi phải không? Hãy truy cập vào CareerLink.vn để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức khác và cập nhật các thông tin tuyển dụng mới nhất nhé.

Thu Trang

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công