Mục Lục
Bạn có thể đã thấy thuật ngữ copywriter ngày càng xuất hiện nhiều và có thể tự hỏi rằng copywriter là gì và vai trò này đòi hỏi những gì. Copywriter là người viết quảng cáo – một vị trí cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời đại kỹ thuật số ngày nay. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về công việc này nhé.
Copywriter là gì?
“Copywriter là người tạo ra thông điệp bằng văn bản cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức, thường với mục đích bán hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.”
Khi bạn đọc một cuốn sách, bạn đang đọc tác phẩm của một tác giả.
Khi bạn đọc bất kỳ loại thông điệp nào từ một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thương hiệu, bạn đang đọc công việc của một người viết quảng cáo copywriter.
Rất nhiều người nhầm từ “copywriter” có liên quan đến “bản quyền” (copyright), nhưng chúng không liên quan theo bất kỳ cách nào. Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý biểu thị tài sản trí tuệ. Copywriter là người tạo ra thông điệp bằng văn bản cho một doanh nghiệp, thương hiệu hoặc tổ chức.
Làm copywriter là làm gì?
Copywriter dành phần lớn thời gian của họ để… viết. Cụ thể là các bước sau:
- Đặt những câu hỏi hay để có được thông tin chính;
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh;
- Chọn nội dung viết quảng cáo thích hợp;
- Lập kế hoạch cho từng phần của bài viết;
- Nhận phản hồi từ các bên liên quan;
- Trải qua các vòng chỉnh sửa
Nhưng phần lớn thời gian của một copywriter được dành để viết và tạo ra các tài liệu khác nhau.
Nếu bạn được tuyển dụng vào vị trí copywriter, viết lách sẽ chiếm 75% thời gian của bạn, với 25% còn lại dành cho các cuộc họp, đánh giá hiệu suất, phản hồi và cộng tác với các nhân viên tiếp thị khác làm việc trong cùng một dự án.
Nếu bạn là một freelance copywriter, viết lách có thể chỉ chiếm 25% thời gian của bạn, 75% còn lại dành cho việc quảng cáo chiêu hàng, quản lý khách hàng và tiếp thị thương hiệu của bạn.
Mặc dù các nhiệm vụ sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty bạn làm việc, nhưng có 4 trách nhiệm chính của mỗi người viết quảng cáo:
- Tạo ra các bài viết rõ ràng và hấp dẫn cho nhiều phương tiện khác nhau (ví dụ như trang web, chiến dịch email, bản tin công ty, phương tiện truyền thông xã hội và tài liệu quảng cáo…)
- Chỉnh sửa và hiệu đính bài viết;
- Sử dụng SEO để khả năng được tìm thấy của bài viết;
- Cộng tác với các chuyên gia sáng tạo khác (ví dụ như nhân viên thiết kế đồ họa và nhân viên tiếp thị) để tạo ra các dự án tiếp thị hiệu quả cao.
Điểm khác biệt của content writer và copywriter là gì?
Rất nhiều người trong chúng ta thường nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này nhưng chúng hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng điềm qua 4 điểm khác biệt chính sau đây nhé:
- Copywriter tạo ra các bài viết nhằm mục đích thông báo và thuyết phục người đọc. Content writer tạo ra các bài viết không mang tính bán hàng và nhằm mục đích giáo dục hoặc giải trí.
- Copywriter tạo ra các bài viết ở dạng quảng cáo, email hoặc trang web, trong khi content writer tạo ra các nội dung cho các blog, trang web…
- Copywriter tạo ra các bài viết khiến người đọc muốn hành động, content writer viết nội dung muốn người đọc nhận ra giá trị và học hỏi từ những gì đang được đề cập.
- Copywriter tạo ra các quảng cáo để tiếp thị thương hiệu và công ty, content writer viết nội dung bán phong cách sống.
Các kỹ năng cần có để làm nghề copywriter là gì?
Tất nhiên, bạn cần thành thạo tiếng Việt về cả đọc và viết liên quan đến chính tả, ngữ pháp và cách diễn đạt. Các kỹ năng khác bạn nên có là:
Kỹ năng viết hoàn hảo
Nói đến kỹ năng để làm công việc copywriter là gì thì không thể thiếu kỹ năng viết xuất sắc. Nhiều người nói rằng copywriter là những người phù thủy với bàn phím. Một copywriter tuyệt vời là người giỏi viết lách, biết cách biến mong muốn của doanh nghiệp thành lời nói bằng cách sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ và từ vựng của họ.
Kỹ năng nghiên cứu
Tìm kiếm thông tin đã trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều trong thời buổi internet. Để tìm hiểu thêm về người đọc hoặc về một chủ đề cần viết, bạn sẽ cần phải có kỹ năng nghiên cứu xuất sắc.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu là một freelance copywriter, khách hàng của bạn sẽ cung cấp cho bạn một bản tóm tắt về những gì họ muốn bạn làm và bạn cần hiểu bản tóm tắt đó và chuyển đổi nó thành bài viết thuyết phục đối tượng mục tiêu của họ.
Chú ý đến chi tiết
Tùy thuộc vào nơi làm việc, sẽ không có ai đánh giá công việc của bạn, buộc bạn phải trở thành người đọc lại chính bài viết của mình. Do đó, bạn sẽ cần một con mắt tinh tường để có thể phát hiện ra những sai lầm trong công việc.
Tư duy sáng tạo
Bạn phải có khả năng đặt mình vào vị trí của người đọc và xem xét các vấn đề từ một góc độ khác. Bạn phải thuyết phục họ rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang quảng cáo là giải pháp tốt nhất cho họ.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Biết các từ khóa và SEO là một phần quan trọng của việc viết các bài quảng cáo cho các phương tiện kỹ thuật số và nó ngày càng trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong mô tả công việc của copywiter. Bài viết của bạn phải có nhiều thông tin, hấp dẫn và phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn; SEO sẽ giúp thu hút sự chú ý của người đọc bằng cách sử dụng các từ khóa và cụm từ phù hợp để khiến họ truy cập vào trang đích.
Tinh thần ham học hỏi
Trí tò mò sẽ giúp copywriter nhanh chóng tiếp cận bất kỳ chủ đề nào từ một góc độ khác. Đối với những lĩnh vực không quen thuộc, copywriter cần có một tinh thần cởi mở mong muốn tìm hiểu thêm. Copywriter không bao giờ nên ngừng tìm hiểu và tăng thêm vốn kiến thức của họ.
Đa nhiệm
Là một copywriter, có thể cùng lúc bạn sẽ viết cho nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau của công ty và viết cho nhiều kênh truyền thông khác nhau. Bạn cũng sẽ cần hợp tác với các bộ phận khác nhau như PR, dịch vụ khách hàng… Do đó, bạn cần có khả năng làm việc đa nhiệm và tính tổ chức sẽ giúp bạn “đội nhiều nón” hiệu quả hơn.
Các loại hình công việc copywriter
Để hiểu rõ hơn copywriter là nghề gì, hãy tìm hiểu các công việc cụ thể trong lĩnh vực này nhé.
SEO Copywriter
SEO Copywriter sẽ tập trung vào việc tạo ra nội dung phù hợp với đối tượng mục tiêu, với mục đích tăng hạng trên Google cho các từ khóa mục tiêu của bạn.
Là SEO Copywriter, bạn sẽ ít tập trung vào việc viết nội dung sáng tạo mà chuyên tâm hơn vào việc đảm bảo những gì bạn viết hiển thị với đúng người và cung cấp đúng thông tin mà người đọc cần để họ nhấp vào trang web.
Copywriter sáng tạo
Đây là vị trí tạo ra các bài viết nói lên cảm xúc của khách hàng tiềm năng của bạn. Lấy ví dụ như blog doanh nghiệp của bạn – trong khi bạn vẫn nhắm đến việc thúc đẩy mọi người mua hàng thông qua hình thức nội dung này, bạn vẫn cần làm điều này theo cách thu hút cảm xúc của họ.
Copywriter trên mạng xã hội
Copywriter mạng xã hội làm việc với mục đích tạo ra tiếng nói thương hiệu quen thuộc, nhất quán trên tất cả các nền tảng truyền thông xã hội của bạn, đồng thời bắt kịp các chủ đề, ngôn ngữ và ngôn ngữ thịnh hành.
Copywriter mạng xã hội sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp mang lại cảm giác dễ tiếp cận và giúp hình thành một cộng đồng có giá trị có thể trở thành khách hàng tiềm năng.
Copywriter cho email
Copywriter cho email là người đảm bảo rằng bất kỳ email tiếp thị nào gửi đi đều được nhắm mục tiêu, có giá trị và ít có khả năng bị đưa vào thư mục thư rác đáng sợ. Bạn sẽ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về đối tượng mục tiêu và tạo bản các email thu hút, mục đích là thu hút sự chú ý của người nhận thư và hướng họ truy cập kênh tiếp thị của bạn.
Copywriter cho thương hiệu
Copywriter cho thương hiệu giúp doanh nghiệp nổi bật giữa đám đông. Mục đích chính của họ là tạo ra một đặc điểm đáng nhớ cho doanh nghiệp, dễ dàng được khách hàng nhận biết.
Copywriter cho thương hiệu có thể tham gia vào việc tạo ra các câu slogan hoặc xác định giọng điệu phù hợp cho bài viết để đảm bảo bài viết đó có tác động tích cực đối với khách hàng tiềm năng.
Mức lương của copywriter
Tùy thuộc vào vị trí, mức lương của copywriter có thể dao động từ 8 – 20 triệu đồng/tháng.
Học copywriter ở đâu?
Hiện nay không có bất cứ chuyên ngành nào đào tạo cooywriter nhưng bạn có thể làm công việc này khi học các nganh liên quan như Ngôn ngữ học, Báo chí, Marketing, Truyền thông… tại các trường như Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Văn hóa, Đại học Sư phạm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền…
Ngoài ra, bạn cũng có thể học các kiến thức về copywriter ở các trung tâm đào tạo Marketing như VietnamMarcom, DGM… hoặc học từ những người nổi tiếng trong ngành.
Tìm kiếm việc làm copywriter ở đâu?
Sau khi đã biết copywriter là gì và muốn ứng tuyển, thì nơi tốt nhất để bạn bắt đầu là các trang web việc làm. CareerLink.vn có rất nhiều vị trí việc làm copywriter từ các nhà tuyển dụng uy tín, hãy truy cập để lựa chọn công việc phù hợp với mình nhé.
Huỳnh Trâm
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Góc kỹ năng2025.01.20Ghi điểm với câu hỏi “Hãy kể về lần bạn làm tốt hơn mong đợi”
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Trực giác là gì? Làm thế nào để trực giác nhạy cảm hơn?
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15MNC là gì? Lợi ích khi làm việc tại các MNC
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Chief of Staff là gì? Trách nhiệm cụ thể của Chief of Staff