Tính sáng tạo luôn được xem là yếu tố cần thiết để duy trì sự tiến triển cho mọi thứ, đặc biệt là trong công việc. Thành công cho sự phát triển của một đội ngũ không chỉ đến từ sự cần cù, chuyên nghiệp của từng cá nhân mà nó thuộc về nỗ lực chung của cả tập thể. Tương tự như vậy, hiệu quả của việc sáng tạo chỉ đạt mức cao nhất khi mọi người cùng đồng lòng liên tục sáng tạo. Và một người quản lý thành công là người luôn biết cách khơi gợi tinh thần sáng tạo của cấp dưới.
Dù bạn chỉ là một người quản lý nhóm nhỏ nhân viên hay lãnh đạo cả một tập đoàn lớn, thì bạn hãy học cách thúc đẩy tính sáng tạo của nhân viên. Và bài viết dưới đây sẽ bật mí 6 cách khiến cho nhân viên của bạn luôn hăng say sáng tạo.
1. Tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, thân thiện
Sẽ không có bất kì sự sáng tạo nào được tạo ra trong một môi trường làm việc gò bó, bức bách. Ngay cả chính bạn cũng vậy, nếu làm việc trong một môi trường ồn ào, thiếu chuyên nghiệp, buồn tẻ thì ý tưởng của bạn cũng chẳng thể nào mà lóe sáng được. Do vậy, bạn hãy thẳng thắn tiến hành trao đổi với các nhân viên để xây dựng một môi trường làm việc thoải mái “thực sự”.
Bạn có thể tạo ra một hòm thư chung để mọi người có thể tự do đóng góp ý kiến, hoặc tổ chức một cuộc họp định kì về việc đánh giá môi trường làm việc. Lưu ý là bạn nên cẩn thận ghi nhận mọi ý kiến đóng góp mang tính xây dựng. Và một người quản lý tài năng sẽ biết cách trung hòa các yếu tố để tạo nên một môi trường làm việc thoải mái nhất cho mọi nhân viên.
2. Khuyến khích các thành viên tạo ra những hội nhóm riêng theo sở thích
Đôi khi, sự sáng tạo không đến từ văn phòng làm việc chính thức, mà nó đến từ những buổi giao lưu ngoài lề giữa các thành viên có cùng sở thích. Do đó, bạn nên tinh ý trong việc nhận ra điểm chung của từng nhân viên và gợi ý để họ tự kết nối lại với nhau. Nếu các nhân viên cùng trao đổi hoặc thực hiện các hoạt động dựa theo sở thích chung ngoài công việc, thì điều này sẽ dễ tạo sự thoải mái, gần gũi giữa mọi người. Từ đó, họ sẽ thêm gắn kết và tạo ra những ý tưởng mới cùng nhau trong công việc.
3. Cho phép nhân viên có những giao tiếp về công việc trên mạng xã hội
Mạng xã hội thực sự là một nguồn tài nguyên mở vô cùng to lớn, dù đôi khi nó cũng mang lại một chút phiền toái cho những hoạt động nội bộ của công ty. Nhưng ở cương vị một người quản lý, bạn nên cho phép nhân viên có những hoạt động giao lưu trên mạng xã hội ở chừng mực nhất định. LinkedIn, Twitter, Google Plus, và thậm chí Facebook đều là những nơi tuyệt vời để nhân viên có thể tiếp cận với các luồng thông tin mới, đa dạng, và sáng tạo. Từ đó, nhân viên sẽ có thêm nhiều gợi ý để sáng tạo thông qua việc bàn luận, học hỏi về các đề tài, ý tưởng mới.
4. Ai cũng bình đẳng trong quyền sáng tạo
Mọi sự sáng tạo đều có ý nghĩa và bạn không nên có phân định chủ quan khi đánh giá một sáng tạo nào đó.
Một nhân viên học việc thì không đồng nghĩa với việc sáng tạo của bạn đó sẽ không hiệu quả bằng cựu nhân viên lâu năm. Và thực tế, những sáng tạo thiết thực đem lại hiệu quả cho sự phát triển chung của công ty không thường đến từ những buổi hội họp dài lê thê, hay những nhân viên “bàn giấy” chăm chỉ, mà nó đến từ các nhân viên thường xuyên “va chạm” với các hoạt động kinh doanh thực tế. Những đóng góp của họ thường dựa trên sự ghi nhận ý kiến từ khách hàng, từ việc phân tích đối thủ cạnh tranh, hay từ sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh bên ngoài. Do đó, những sáng tạo của họ mang tính xác đáng và đầy thực tế.
5. Khéo léo trong việc khen thưởng cho từng sáng tạo
Mỗi sáng tạo tốt luôn cần được khen thưởng xứng đáng. Một sáng tạo lớn và có tính thực tiễn thì sẽ luôn được trao thưởng cao. Tuy nhiên, bạn nên khéo léo trong việc áp dụng trao tiền thưởng cho sáng tạo. Vì điều này đôi lúc dễ khiến nhân viên không quan tâm đến việc cải thiện tiểu tiết mà chỉ chăm chăm nghĩ ra những ý tưởng lớn để giành được nhiều tiền thưởng. Bạn có thể đưa ra lời tuyên dương trước toàn thể nhân viên, hay trao bằng khen cho một nhân viên nào đó vì những sáng tạo nhỏ nhưng liên tục của họ. Thực sự, điều này còn có ý nghĩa tích cực và quan trọng hơn cả tiền thưởng đối với nhân viên.
6. Bạn là lá cờ đầu trong cuộc chiến sáng kiến
Nhân viên của bạn chỉ sáng tạo tích cực khi bạn trở thành một tấm gương điển hình trong sáng tạo. Bạn luôn cần phải học hỏi và trao dồi kiến thức để có khả năng đưa ra các sáng tạo thiết thực. Nhân viên của bạn sẽ không thể nào ham thích với việc sáng tạo khi mà sếp của họ luôn vắng mặt trong mọi buổi họp ý tưởng; khi mà sếp của họ không bao giờ đưa ra những ý tưởng mới; hoặc là sếp của họ chỉ đưa ra kiểu ý tưởng mà sự khác biệt không quá nhiều so với ý tưởng cũ,... Nhân viên của bạn luôn xem bạn là hình mẫu để phấn đấu, do đó bạn hãy cố gắng đưa ra những sáng tạo mới, tư duy độc đáo để nhân viên học hỏi và làm theo.
Trung Thành
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- Văn hóa giao tiếp với nhân viên qua email: làm sao để trở nên tốt hơn?
- Nhân viên liên tục trễ hẹn, nên ứng xử thế nào?
- Khiêm tốn là gì? Vì sao nhà quản lý hiệu quả cần khiêm tốn?
- Làm gì để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên?
- Vì sao cần nói lời cảm ơn nhân viên và nên thể hiện như thế nào?
- Nghệ thuật lãnh đạo: 8 bài học không thể bỏ qua
- 11 dấu hiệu cho thấy bạn đang quản lý nhân sự hiệu quả
- Thư chào mừng nhân viên mới đúng chuẩn – cách viết đúng chuẩn
- Bí quyết để xây dựng bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh
- 7 điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
- Cách quản lý nhân viên cấp dưới khi làm việc tại nhà mùa dịch
- 8 kỹ năng quản trị con người nhà quản lý hiệu quả đều thành thạo
- Đưa ra quyết định nghỉ việc cho nhân viên và những điều cần lưu ý
- Bí quyết kiểm soát cảm xúc dành cho nhà quản lý
- Bí quyết quản lý nhân viên trong thời gian thử việc
- Bí quyết sử dụng thời gian hiệu quả dành cho quản lý mới
- Sau Tết, làm gì để nhân viên tăng năng suất làm việc?
- 7 mục tiêu năm mới để trở thành nhà quản lý giỏi hơn
- Tổ chức tiệc tất niên công ty, doanh nghiệp được lợi gì?
- 7 ý tưởng giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc cuối năm
- Những điều cần biết để tuyển dụng nhân viên thời vụ hiệu quả
- Làm gì để nhân viên tập trung làm việc vào những ngày cuối năm?
- 6 điều nên tránh để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
- Muốn nhân viên nể phục, nhà quản lý cần có phẩm chất nào?
- Lí do nên để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định
- 5 cách khiến nhân viên hướng nội của bạn “lên tiếng”
- 7 cách lắng nghe giúp bạn trở thành nhà quản lý hiệu quả
- Nhà quản lý giỏi truyền cảm hứng thường làm gì?
- 6 điều công ty cần làm trước khi sa thải nhân viên
- 6 trở ngại người mới được thăng chức có thể đối mặt
- Bí quyết “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên sau kỳ nghỉ
- 5 sai lầm nên tránh khi tuyển nhân viên làm việc từ xa
- 7 cách hỗ trợ nhân viên bị “quá tải” và căng thẳng
- 7 cách khiến nhân viên mới cảm thấy được chào đón
- 7 bí quyết giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn
- 5 sai lầm trong quản lý làm giảm hiệu suất của nhân viên
- 5 lỗi về kỹ năng viết nhà quản lý không nên mắc phải
- 4 thách thức khi quản lý nhân viên từ xa và cách vượt qua
- 3 điều nhà quản lý nên nói thay cho câu “Tôi không biết”
- 5 điều không nên làm khi nhân viên nghỉ việc
- 5 lí do người lạc quan là những lãnh đạo tuyệt vời
- 7 điều nhà quản lý cần truyền đạt cho nhân viên mới
- 5 lí do nhân viên không ra khỏi “vùng an toàn” khi làm việc
- 6 lí do để tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên
- 5 biểu hiện khi nhân viên giảm động lực làm việc
- 6 điều giúp nhà tuyển dụng “đẹp” hơn trong mắt ứng viên
- 5 thói quen của nhà quản lý có nhân viên trung thành
- Nhân viên giỏi nghỉ việc, sếp đang phạm sai lầm nào?
- 8 điều không nên làm nếu muốn được nhân viên nể trọng
- Mới ‘lên sếp’, làm sao để nhân viên tâm phục khẩu phục?
- 5 cách tránh lãng phí ngân sách trong tuyển dụng
- Nói lời từ chối thế nào khi nhân viên muốn thăng chức?
- CQ: chỉ số không thể thiếu với nhà quản lý hiện đại
- Mâu thuẫn giữa nhân viên và trách nhiệm của nhà quản lý
- Truyền thông điệp hiệu quả bằng cách kể chuyện
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- Làm gì khi nhân viên giỏi xin thôi việc?
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 4 Điều cần có ở một nhà lãnh đạo sáng tạo
- 4 nguyên tắc ứng xử khôn ngoan “dẹp” lời bàn tán của cấp dưới
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- 7 dấu hiệu nhận diện một nhà quản lý giỏi
- 5 bí quyết giữ chân nhân tài sau thời gian thử việc
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- Cách nghĩ đưa người lãnh đạo chạm mốc thành công
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Làm thế nào để đánh giá nhân viên từ xa
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Những tố chất lãnh đạo mà người sếp nào cũng cần có
- Để trở thành một chuyên viên tư vấn tuyển dụng thành công
- 5 cách để giữ chân nhân viên mới
- Những thói quen tai hại ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà lãnh đạo