Mục Lục
- Khánh tiết là gì?
- Ban khánh tiết là gì?
- Khánh tiết hội nghị là gì?
- Đặc trưng của ngành khánh tiết
- Mô tả công việc khánh tiết tại các nhà hàng – khách sạn trong các sự kiện, tiệc cưới
- Mức lương của nhân viên khánh tiết
- Nghề khánh tiết thích hợp với ai?
- Những cơ hội – thách thức không phải ai cũng biết của nghề khánh tiết
- Sinh viên có nên đi làm thêm khánh tiết không?
- Tìm công việc làm khánh tiết ở đâu?
Khánh tiết là gì? Vào dịp cuối năm tại sao nhu cầu tuyển nhân viên khánh tiết tại các nhà hàng – khách sạn lại cao hơn các thời điểm khác? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!
Khánh tiết là gì?
Khánh tiết là thuật ngữ chỉ công việc đón tiếp khách trong ngành nhà hàng – khách sạn. Ngày nay, khánh tiết được sử dụng để mô tả đội nhân viên đứng chào khách ở các nhà hàng/trung tâm tiệc cưới, làm thiên thần hoặc tay đưa pháo bông cho cô dâu, chú rể lên bục làm lễ. Đội khánh tiết thường có từ 8 – 12 nhân viên, chia đều số lượng nam nữ.
Công việc khánh tiết tưởng chừng như chỉ đứng mỉm cười chào khách nhưng đằng sau nó lại là sự luyện tập vô cùng nghiêm khắc và kỉ luật.
“Khánh tiết chỉ công việc chào đón khách và hỗ trợ thực hiện các nghi thức lễ trong các buổi tiệc, hội nghị…”
Ban khánh tiết là gì?
Tương tự như cụm từ “phòng ban”, ban khánh tiết chỉ một tập thể hoặc cơ quan đảm nhiệm công việc đón tiếp khách mời đến bữa tiệc.
Cụm từ ban khánh tiết ít được sử dụng. Tuy nhiên cụm từ này sẽ được dùng nhiều trong các giáo xứ tại Việt Nam. Công việc của ban khánh tiết ở các giáo xứ đó là trang trí cho thánh đường và khuôn viên vào mỗi dịp lễ.
Khánh tiết hội nghị là gì?
Có một thuật ngữ liên quan đến khánh tiết, đó là khánh tiết hội nghị. Cũng giống như công việc khánh tiết trong nhà hàng, khách sạn, khánh tiết hội nghị là công việc đón tiếp các thành viên tham dự hội nghị tại các buổi họp quan trọng.
Khi làm khánh tiết hội nghị, bạn sẽ kiếm thêm cả công việc trang trí, hướng dẫn khách mời và các công việc hậu cần khác.
Đặc trưng của ngành khánh tiết
Nghề khánh tiết thường mang tính chất thời vụ, tùy vào từng thời điểm, cao nhất là mùa lễ Tết, mùa cưới.
Nhân viên khánh tiết sẽ có yêu cầu về ngoại hình như chiều cao, cân nặng, gương mặt…) để đảm bảo đội hình đẹp và đồng đều. Đặc biệt nhân viên khánh tiết cần có tinh thần trách nhiệm, linh hoạt và nhanh nhạy trong các tình huống. Ở một số hội nghị quan trọng, nhân viên khánh tiết còn đòi hỏi đến cả ngoại ngữ.
Mỗi ca làm việc sẽ kéo dài từ 3 – 4 tiếng, bắt đầu từ tước khoảng từ 1 – 2 tiếng trước khi buổi lễ diễn ra. Một ngày làm việc của khánh tiết kéo dài từ 2 – 3 ca.
Mô tả công việc khánh tiết tại các nhà hàng – khách sạn trong các sự kiện, tiệc cưới
Công việc của khánh tiết là gì? Họ sẽ có các hoạt động nào? Dưới đây là các công việc cần thực hiện của một nhân viên khánh tiết trong các sự kiện, tiệc cưới:
- Mặc đồng phục chỉn chu theo yêu cầu và sắp xếp đội hình
- Chào đón khách mời đến sự kiện ở sảnh chính
- Hướng dẫn khách mời làm thủ tục check – in, hướng dẫn lối vào giúp đỡ nếu họ cần thiết
- Rước cha mẹ cô dâu, chú rể lên sân khấu theo đúng nghi thức
- Hỗ trợ cô dâu, chú rể các hoạt động trong buổi thành hôn như trao champagne, cầm pháo bông, rót rượu giao bôi…
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của tổ trưởng ban sự kiện.
Mức lương của nhân viên khánh tiết
Thu nhập cho một ca làm việc của nhân viên khánh tiết sẽ rơi vào khoảng từ 200.000 – 500.000 VNĐ. Nếu công việc đòi hỏi cao về trình độ ngoại ngữ, mức lương của bạn nhận được sẽ còn cao hơn. Ngoài tiền lương, nhân viên khánh tiết sẽ được nhà hàng – khách sạn cung cấp một bữa ăn và nếu tiệc còn dư bàn, chủ tiệc thiện chí sẽ mời đội khánh tiết cùng thưởng thức các món ăn trong tiệc.
Dù yêu cầu của công việc khánh tiết có cao hơn các công việc phục vụ thì đây vẫn là một nguồn thu nhập tốt cho các bạn sinh viên. Bởi trong các dịp cao điểm lễ Tết hay cưới hỏi, nhân viên khánh tiết có thể làm thêm nhiều ca liên tục. Nhân viên khánh tiết cũng sẽ được thưởng thêm nếu tham gia các hoạt động khác trong sự kiện.
Nghề khánh tiết thích hợp với ai?
Công việc khánh tiết chủ yếu là vào mùa cưới hoặc dịp cuối tuần, đem đến nhiều cơ hội trải nghiệm cho những bạn mong muốn gắn bó lâu dài với ngành dịch vụ khách sạn – nhà hàng. Ngoài ra các bạn sinh viên muốn làm thêm để tăng thêm thu nhập cũng có thể tham gia. Tuy nhiên tiêu chuẩn của nhân viên khánh tiết sẽ gắt gao hơn các công việc khác, yêu cầu ứng viên cần đáp ứng được các tiêu chí về:
- Chiều cao;
- Cân nặng;
- Gương mặt ưa nhìn;
- Da sáng, không mụn – không sẹo;
- Không cận thị;
- Thái độ hòa nhã, sẵn sàng giúp đỡ người khác;
- Giọng nói dễ nghe, trôi chảy, mạch lạc;
- Nhanh nhẹn, hoạt bát để ứng phó với bất cứ tình huống nào;
- Chỉn chu, tinh tế để hạn chế được những sự cố trong lúc tổ chức sự kiện;
- Luôn mỉm cười với khách mời.
Ngoài ra một số đơn vị sẽ còn có những yêu cầu thêm về kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ…
Những cơ hội – thách thức không phải ai cũng biết của nghề khánh tiết
Bất cứ nghề nghiệp nào cũng có cả cơ hội và những thách thức bao gồm cả nghề khánh tiết. Hãy cùng tìm hiểu các cơ hội và thách thức của nghề khánh tiết là gì ngay sau đây nhé!
Cơ hội
Công việc khánh tiết rơi vào mùa cưới và dịp cuối tuần nên đem lại nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên có thêm thu nhập và cả những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành nhà hàng – khách sạn. Trở thành khánh tiết, bạn sẽ có những cơ hội sau:
– Khoản lương hấp dẫn, đặc biệt là vào mùa cưới;
– Được trải nghiệm thực tế với nhiều người và tính cách khác nhau để nâng cao kỹ năng sống;
– Trau dồi thêm trình độ ngoại ngữ bởi khách trong các buổi tiệc không chỉ có người Việt mà còn có cả khánh nước ngoài.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội hấp dẫn, nghề khánh tiết cũng không phải dễ, so với việc làm phục vụ thì nghề khánh tiết có quá trình tuyển chọn gắt gao hơn. Thêm nữa, trong quá trình làm việc nếu bạn nhận bất kỳ phản hồi không tốt nào từ khách hàng sẽ rất dễ bị phạt bằng cách trừ vào lương hoặc không trả lương ngày hôm đó, nặng nhất có thể là bị cắt hợp đồng.
Cao điểm mùa cưới thường rơi vào mùa thi cử của sinh viên nên áp lực làm việc và học tập không phải là ít. Đây cũng là nỗi lo lắng lớn nhất của những ai đang theo đuổi công việc khánh tiết khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Mặt khác, công việc khánh tiết không phải là một công việc ổn định và có thể gắn bó lâu dài. Bởi thu nhập bấp bênh và luôn ưu tiên các nhân viên mới trẻ trung hơn.
Sinh viên có nên đi làm thêm khánh tiết không?
Khánh tiết vẫn là một công việc phù hợp với sinh viên muốn làm thêm theo ca để sắp xếp phù hợp với lịch học. Bên cạnh đó bạn sẽ được học hỏi thêm nhiều kỹ năng mềm và công việc này cũng đem lại cho bạn mức lương khá tốt.
Tuy nhiên, bạn cũng cần cân đối thời gian khi lên lớp và ưu tiên hơn cho các kế hoạch nghề nghiệp tương lai.
Tìm công việc làm khánh tiết ở đâu?
Bạn có thể tìm công việc khánh tiết ở trên các website chuyên ngành, các fanpage, group tìm việc làm cho sinh viên hoặc trên website tuyển dụng của các nhà hàng, khách sạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chuyển sang nhân viên khánh tiết từ nhiều vị trí khác trong lĩnh vực nhà hàng nếu có đủ tiêu chí cần thiết.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cho thắc mắc khánh tiết là gì? Công việc khánh tiết phù hợp với ai? Cần đáp ứng yêu cầu gì? Chúc bạn sẽ có được lựa chọn phù hợp cho công việc của mình.
Hồng An