Có thể dễ dàng nhận ra lí do vì sao ứng viên nói dối trong quá trình tuyển dụng là họ muốn nâng cao giá trị bản thân và tạo lợi thế khi đàm phán lương. Tuy nhiên, sự thiếu trung thực này là điều khiến công việc của nhà tuyển dụng trở nên bận rộn hơn. Nó không chỉ gây lãng phí thời gian của bạn mà trong một số trường hợp, như lựa chọn giữa hai ứng viên, thì có thể một ứng viên có tiềm năng thực sự bị bỏ lỡ.
May mắn là có một số điều bạn có thể làm để loại bỏ các “Pinocchio” khỏi quá trình và nâng cao hiệu quả tuyển dụng, hãy cùng tham khảo nhé.
Nghiên cứu kỹ CV của ứng viên
Đây là bước không thể thiếu và cũng là bước đầu tiên bạn cần làm trước khi tiến hành phỏng vấn ứng viên. Nếu bạn phát hiện ra điều gì đó bất thường trong CV thì sao? Một số công ty sẽ thực hiện việc sàng lọc trước qua điện thoại với sự hỗ trợ của hai chuyên viên tuyển dụng riêng biệt.
Điều này cho phép họ xác thực các nghi ngờ, bởi hai chuyên viên sẽ hỏi các thông tin tương tự nhưng theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không thực hiện theo cách trên thì có thể áp dụng các cách tiếp theo để loại bỏ ứng viên không trung thực.
Đưa ra các câu hỏi chi tiết
Khi một ứng viên trình bày về những thành tích ấn tượng và điều này có thể khiến bạn nghi ngờ, hãy tìm kiếm sự thật bằng cách đặt các câu hỏi cụ thể. Chẳng hạn, nếu ứng viên nói rằng họ rất thông thạo tiếng Anh thì bạn có thể đề nghị: “Vậy nếu tôi thực hiện cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh - điều đó sẽ ổn chứ?”
Quan sát thái độ và ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn chính là một dấu hiệu quan trọng khi bạn cần kiểm chứng thông tin từ ứng viên, nhất là khi nghi ngờ rằng họ đang nói dối. Bạn cần để ý khi họ tỏ ra không thoải mái, vặn người, sờ tay lên mặt hoặc tóc, sửa lại kính hoặc cổ áo, lảng tránh giao tiếp mắt hay vặn vẹo ngón tay khi trả lời một câu hỏi nào đó.
Nếu có nghi ngờ, bạn hãy tiếp tục hỏi thêm về nội dung đó và quan sát tiếp thái độ của họ. Thường thì ứng viên sẽ tỏ ra đặc biệt không thoải mái khi phải nói dối liên tục tới lần thứ 3.
Kiểm tra mạng xã hội
Nếu một ứng cử viên cho rằng vai trò mà bạn đang tuyển dụng là tất cả những gì họ muốn làm, thì hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra tiểu sử trên mang xã hội của họ, có thể là LinkedIn và xem liệu những điều này có khớp không.
Ngay cả khi không có gì bất thường, thì việc kiểm tra mạng xã hội của họ cũng là điều cần thiết để xem họ có tiết lộ bất cứ điều gì về quá trình săn việc cũng như thái độ thực sự của họ đối với vị trí tuyển dụng.
Liên hệ với người tham khảo
Đối với những vị trí quan trọng, bạn có thể sử dụng danh sách người tham khảo để kiểm chứng lại thông tin về ứng viên. Nói dối về ngày làm việc, chức danh công việc, hoặc trách nhiệm là những điều thường hay gặp.
Một số người thậm chí tạo ra người tham khảo giả mạo. Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra bằng cách trích dẫn sai thông tin của ứng viên và xem người tham khảo có phản ứng hay không. Ví dụ, nếu ứng viên xác nhận mức lương ở công ty cũ là 8 triệu/tháng, hãy hỏi người tham khảo “X được trả 7 triệu khi làm việc ở công ty của bạn phải không?”
Dựa vào kinh nghiệm và trực giác
Nếu bạn là một người phỏng vấn có kinh nghiệm, bạn có thể biết một người nói dối mà không gặp khó khăn gì. Đôi khi, bạn nên chú ý và lắng nghe “tiếng lòng” của mình. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng để không quá phụ thuộc vào trực giác của mình, bởi thực tế là những bằng chứng thuyết phục hơn và người phỏng vấn cần phải đánh giá một cách khách quan.
Trên đây là 6 cách khá hữu hiệu để giúp nhà tuyển dụng xác minh, sàng lọc các thông tin từ ứng viên mà họ tìm hiểu, giúp họ có những lựa chọn và quyết định tuyển dụng sáng suốt hơn. Trung thực luôn là tiêu chí hàng đầu cho một nhân viên tốt, vì vậy bạn đừng ngại rà soát kỹ càng, cẩn trọng để có thể tìm ra được ứng viên tiềm năng nhất cho công ty của mình.
Ngân Linh
Nghệ thuật quản lý - Cẩm nang khác
- Văn hóa giao tiếp với nhân viên qua email: làm sao để trở nên tốt hơn?
- Nhân viên liên tục trễ hẹn, nên ứng xử thế nào?
- Khiêm tốn là gì? Vì sao nhà quản lý hiệu quả cần khiêm tốn?
- Làm gì để nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên?
- Vì sao cần nói lời cảm ơn nhân viên và nên thể hiện như thế nào?
- Nghệ thuật lãnh đạo: 8 bài học không thể bỏ qua
- 11 dấu hiệu cho thấy bạn đang quản lý nhân sự hiệu quả
- Thư chào mừng nhân viên mới đúng chuẩn – cách viết đúng chuẩn
- Bí quyết để xây dựng bản mô tả công việc cho vị trí nhân viên kinh doanh
- 7 điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý
- Cách quản lý nhân viên cấp dưới khi làm việc tại nhà mùa dịch
- 8 kỹ năng quản trị con người nhà quản lý hiệu quả đều thành thạo
- Đưa ra quyết định nghỉ việc cho nhân viên và những điều cần lưu ý
- Bí quyết kiểm soát cảm xúc dành cho nhà quản lý
- Bí quyết quản lý nhân viên trong thời gian thử việc
- Bí quyết sử dụng thời gian hiệu quả dành cho quản lý mới
- Sau Tết, làm gì để nhân viên tăng năng suất làm việc?
- 7 mục tiêu năm mới để trở thành nhà quản lý giỏi hơn
- Tổ chức tiệc tất niên công ty, doanh nghiệp được lợi gì?
- 7 ý tưởng giúp nhân viên vượt qua áp lực công việc cuối năm
- Những điều cần biết để tuyển dụng nhân viên thời vụ hiệu quả
- Làm gì để nhân viên tập trung làm việc vào những ngày cuối năm?
- 6 điều nên tránh để quản lý nhân viên từ xa hiệu quả
- Muốn nhân viên nể phục, nhà quản lý cần có phẩm chất nào?
- Lí do nên để nhân viên tham gia vào việc ra quyết định
- 5 cách khiến nhân viên hướng nội của bạn “lên tiếng”
- 7 cách lắng nghe giúp bạn trở thành nhà quản lý hiệu quả
- Nhà quản lý giỏi truyền cảm hứng thường làm gì?
- 6 điều công ty cần làm trước khi sa thải nhân viên
- 6 trở ngại người mới được thăng chức có thể đối mặt
- Bí quyết “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên sau kỳ nghỉ
- 5 sai lầm nên tránh khi tuyển nhân viên làm việc từ xa
- 7 cách hỗ trợ nhân viên bị “quá tải” và căng thẳng
- 7 cách khiến nhân viên mới cảm thấy được chào đón
- 7 bí quyết giúp nhân viên quản lý thời gian tốt hơn
- 5 sai lầm trong quản lý làm giảm hiệu suất của nhân viên
- 4 thách thức khi quản lý nhân viên từ xa và cách vượt qua
- 3 điều nhà quản lý nên nói thay cho câu “Tôi không biết”
- 7 điều nhà quản lý cần truyền đạt cho nhân viên mới
- Khám phá bí quyết “thổi lửa” cho nhân viên lâu năm
- 6 dấu hiệu công ty nên tuyển thêm nhân viên mới
- 5 lí do nhân viên không ra khỏi “vùng an toàn” khi làm việc
- 6 điều giúp nhà tuyển dụng “đẹp” hơn trong mắt ứng viên
- 5 thói quen của nhà quản lý có nhân viên trung thành
- Nhân viên hay đòi hỏi - nhà quản lý nên làm gì?
- 8 điều không nên làm nếu muốn được nhân viên nể trọng
- Mới ‘lên sếp’, làm sao để nhân viên tâm phục khẩu phục?
- 4 cách sự tử tế tạo nên nhà lãnh đạo tuyệt vời
- 6 lỗi phổ biến khi đánh giá hiệu suất nhân viên
- 4 biểu hiện bạn đang lãng phí thời gian của nhân viên
- 6 lí do khiến bạn không được nhân viên tôn trọng
- 5 đặc tính cần có của nhân viên làm việc từ xa
- 5 Bước giúp nâng cao năng suất làm việc cho nhân viên mới
- 5 bài học quản trị nhân sự đắt giá cho startup tương lai (Kỳ cuối)
- 4 điều người mới được “thăng quan” nên làm
- Làm sao dung hòa nhân viên mới với đội ngũ startup nòng cốt? (Kỳ 2)
- 5 Điều Sếp Trẻ Nên Phát Huy Trong Việc Quản Lý
- Thu phục cấp dưới khó bảo, đâu là giải pháp thông minh?
- 6 “tuyệt chiêu” giao việc để cấp dưới làm việc hiệu quả mà không vượt quyền
- 5 “bí kíp” giúp kiềm chế cảm xúc khi nhân viên phạm sai lầm
- 5 bí quyết giữ chân nhân tài sau thời gian thử việc
- 8 điều “không nên” cần cân nhắc khi làm lãnh đạo
- Cách nghĩ đưa người lãnh đạo chạm mốc thành công
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo thật hiệu quả?
- Làm thế nào để đánh giá nhân viên từ xa
- 8 điều cần làm ngay để giữ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 2)
- 19 cách giúp bạn quản lý những nhân viên trẻ tuổi (phần 1)
- Những tố chất lãnh đạo mà người sếp nào cũng cần có
- Để trở thành một chuyên viên tư vấn tuyển dụng thành công
- 5 cách để giữ chân nhân viên mới
- Những thói quen tai hại ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà lãnh đạo