Mục Lục
KOC là thuật ngữ mới nhưng ngày càng trở nên phổ biến và được các bạn trẻ quan tâm, lựa chọn theo đuổi. Vậy thực chất KOC là gì? Điểm khác biệt của KOC và KOL là gì? Mời bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của CareerLink để có câu trả lời nhé!
KOC là gì? KOC là viết tắt của từ gì?
“KOC viết tắt của cụm từ Key Opinion Consumer, những người tiêu dùng có ảnh hưởng trên thị trường với nhiệm vụ chính là dùng thử các sản phẩm, dịch vụ hiện có, sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách chuyên nghiệp và khách quan.”
Hầu hết KOC đều xuất phát điểm từ ít hoặc không có lượng theo dõi nhất định, nhưng họ lại là chìa khóa để người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng. Khác với KOL đảm bảo độ phủ của thương hiệu thì KOC có nhiệm vụ đưa ra đánh giá chân thực nhất về sản phẩm.
KOC đại diện cho những đánh giá cá nhân, trực tiếp trải nghiệm sản phẩm tạo sự tin tưởng lớn từ khách hàng. Giá trị chính nằm ở tính tương đối và độ tin cậy.
KOC Shopee là gì?
KOC Shopee là người tiêu dùng chủ chốt trên Shopee. Công việc của họ là đánh giá các sản phẩm/dịch vụ đã nhận một cách khách quan thông qua video hoặc văn bản.
KOC Tiktok là gì?
KOC Tiktok là người thử nghiệm và đánh giá, nhận xét về sản phẩm, dịch vụ trên Tiktok.
Sự khác nhau giữa KOC và KOL là gì?
KOL là gì? KOL là từ viết tắt của Key Opinion Leader là người được coi là chuyên gia về một chủ đề nhất định và có ý kiến được công chúng tôn trọng nhờ danh tiếng mà họ đã tạo dựng cho chính mình.
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa KOC và KOL:
Mức độ phổ biến
KOL có số lượng người theo dõi đông đảo nên họ sẽ là người chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng với quy mô lớn, phù hợp với doanh nghiệp muốn tăng độ phủ sóng thương hiệu một cách nhanh chóng.
Còn KOC chỉ đơn giản là những người tiêu dùng bình thường nên họ sẽ tập trung nhiều vào các hoạt động bán hàng hay dịch vụ khách hàng như đánh giá sản phẩm, tăng độ tin cậy, thu hút khách hàng…
Lượng khán giả
KOL được biết đến là những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đồng nghĩa
với việc số lượng người theo dõi họ cũng khá lớn. Vì thế mà dựa vào số lượng
người theo dõi có thể chia KOL thành 5 loại từ nano KOL với 1 ngàn đến 5 ngàn người theo dõi hay đến celebrity có tới hàng triệu người theo dõi.
Còn riêng KOC lại không quá quan trọng về lượng khán giả. Phần lớn họ chỉ chú trọng đầu tư thời gian để tìm hiểu chi tiết về ưu, nhược điểm của sản phẩm từ đó đưa ra những đánh giá khách quan nhất. Vì thế dù số lượng theo dõi không nhiều nhưng đều là những người theo dõi trung thành.
Tính chuyên môn
KOL là người có sự hiểu biết sâu rộng về một lĩnh trong khi KOC lại là người đưa ra ý kiến chủ quan về sản phẩm, không có yếu tố quảng cáo. Vì thế, KOC là người sẽ tác động nhiều đến quyết định mua hàng của khán giả. Còn KOL đôi khi sẽ không nhận được sự tin tưởng từ khán giả bởi qua những video đăng tải người tiêu dùng có thể nhận ra được video nào được tài trợ trả phí.
Tính chủ động trong lựa chọn sản phẩm
Vì có khả năng chuyên môn nên các KOL thường được các nhãn hàng mời hợp tác quảng cáo. Trong khi đó các KOC sẽ chủ động hơn và có thể chọn bất cứ sản phẩm nào để trải nghiệm và đánh giá. Các ý kiến của họ là chân thực và không tuân theo bất cứ kịch bản nào.
Yêu cầu cần có đối với KOC là gì?
Hiểu rõ thế mạnh của bản thân
Việc tìm được mảng hoạt động nổi trội khiến bạn trở nên khác biệt và nổi bật hơn giữa hàng trăm KOC đang hoạt động. Nếu mọi thứ bạn chia sẻ đều chung chung, nhạt nhòa thì sẽ không đem lại sự ấn tượng và quan tâm đến nội dung của bạn.
Xác định tệp khách hàng hướng đến
Bạn cần xác định được khách hàng mình hướng đến là ai, độ tuổi, giới tính, sở thích, thu nhập… sau đó mới tập trung bổ sung thêm các kỹ năng, kiến thức để thuyết phục nhóm đối tượng đó.
Đầu tư cho chính mình
Việc đầu tư cho bản thân cũng là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm của bạn làm ra được chỉn chu và hoàn hảo hơn. Hãy cố gắng trau dồi thêm các kỹ năng về giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng đàm phán… để trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.
Mở rộng mối quan hệ
Đây là cơ hội để bạn phát triển và trở thành một KOC thực thụ. Bạn cần mở rộng các mối quan hệ hợp tác những nhiều người khác trong ngành hoặc với các thương hiệu và với bộ phận booking, agency… Điều này đem đến cho bạn nhiều cơ hội hợp tác mới hơn.
Làm sao để đánh giá chất lượng KOC?
Các thương hiệu đầu tư tiền nhiều hơn vào KOC vì đã biết được lợi ích của KOC là gì. Vậy làm sao để đánh giá chất lượng KOC?
Relevant (mức độ phù hợp)
Đây là chỉ số dùng để đo lường độ hot, độ viral của các KOC trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ có chỉ số này, doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ phù hợp của các KOC trong từng lĩnh vực. Chỉ số này sẽ cao, chiếm 60 – 70% đối với những KOC lựa chọn lĩnh vực hoạt động theo đúng chuyên môn và thường xuyên chia sẻ thông tin.
Performance (hiệu suất)
Đây là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động marketing dựa trên kết quả hoạt động bán hàng từ nội dung, đánh giá được chia sẻ. KOC càng nghiên cứu kỹ và sáng tạo ra những nội dung chất lượng thì càng được khách hàng quan tâm và tin tưởng.
Growth (tăng trưởng)
Ngoài những nội dung sẵn có của sản phẩm, các thương hiệu cần cập nhật, sáng tạo nội dung mới nắm bắt xu hướng thị trường để tối ưu hiệu quả của chiến dịch marketing. Qua đó, họ sẽ lựa chọn được những KOC có lượng fan lớn, phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
5 bước phát triển chiến lược KOC Marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
Đầu tiên bạn cần xác định được đối tượng mục tiêu của bạn trong kế hoạch tiếp thị là những ai. Điều này giúp bạn xác định KOC nào có ảnh trong đối tượng đó và từ khóa, cụm từ nào sẽ nhắm mục tiêu trong nội dung của bạn.
Bước 2: Nghiên cứu KOCs
Sau khi đã xác định được các KOC mục tiêu, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về họ để xác định được lĩnh vực chuyên môn và mối quan tâm của họ. Từ đó, bạn có thể tạo ra được những nội dung phù hợp và có giá trị với những người theo dõi họ, đồng thời việc này giúp tăng khả năng họ chia sẻ nội dung đó với khán giả của mình.
Bước 3: Tiếp cận với KOC của bạn
Khi đã xác định được các KOC mục tiêu và nghiên cứu kỹ lưỡng về họ, bạn cần liên hệ với họ và thiết lập mối quan hệ. Bạn có thể gửi cho họ một tin nhắn hoặc email được cá nhân hóa, cung cấp mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí của bạn. Ngoài ra, có thể mời họ tham gia vào một sự kiện hoặc chiến dịch được tài trợ để họ trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Bước 4: Tạo nội dung hấp dẫn
Tạo được nội dung hấp dẫn sẽ giúp bạn tận dụng tối ưu nhất sức ảnh hưởng của các KOC. Nội dung chia sẻ đến những người theo dõi có thể gồm các bài đăng trên blog, video, cập nhật trên mạng xã hội hoặc các loại nội dung khác có thể làm nổi bật lên lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bước 5: Theo dõi và đo lường kết quả
Bước cuối cùng là đo lường kết quả những gì đã thực hiện. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc SeMrush để có đánh giá chính xác và có sự điều chỉnh chiến lược phù hợp hơn.
Giờ thì có lẽ bạn đã hiểu hơn KOC là gì rồi phải không? Hy vọng bài viết đã mang đến cho những ai đang có ý định làm việc với KOC hoặc muốn trở thành KOC thông tin thật hữu ích.
Hồng An
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- TikTok Video2024.11.01 em đi đâu vậy ?
- TikTok Video2024.10.31Vậy rồi em muốn làm ở đâu
- TikTok Video2024.10.31Nụ cười thế thay
- TikTok Video2024.10.29sếp đi vắng và cái kết