Khi bước chân vào môi trường công sở, sẽ không ít lần bạn cảm thấy bế tắc vì công việc không phù hợp, bế tắc khi công ty suy thoái và bế tắc khi thất nghiệp. Thực ra, vấn đề bạn phải đối mặt không chỉ là yếu tố khách quan mà còn nằm ở trí óc và tinh thần của chính bạn.
Thật may mắn khi có 7 câu hỏi mở giúp bạn tự thấu hiểu vấn đề, vượt qua bất kỳ khó khăn, bế tắc nào, tiến lên phía trước và cuối cùng đạt được những đột phá trong sự nghiệp.
1.Tại sao?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định chính xác các vấn đề bạn đang gặp phải. “Tại sao” là một câu hỏi tuyệt vời ngay từ đầu của quá trình giải quyết vấn đề. Nếu bạn hỏi “tại sao” năm lần trước khi bắt tay vào tìm kiếm giải pháp, bạn sẽ đi sâu vào bản chất cốt lõi của các thách thức bạn đang cố gắng để giải quyết. Nó cho phép bạn khám phá sự thật của bất kỳ vấn đề nào và thu thập thông tin cần thiết. Khi xác định được chúng, bạn sẽ biết cách quản lý và tìm ra được cách giải quyết hợp lý.
2.Chuyện gì xảy ra nếu…?
Để tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề bạn đang tìm cách để giải quyết, câu hỏi “Chuyện gì xảy ra nếu…” sẽ đặt ra các giả thiết cho các lựa chọn của bạn. Điều này giúp mở rộng các vấn đề hoặc kết nối các dữ liệu, thông tin với nhau để đi đến giải pháp. Ngoài ra, đây cũng là một câu hỏi quan trọng giúp bạn suy nghĩ vấn đề này có xứng đáng với thời gian của bạn để bắt tay vào giải quyết hay không.
3.Hãy tưởng tượng nếu như..?
Câu hỏi này thậm chí còn giúp bạn đi xa hơn câu hỏi “Chuyện gì xảy ra nếu…” trên. Bởi bản chất của nó là hãy tưởng tượng nếu như bạn đưa ra giải pháp nhằm loại bỏ bế tắc và tập trung vào các khía cạnh bên trong của bạn. Thế giới của những khả năng, lựa chọn đó sẽ ở ngay trước mặt của bạn. Thay vì bị ám ảnh về lý do tại sao bạn không thể làm điều gì đó, “Hãy tưởng tượng nếu” giúp bạn mở ra những ý tưởng đồng thời là những thách thức thú vị.
4.Điều gì xảy ra nếu tôi không thể?
Câu hỏi này thường xuất phát từ trạng thái tiêu cực cản trở bạn được tự mình sáng tạo. Điều này cũng giống như “Nếu tôi thất bại? Điều gì nếu phương án đó không hiệu quả? Điều gì nếu không có ai thích nó?” Tuy nhiên, hãy coi đó là một bước để bạn lùi lại và phán đoán phản ứng của mọi người. Cơ hội xem xét này cũng giúp bạn có được nhận thức sâu sắc hơn về tình hình bằng cách cân nhắc các điểm lợi hại.
Khi bạn bế tắc, bạn sẽ dễ suy nghĩ tiêu cực. Đừng để điều này khiến bạn sụp đổ mà hãy biến những suy nghĩ đó thành động lực để “viết lại” những trang “kịch bản sự nghiệp mới” cho mình.
5.Cái gì/Điều gì?
Câu hỏi bắt đầu bằng “Cái gì?” sẽ giúp bạn khám phá những điểm bế tắc cơ bản liên quan đến vấn đề bạn đang tìm cách để giải quyết. Câu hỏi này có thể rất hữu ích trong những tình huống mà bạn thắc mắc về mọi vấn đề, cảm thấy nghi ngờ chính mình và bế tắc. Sự không chắc chắn tạo nên tâm lí lo sợ và nghi hoặc bản thân nếu bạn không đủ dũng cảm để ứng xử trước các cơ hội.
6.Tại sao không?
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội để nói chuyện, xin tư vấn của mọi người xung quanh về sự trì trệ, bế tắc của bản thân thì “Tại sao không” là câu hỏi hay để bắt đầu cuộc đối thoại. Đây là câu hỏi khuyến khích bạn phá vỡ hiện trạng bất ổn và suy nghĩ về những gì sẽ xảy ra không theo xu hướng và thông lệ chung. Ví dụ: “Tại sao công ty quảng cáo không trả tiền cho thời gian làm thêm giờ của bạn?” hay “Tại sao cùng một thời gian mà mọi người lại có hiệu suất cao hơn”.
7.Làm thế nào?
Đây là câu hỏi gợi mở hướng giải quyết, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. “Làm thế nào?” cho phép bạn đặt nền tảng cho sự hợp tác mạnh mẽ và làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề bạn đang gặp phải. Mục tiêu trong việc hỏi “Làm thế nào” là để có được góp ý, nhận xét của sếp và đồng nghiệp, chứ không phải đối đầu với họ hay phán xét.
Như đầu bài viết đã nói, tất cả phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Khi bạn cảm thấy khó khăn, đó là vì bạn đã vô tình đóng hộp mình vào một vấn đề chứ không phải là khai thác các câu hỏi để mở khóa bất kỳ vấn đề nào. Nếu bạn có thể hỏi những câu hỏi mở, lắng nghe và thấu hiểu, bạn có thể phát triển bản thân theo hướng tốt đẹp. Careerlink.vn chúc bạn may mắn và thành công thoát khỏi những bế tắc trong công việc và sự nghiệp của mình.
Phương Thảo
Author Profile
Latest entries
- Nghệ thuật quản lý2024.09.04Điều gì xảy ra nếu đặt kỳ vọng thiếu thực tế cho nhân viên?
- Bí quyết tuyển dụng2024.08.26Thổi phồng công việc để thu hút ứng viên, lợi hay hại?
- Nghệ thuật quản lý2024.08.19Nên làm gì với những nhân viên thiếu tự tin?
- Bí quyết tuyển dụng2024.08.12Xử lý khéo khi ứng viên xin việc làm “bùng” phỏng vấn