Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Lí do và các bước thực hiện

Trước xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, tái cấu trúc doanh nghiệp là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả vận hành và tiết kiệm chi phí. Vậy tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp đề cập đến quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp trên cơ sở cơ cấu tổ chức ban đầu, thay đổi cơ cấu cấu trúc và phương thức làm việc nhằm khắc phục những điểm yếu bên trong. Đồng thời, tái cấu trúc giúp doanh nghiệp có thể là làm mới tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng trước đây của doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.

Tái cấu trúc doanh nghiệp có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc chỉ một vài yếu tố như cách thức hoạt động, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh… tùy theo điều kiện và nhu cầu của từng doanh nghiệp. Ví dụ, nếu cơ cấu nhân sự của một công ty có vấn đề nhưng các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường thì công ty sẽ chỉ xem xét tái cơ cấu về nhân sự.

“Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình tổ chức lại bộ máy quản lý, tài chính và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của công ty.”

Ví dụ về tái cấu trúc doanh nghiệp

Vào năm 2015, Google đã công bố tái cấu trúc và thành lập công ty mẹ Alphabet để củng cố vị trí dẫn đầu với tư cách là một trong những nhà đổi mới công nghệ thành công nhất thế giới và mở rộng sang các ngành công nghiệp mới. Việc tái cấu trúc đã bổ nhiệm một CEO mới và cũng giúp hai nhà đồng sáng lập của Google có thêm thời gian để tập trung khám phá các cơ hội kinh doanh mới.

Hoặc vào năm 2011, Facebook công bố tái cấu trúc lần đầu tiên với mong muốn đáp ứng sự tăng trưởng và hợp lý hóa quy trình phát triển sản phẩm của công ty. Vào thời điểm đó, Facebook đã trở thành trang web được truy cập nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Google. Việc tái cấu trúc công ty đã mang đến hiệu quả khi Facebook tiếp tục đạt được thành công trên toàn thế giới và số lượng người dùng dịch vụ của mình tăng đều đặn.

Lí do cần tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Các phương án tái cơ cấu doanh nghiệp cần được xem xét, rà soát thường xuyên, nếu không sẽ có khả năng xảy ra tình trạng mất cân bằng hệ thống. Tuy nhiên, vấn đề này cũng phát sinh từ những nguyên nhân:

  • Doanh nghiệp cần tổ chức lại trước những áp lực từ bên ngoài và thích ứng với môi trường kinh doanh đang thay đổi.
  • Để thích ứng với sự tăng trưởng và phát triển của chính mình, các doanh nghiệp phải tổ chức lại do áp lực nội bộ.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp công ty phải tái cơ cấu do áp lực từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Dấu hiệu cho thấy cần tái cấu trúc doanh nghiệp

Khi nào thì doanh nghiệp cần tái cấu trúc? Hãy cùng tham khảo các dấu hiệu cần tái cấu trúc doanh nghiệp là gì nhé.

– Doanh số sụt giảm, thị phần bị thu hẹp, hoạt động trì trệ, mất kiểm soát về nhiều mặt, mất lợi thế cạnh tranh…

– Thiếu sự phối hợp, liên lạc giữa các bộ phận, chính sách điều hành không rõ ràng, chất lượng sản phẩm không ổn định, hoạt động marketing yếu kém, marketing và bán hàng kém, nợ vay cao, tồn kho nhiều…

  • Nguồn nhân lực kém hiệu quả, không có kế hoạch, mục tiêu công việc rõ ràng, thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban, chức năng chồng chéo giữa các phòng ban, quản lý thụ động, không có năng lực quản lý, không có khả năng giải quyết vấn đề.

– Nhân viên nghỉ việc liên tục hoặc quá “ổn định”, chỉ gồm người lớn tuổi, phân cấp yếu kém, mọi việc đều do sếp quyết định…

  • Công ty không có triết lý kinh doanh, không có mục tiêu dài hạn, không có văn hóa chung, ban giám đốc đưa ra định hướng sai lầm, không nhìn thấy được những rủi ro tiềm ẩn…

Những vấn đề cần giải quyết khi tái cấu trúc doanh nghiệp

Về tái cấu trúc cơ bản doanh nghiệp:

  • Nghiên cứu, đánh giá các mô hình cấu trúc hiện tại (phù hợp, không phù hợp).
  • Thiết lập mô hình cơ cấu doanh nghiệp mới.
  • Xác định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận cũng như mô tả công việc của từng người.
  • Thiết lập một hệ thống quản lý hoàn chỉnh (nội quy, quy định, tiêu chuẩn, thủ tục, biểu mẫu) và cung cấp đào tạo thực hiện.
  • Vận hành và duy trì hệ thống quản lý mới…

Về tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp:

  • Bao gồm các nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp cơ bản, cũng như xây dựng lại các chính sách hành chính và quản lý nguồn nhân lực.
  • Thiết kế lại các chính sách tiếp thị, bán hàng và quản lý cung ứng.
  • Điều chỉnh chính sách sản xuất và kỹ thuật.
  • Thay đổi các quy định kế toán và quản lý tài chính cùng các chính sách khác…

Các bước tái cấu trúc doanh nghiệp hiệu quả

Để quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp được diễn ra suôn sẻ, bạn đọc có thể áp dụng theo 5 bước dưới đây:

Nắm rõ hiện trạng của công ty

Khi hiểu tái cấu trúc doanh nghiệp là gì, có thể bạn đã biết bước đầu tiên là doanh nghiệp cần hiểu và xác định rõ việc trì trệ, lỏng lẻo diễn ra ở đâu, đâu là bộ phận đang hoạt động kém hiệu quả để có thể lên kế hoạch tái cấu trúc được.

Sau khi đánh giá chính xác tình hình hiện tại, doanh nghiệp có thể đặt ra các mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc cụ thể. Ngoài mục tiêu chung, doanh nghiệp cũng cần đề ra mục tiêu cụ thể cho từng nhóm, bộ phận.

Phạm vi của việc tái cấu trúc phải bao gồm tất cả các lỗ hổng về cơ cấu, hệ thống và hoạt động của doanh nghiệp. 

Lập kế hoạch chi tiết

Tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp là một quá trình, mỗi bước có thể ảnh hưởng đến kết quả của toàn bộ quá trình, vì vậy việc xây dựng kế hoạch chi tiết là vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, mọi thứ phải được thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Do đó, các tổ chức cần xác định các lĩnh vực có thể được triển khai sớm để theo dõi tiến độ và theo kịp nhu cầu, cấp độ và tình huống khẩn cấp của doanh nghiệp.

Xác định rõ phương thức tiếp cận

Một yếu tố không thể bỏ qua đó là cách tiếp cận. Nếu cách tiếp cận được thực hiện không phù hợp, việc tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ dễ bị đình trệ và kéo dài. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên cung cấp các giải pháp, chiến lược và kế hoạch thực hiện theo phương pháp “cuốn chiếu”, nghĩa là làm đến đâu xong đến đó.

Triển khai kế hoạch thực hiện từng bước

Khi đã có kế hoạch, công ty nên bắt đầu thực hiện dần dần và không nên vội vàng để tránh được những sai sót gây hậu quả nghiêm trọng. Sau khi hoàn thành mỗi bước của kế hoạch, tính hiệu quả cần được đánh giá liên tục, kiểm tra mức độ phù hợp và liệt kê những điểm cần điều chỉnh.

Vận hành hệ thống mới và đánh giá định kỳ

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trong kế hoạch, doanh nghiệp bắt đầu vận hành toàn bộ hệ thống mới. Trong quá trình này, cần phải theo dõi và đánh giá thường xuyên để biết hiệu quả của việc tái cấu trúc, liệu nó có mang lại chất lượng hay không và liệu có phù hợp với các mục tiêu đã thiết lập ban đầu hay không.

Tái cấu trúc là một hoạt động cần thiết nếu mọi doanh nghiệp, tổ chức muốn hoạt động hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tái cấu trúc doanh nghiệp là gì, có thể nhìn nhận, đánh giá thực trạng hiện tại và đưa ra những giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Đoàn Loan

Sao chép thành công