Mục Lục
Một sản phẩm nghệ thuật đạt tiêu chuẩn chất lượng và được khán giả đón nhận xuất phát từ kịch bản chỉn chu, chuyên nghiệp. Vậy kịch bản là gì? Một kịch bản hay sẽ bao gồm những yếu tố nào? Làm thế nào để xây dựng kịch bản hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Kịch bản là gì? Kịch bản tiếng Anh là gì?
“Kịch bản (trong tiếng Anh là Scripting) là bản thảo nội dung dùng cho phim truyền hình, phim điện ảnh, truyền thông quảng cáo, TVC, gameshow, vở kịch… Trong đó có mô tả hành động, cốt truyện, nhân vật, thời lượng, trang phục, vị trí góc quay.”
Kịch bản thường được viết dưới dạng văn bản tường thuật, với lời thoại và hành động chi tiết để hỗ trợ cho khi trình chiếu trên sân khấu hoặc màn ảnh. Kịch bản là một phần rất quan trọng của sản xuất kịch và phim, là “vũ khí” thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư hoặc các nhà sản xuất khác và đưa tác phẩm của nhà biên kịch lên sân khấu hoặc màn ảnh.
Người viết kịch bản là gì? Người viết kịch bản tiếng Anh là gì?
Người viết kịch bản là người sáng tác nội dung cho các vở kịch, bộ phim điện ảnh hoặc truyền hình, chương trình truyền hình thậm chí là quảng cáo.
Người viết kịch bản tiếng Anh và scripter.
3 yếu tố quan trọng cần có trong kịch bản
Khi xây dựng kịch bản có 3 yếu tố quan trọng không thể thiếu để tạo hiệu ứng câu chuyện và thu hút sự chú ý của công chúng, đó là:
Yếu tố xung đột
Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên kịch bản văn học. Tính kịch tính trong truyện được bộc lộ qua những sắc thái tương phản nhau. Xung đột trong kịch là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của hành động tiếp nối trong kịch, là điểm tập trung cao nhất của mâu thuẫn, tác động trực tiếp đến kết cấu, nhịp điệu hành động và nội dung của tác phẩm.
Nếu kịch bản thiếu xung đột, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng thể loại thiết yếu và không thể được coi là một kịch bản văn học.
Yếu tố xung đột có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Xung đột giữa nhân vật – nhân vật; xung đột giữa lựa chọn và hành động của nhân vật; xung đột giữa các yếu tố trong thế giới truyện; xung đột giữa các giá trị…
Hiện thực là sự vận động đa chiều giữa các khái niệm: đẹp – xấu, thiện – ác, yêu – ghét… nên xung đột kịch chính là đỉnh điểm của sự vận động này, và nhà biên kịch tạo ra hoặc lựa chọn xung đột từ mâu thuẫn hiện tại, từ đó đảm bảo tính chân thực của kịch bản.
Nếu không có chủ nghĩa hiện thực này, kịch bản sẽ chỉ là những dòng văn. Ngoài ra, nếu không khái quát được câu chuyện, kịch bản cũng sẽ chỉ thể hiện những mâu thuẫn nhỏ phi thực tế trong cuộc sống.
Ngôn ngữ kịch bản
Ngôn ngữ kịch bản là gì? Đối với một tác phẩm nghệ thuật, mọi vấn đề xung quanh hình tượng nhân vật đều được xây dựng trong ngôn ngữ kịch bản. Ngôn ngữ kịch bản là một hệ thống ký tự mang tính hoạt động của mỗi nhân vật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phác họa chân dung và thể hiện tính cách cho nhân vật.
Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật thường được miêu tả qua ngôn ngữ đối thoại trong truyện, kết hợp với một số lời văn – ngôn ngữ miêu tả. Ngoài ra, ngôn ngữ kịch bản cũng cần đảm bảo tính cao trào của cốt truyện và chuỗi hành động của các nhân vật.
Còn một yếu tố quan trọng khác trong các tác phẩm đó là hình thái ngôn ngữ kịch bản. Những câu đối thoại đời thường sẽ được sử dụng thay vì ngôn ngữ truyền thống (đặc biệt là trong phim và kịch nói). Mặt khác, lời thoại trong kịch bản tuy gần gũi với đời thực nhưng không nên có những từ ngữ thô tục mà cần truyền tải ý nghĩa triết lý sâu sắc của tác giả đến độc giả, khán giả.
Điều này sẽ giúp nhà biên kịch thể hiện được tài năng của mình khi tận dụng triệt để sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ hội thoại để khắc họa nhân vật.
Hành động trong kịch bản
Trong cuộc sống hàng ngày, hành động chính là điểm bộc lộ bản chất, tính cách của mỗi con người. Trong văn học nghệ thuật, hành động kịch bản là sự mô tả cử chỉ, động tác của nhân vật bên cạnh các yếu tố khác như mâu thuẫn giữa các nhân vật…
Các hành động trong kịch bản là sự thể hiện trực tiếp nội dung của các xung đột trong kịch bản. Cụ thể, nếu xung đột của truyện phát triển đến cao trào thì hành động của các nhân vật sẽ trở nên gay cấn, căng thẳng hơn, từ đó làm tăng tính giật gân và thu hút cho tác phẩm.
Hành động trong kịch bản sẽ thể hiện được những xung đột theo quy luật nhân quả. Các cảnh, các đoạn, các chương, các đoạn… cũng vậy, kết nối với nhau một cách logic, tránh những chi tiết thừa, đồng thời đẩy xung đột của câu chuyện lên đỉnh điểm.
Các quy tắc xây dựng kịch bản là gì?
Để xây dựng được một kịch bản hấp dẫn và chuyên nghiệp, thu hút người xem quan tâm thì bạn cần phải tuân thủ những quy tắc sau:
Bám sát thực tế
Các nhà biên kịch thường coi kịch bản là nơi họ có thể thỏa sức tưởng tượng và sáng tạo với vô số ý tưởng và cảm hứng. Tuy nhiên, một điều bạn cần lưu ý trong khi viết là không được bỏ qua yếu tố thực tế trong kịch bản của mình. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến độ xuyên suốt của cốt truyện.
Viết ngắn gọn nhất có thể
Tùy theo thể loại, yêu cầu nội dung và thời lượng của từng bộ phim, kịch bản của phim không cần quá dài nhưng phải đạt hiệu quả thu hút và mang lại cảm xúc chân thực cho khán giả. Bởi lẽ, khi thời lượng của nội dung câu chuyện ngày càng dài, nhiều yếu tố thừa, sẽ gây tốn kém kinh phí sản xuất, đồng thời khiến người xem cảm thấy nhàm chán, không thể tập trung vào tác phẩm, mất đi sự hấp dẫn và lôi cuốn.
Kể chuyện bằng hình ảnh
Một quy tắc cực kỳ quan trọng của việc viết kịch bản là vận dụng những hình ảnh cụ thể để tạo nên câu chuyện cho nhân vật. Những câu chuyện bằng hình ảnh sẽ truyền tải tính chân thực và những khoảnh khắc ấn tượng của tác phẩm đến khán giả.
Tận dụng khoảnh khắc giá trị trong câu chuyện
Nội dung hay thời lượng của một tác phẩm thường không thể thể hiện hết giá trị mà tác giả muốn đề cập. Ngược lại, để chạm đến cảm xúc của khán giả thì chính những khoảnh khắc đặc biệt trong kịch bản sẽ để lại ấn tượng mạnh trong lòng khán giả.
Chọn lọc chi tiết cũ
Với những chi tiết cũ thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm và được tái sử dụng nhiều lần, các nhà biên kịch dày dặn kinh nghiệm cho rằng đây chính là cách giúp tác phẩm tạo được sự chú ý tối đa. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu không biết cách tạo sự liên kết logic trong câu chuyện, các chi tiết cũ dễ bị mất dấu ấn và gây sự hụt hẫng không đáng có cho khán giả.
Kể chuyện bằng cảm xúc
Khán giả thường đánh giá cao nội dung của tác phẩm chứ không phải độ dài hay nhân vật. Để có thể dẫn dắt mạch cảm xúc của khán giả, biên kịch nên sử dụng lối kể giàu cảm xúc, truyền cảm và tập trung vào giá trị ý nghĩa mà tác phẩm muốn truyền tải.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn định nghĩa kịch bản là gì và các quy tắc xây dựng kịch bản. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn sáng tạo nên những kịch bản hay, chất lượng và thu hút được thật nhiều người xem!
Đoàn Loan
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
- Góc kỹ năng2025.01.20Ghi điểm với câu hỏi “Hãy kể về lần bạn làm tốt hơn mong đợi”
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Trực giác là gì? Làm thế nào để trực giác nhạy cảm hơn?
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15MNC là gì? Lợi ích khi làm việc tại các MNC
- Tư vấn nghề nghiệp2025.01.15Chief of Staff là gì? Trách nhiệm cụ thể của Chief of Staff