Mục Lục
Chiết khấu được xem là một trong những hình thức tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Vậy tiền chiết khấu là gì? Phân loại và ưu nhược điểm của tiền chiết khấu ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này ngay sau đây nhé.
Tiền chiết khấu là gì?
“Tiền chiết khấu là số tiền mà bên mua được hưởng sau khi đã được bên bán khấu trừ, có thể là trên từng sản phẩm hoặc là tổng doanh số bán.”
Hay có thể nói đơn giản, dễ hiểu hơn thì tiền chiết khấu cũng có thể được gọi là một khoản giảm trừ trên giá. Bên bán sẽ trừ một phần tiền trong tổng giá tiền mà bên mua hàng phải trả, số tiền bị trừ đó gọi là chiết khấu.
Ví dụ:
– Giảm 30% tương đương 100 ngàn đồng khi mua 2 hũ kem dưỡng trắng da trở lên.
– Trừ trực tiếp 500 ngàn đồng khi mua máy giặt sấy trị giá 8 triệu đồng.
Phân loại tiền chiết khấu
Bản chất của hình thức chiết khấu chính là việc giảm trực tiếp giá niêm yết của sản phẩm hay dịch vụ nào đó với một tỉ lệ phần trăm/số tiền nhất định. Phương thức này được sử dụng phổ biến trong các chiến dịch Marketing của các nhiều doanh nghiệp, nhà bán hàng nhằm thúc đẩy doanh số, doanh thu bán hàng, kích cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Hiện nay, tiền chiết khấu được chia làm nhiều loại khác nhau như:
Tiền chiết khấu thương mại
Tiền chiết khấu thương mại được áp dụng cho các nhà phân phối lớn như siêu thị, đại lý, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa… Ví dụ: Siêu thị A nhập số lượng hàng lớn từ 500kg gạo sẽ có được hưởng tiền chiết khấu ưu đãi 10%, chỉ 20 ngàn đồng/kg so với giá gốc là 22 ngàn đồng/kg.
Tiền chiết khấu khuyến mại
Đây là khoản tiền giảm ngay trên giá của một sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ: đôi giày nữ có giá gốc đã niêm yết 350 ngàn đồng, nay giảm chỉ còn 280 ngàn đồng tương đương chiết khấu 20%.
Tiền chiết khấu theo số lượng
Đây là khoản tiền được giảm cho một sản phẩm/dịch vụ khi bên mua mua số lượng lớn, hoặc theo số lượng bên bán quy định. Ví dụ khách hàng A mua 20 thùng sữa tươi 200ml/chai sẽ được mua 5 thùng sữa tươi cùng loại 100ml với giá chỉ bằng 60% giá niêm yết.
Ưu nhược điểm của tiền chiết khấu
Hình thức khuyến mãi, ưu đãi bằng tiền chiết khấu có nhiều ưu nhược điểm. Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của tiền chiết khấu là gì nhé.
Về ưu điểm
Chọn đúng % tiền chiết khấu và áp dụng đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho nhà bán hàng:
Giúp thúc đẩy doanh số bán: Việc sử dụng chiết khấu bằng tiền đánh vào tâm lý của khách hàng thích mua hàng giá tốt. Vì thế phương thức ưu đãi này sẽ kích thích nhiều người mua hơn, từ đó thúc đẩy doanh số bán cao và đạt doanh thu như mục tiêu đã hoạch định.
Thu hút nhiều khách hàng mới: Ngoài lợi ích đẩy mạnh doanh số bán thì hình thức ưu đãi này còn thu hút nhiều khách hàng mới. Đây là những người đang phân vân lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ có giá tốt nhất. Một phương thức tiếp cận khách hàng không mất quá nhiều thời gian nhưng lại mang lại hiệu quả cao.
Góp phần quảng bá thương hiệu: Không những mang lại doanh thu, khách hàng mới mà ưu đãi bằng tiền chiết khấu hấp dẫn còn giúp quảng bá rộng rãi đến tệp khách hàng tiềm năng. Điều này làm tăng độ uy tín và nhận diện thương hiệu cũng được tăng lên. Tuy nhiên, bên bán phải đảm bảo về chất lượng, dịch vụ khách hàng để bên mua thêm phần tin tưởng.
Giải quyết hàng tồn kho nhanh chóng: Sử dụng hình thức bán hàng chiết khấu sẽ giúp nhà bán hàng giải quyết khối lượng sản phẩm tồn kho nhanh chóng, thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Thời điểm áp dụng chương trình ưu đãi lý tưởng này vào các ngày lễ, cuối tháng, cuối quý, cuối năm…
Về nhược điểm
Không chỉ có ưu điểm mà hình thức khuyến mãi tiền chiết khấu cho bên mua còn có những nhược điểm:
– Lợi nhuận bị giảm sút: Việc lạm dụng các chương trình giảm giá, chiết khấu có thể sẽ làm lợi nhuận của nhà bán hàng bị giảm sút. Vậy nên trước khi đưa ra chiến dịch tặng tiền chiết khấu cho khách hàng, người bán cần cân nhắc kỹ để đưa ra mức ưu đãi phù hợp tránh làm thiệt hại về tài chính và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
– Hạ thấp giá trị của sản phẩm/dịch vụ: Khi chương trình khuyến mại kéo dài với số tiền chiết khấu quá lớn cũng có thể làm giảm giá trị thực của sản phẩm/dịch vụ trong mắt khách hàng. Điều này có thể làm giảm/mất niềm tin của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
– Tạo tiền lệ xấu cho khách hàng: Khi khách hàng nhận thấy tiền chiết khấu hấp dẫn, họ có thể trở lại mong đợi những đợt ưu đãi tiếp theo. Nếu tình trạng này kéo dài vô hình chung, nhà bán hàng sẽ tạo ra thói quen xấu cho khách hàng. Nếu giá sản phẩm/dịch vụ trở về giá ban đầu, khách hàng có thể cảm thấy không đặt mua ngay mà tiếp tục chờ đợi ưu đãi hoặc chọn sang bên bán khác có giá tốt hơn.
4. Tiền chiết khấu được thực hiện ra sao, công thức tính như thế nào?
Tiền chiết khấu thường được các nhà bán hàng tính theo hai cách sau:
Tính tiền chiết khấu theo phương thức tổng quát
Cách tính chiết khấu theo phương thức tổng quát là cách tính phổ biến nhất hiện nay. Nó được thực hiện theo thứ tự sau:
– Bước 1: Nhà bán hàng cần xác định được số tiền chiết khấu của sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Cần đảm bảo chi phí vốn và lợi nhuận được bảo toàn.
– Bước 2: Tính tiền chiết khấu bằng công thức:
Tiền chiết khấu = giá bán gốc (giá trước chiết khấu) x tỷ lệ chiết khấu
– Bước 3: Xác định giá sau chiết khấu theo công thức:
Giá sau chiết khấu = Giá gốc – tiền chiết khấu
Ví dụ: Giá gốc máy sấy tóc A là 500.000 đồng được áp dụng chiết khấu 30%. Hãy tính tiền chiết khấu và giá sau chiết khấu là bao nhiêu.
Đáp án:
Tiền chiết khấu máy sấy tóc A: 500.000 x 30% = 150.000 đồng
Giá bán máy sấy tóc A sau khi chiết khấu: 500.000 – 150.000 = 350.000 đồng
Tính tiền chiết khấu theo phương thức tính nhẩm
Tính tiền chiết khấu theo phương thức tính nhẩm là cách tính nhanh nhất mà khách hàng không cần sử dụng bất cứ công cụ tính toán nào hỗ trợ vẫn biết được con số cụ thể. Phương pháp này sẽ nhanh và chính xác nhất với các tỷ lệ chiết khấu có đuôi số 0 và 5 cụ thể là 15%, 20%, 40%, 50%, 75%… Thứ tự các bước tính toán như sau:
– Bước 1: Tiến hành làm tròn số gốc về gần số chục nhất, sau đó chia cho 10 để ra được một số (gọi là số x).
– Bước 2: Lấy phần trăm chiết khấu chia cho 10, sau đó lấy phần nguyên của kết quả số chia (gọi là số y).
– Bước 3: Nhân x với y rồi cộng với nửa của số x chia 2 để tính ra tiền chiết khấu.
– Bước 4: Lấy giá gốc trừ đi tiền chiết khấu sẽ ra giá sau khi chiết khấu.
Ví dụ: Giá gốc áo sơmi nam là 189.000 VNĐ, chiết khấu 25%. Tính nhẩm tiền chiết khấu và giá bán sau khi chiết khấu.
Cách tính:
Làm tròn giá gốc áo sơmi về hàng chục gần nhất rồi chia cho 10 để ra kết quả x.
Giá gốc 189.000 đồng được làm tròn thành 190.000 đồng
Sau khi chia cho 10, ta được x = 19.000 đồng.
Chia tỷ lệ chiết khấu cho 25% và thu về kết quả y.
Tỷ lệ chiết khấu 25:10 sẽ ra y = 2,5 lấy phần nguyên là 2.
Vậy tiền chiết khấu là: 19.000 x 2 + (19.000/2) = 47.500 đồng
=> Giá bán áo sơmi nam sau khi chiết khấu: 190.000 – 47.500 = 142.500 đồng
Mong rằng, những thông tin về tiền chiết khấu là gì ở trên có thể giúp các bạn hiểu hơn về thuật ngữ này. Có thể nói, tiền chiết khấu mang lại nhiều lợi ích cho cả người mua cho người bán. Thế nhưng, người bán cần tính toán thật kỹ để không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và sự phát triển của thương hiệu mình.
Thúy Vui
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Trực giác là gì? Làm thế nào để trực giác nhạy cảm hơn?
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15MNC là gì? Lợi ích khi làm việc tại các MNC
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Chief of Staff là gì? Trách nhiệm cụ thể của Chief of Staff
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Mentee là gì? Lợi ích khi là một mentee