Tuyển dụng chỉ với một buổi phỏng vấn

Khi nói đến quá trình phỏng vấn, không có luật nào quy định bạn sẽ phải mời ứng viên quay lại văn phòng cho nhiều vòng phỏng vấn. Nhiều người cho rằng điều này sẽ giúp người tuyển dụng thu thập được ý kiến đánh giá ứng viên từ nhiều nguồn thông qua những lần gặp mặt.

Tuy nhiên, nếu chỉ có một mình bạn phụ trách việc tuyển dụng và đang tìm cách tiết kiệm thời gian hoặc bạn có xu hướng tin vào những cảm nhận ban đầu khi gặp ứng viên, sau đó sẽ cân nhắc.

Dù vậy, bạn vẫn muốn chắc chắn và muốn thêm những thông tin khách quan, những phân tích nghiên cứu cùng với những cảm nhận, đánh giá để chăc rằng có sự công bằng hợp lý và phù hợp với phong cách làm việc và giao tiếp của công ty và không có sự bất ngờ nào khi bắt đầu hợp tác.

Sau đây là một số gợi ý để thực hiện 1 buổi phỏng vấn duy nhất nhưng nhà tuyển dụng vẫn chọn được đúng người:

Phỏng vấn điện thoại để kiểm tra ứng viên

Một khi bạn đã thực hiện việc rà soát CV để tìm ra những ứng viên phù hợp, hãy thực hiện việc phòng vấn bằng điện thoại trước khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian sau đó.

Hãy mở đầu cuộc đàm thoại của bạn bằng cách tạo cảm hứng cho ứng viên là họ đang mong muốn, tìm kiếm điều gì trong khi chưa chắc rằng cơ hội bạn mang lại phù hợp với mong muốn nghề nghiệp của ứng viên. Hãy bắt đầu bằng việc hỏi các câu hỏi sau:

– Điều gì thu hút anh/chị ứng tuyển vào công ty chúng tôi, và tại sao anh/chị lại rời công ty cũ?


– Lương và phúc lợi hiên nay của bạn như thế nào ? (Bao gồm các thông tin liên quan đến làm sau giờ làm việc, các khoản thưởng và các chính sách phúc lợi hỗ trợ khác của công ty)


– Bao lâu thì chính sách lương và phúc lợi của bạn thay đổi một lần?


Đầu tư thời gian cho những buổi phỏng vấn như thế này giúp bạn kiểm tra qua về ứng viên liệu họ có nghiêm túc về công việc ứng tuyển hoặc người không định rõ được nhu cầu cá nhân. Tương tự, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian phỏng vấn ứng viên.

Phỏng vấn trực tiếp

Việc gặp mặt trực tiếp ứng viên tạo cơ hội để biết rõ về con người thật đằng sau những lời hoa mỹ trong bản CV. Trong buổi phỏng vấn, hãy tận dụng cơ hội hỏi ứng viên các câu hỏi để tìm ra ứng viên là người như thế nào, và làm ứng viên cảm thấy thoải mái với việc thảo luận mục tiêu nghề nghiệp:

– Nếu bạn vẫn tiếp tục làm tại công ty cũ, bước tiến nghề nghiệp tiếp theo của bạn là gì? Mất bao lâu để bạn lên một bậc nữa?


– Nếu được tuyển dụng trong vị trí này, kế hoạch nghề nghiệp trong 5 năm tới của bạn là gì? Công việc này đóng vai trò gì trong bước tiến nghề nghiệp của bạn.


– Công ty cũ cần thay đổi điều gì giúp bạn cân nhắc ở lại? Sếp cũ ủa bạn sẽ phải làm gì để bạn tiếp tục ở lại?


– Bạn có đang ứng tuyển hoặc nhận được một lời mời đề nghị làm việc ở đâu?


– Nếu bạn được nhận làm việc, khi nào bạn có thể bắt đầu? Bạn cần bao lâu để thông báo với công ty hiện thời?


Giá trị cuả những câu hỏi này là cơ hội bạn mang đến từ lợi ích công việc trong dài hạn tạo ra cho ứng viên. Nhưng đừng mắc sai lầm với  nó: Những câu hỏi đặt ra sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu sâu hơn về những gì ứng viên nghĩ, quản trị sự nghiệp của họ và hỗ trợ đường sự nghiệp của họ; chiến lược này cũng nhận được sự hưởng ứng viên bởi vì bạn đang đặt lợi ích của họ lên trên. Đây là chiến lược 2 bên cùng có lợi giữa ứng viên và công ty.

Kiểm tra thông tin đối chiếu của ứng viên sau phỏng vấn

Bất kể bạn có cảm tình với ứng viên như thế nào trong buổi phỏng vấn, bạn vẫn sẽ hiếm khi đưa lời đề nghị ngay lúc đó. Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn không có thông lệ kiểm tra lý lịch và kiểm tra tiền sử nghiện rượu, thuốc, ít nhất bạn vẫn nên hỏi một số câu kiểm tra trước khi chính thức tiến hành gửi lời đề nghị. Thật sự, việc đưa lời mời mà không trao đổi với công ty trước của ứng viên giống như việc may rủi.

Để bắt đầu, hãy trao đổi với quản lý trước đây của ứng viên, người có thể giúp bạn xác định ứng viên phù hợp với điều kiện, môi trường làm việc như thế nào, hãy hỏi về kết quả làm việc cơ bản của ứng viên  mỗi ngày. Một khi bạn gặp được quản lý của ứng viên, hãy hỏi những câu sau

– Ban sẽ cho Janet bao nhiêu điểm về khả năng tiếp nhận những đóng góp xây dựng?


– Cô ấy cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc được giao?


– Điều gì tạo động lực cho Janet, và điều gì khiến cô ấy không tập trung cho công việc?


– Bạn cho rằng cô ấy là tuýp quản lý theo sát kĩ nhân viên hay luôn tạo cho nhân viên cơ  hội chủ động trong công việc?


– Nếu có cơ hội lại bạn sẽ vẫn tuyển dụng cô ấy chứ?


Một khi bạn được thuyết phục rằng cách ứng xử và phong cách của ứng viên phù hợp với văn hóa công ty và sự hợp tác không chỉ là cơ hội để công ty có một ứng viên xuất sắc mà ngược lại ứng viên cũng có cơ hội phát triển nghề nghiệp của họ, hãy gửi lời mời làm việc đến ứng viên, dù bạn chỉ mới thực hiện 1 buổi phỏng vấn.

Đúng vậy, bạn có thể bỏ nhiều công sức đầu tư lúc đầu, nhưng đây là công việc xứng đáng vì khi mọi thứ đều chính xác và đúng ứng viên, những bước tiếp theo sẽ diễn ra một cách suôn sẻ.


Quyên Trần

Sao chép thành công