Học luật ra làm gì? Một cử nhân luật có thể tìm kiếm nhiều cơ hội công việc không chỉ trong khối cơ quan nhà nước, tòa án mà còn có thể tìm việc ở khối tư nhân.
Giai đoạn hiện tại, nhu cầu nhân sự ngành luật đang rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được học luật ra làm gì. Có phải học luật xong thì sẽ chỉ trở thành luật sư? Hãy cùng CareerLink tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Học luật ra làm gì?
Luật là 1 ngành học tương đối rộng. Một hệ thống pháp luật của bất cứ một quốc gia nào cũng đề bao gồm rất nhiều luật khác nhau. Ví dụ như luật lao động, luật dân sự, luật hình sự, luật đất đai, luật kinh tế, luật hôn nhân gia đình…
Luật chính là các quy phạm pháp luật. Nó mang ý nghĩa điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định trong đời sống của con người. Nhiều người thắc mắc học luật ra làm gì cũng vì tính chất đa dạng của ngành nghề.
Ví dụ như, học luật Đất đai, bạn sẽ có được những kiến thức điều luật về đất đai, cách sử dụng đất đai. Hay học luật hình sự, tức là hiểu biết về những loại hình phạm tội và hình phạt tương đương. Hoặc luật kinh tế sẽ giúp bạn có được các kiến thức về cạnh tranh, độc quyền, sở hữu trí tuệ, tranh chấp… trong vấn đề kinh doanh thương mại.
Chính vì vậy, ngành luật là một ngành học có rất nhiều phân ngành. Tại Việt Nam, các bạn sinh viên có thể đăng ký ngành Luật ở 1 số trường đại học điển hình như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Huế, Đại học Luật TPHCM, Khoa Luật của ĐH Quốc Gia Hà Nội, Đại học Kinh tế – Luật của ĐH Quốc gia TPHCM, Khoa Luật ở nhiều quốc gia tại các trường đại học lớn: Đại học Đông Á Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ, ĐH Vinh…
Nhiều người thường có tư tưởng rằng, học luật sẽ ra làm luật sư. Tuy nhiên, có rất nhiều đáp án cho câu hỏi học luật ra làm gì.
“Học luật bạn không chỉ làm việc tại cơ quan nhà nước mà còn có thể làm việc ở nhiều công ty hay tổ chức tư nhân. Thậm chí, bạn còn có thể mở một công ty tư vấn luật cho riêng mình. Hoặc có thể trở thành một nhà báo và công tác mảng Luật ở nhiều trang báo lớn.”
Một số công việc điển hình với thu nhập hấp dẫn trong ngành Luật
Luật sư
Nhắc đến học Luật ra làm gì thì đây chính là câu trả lời mà ai cũng nghĩ đến. Luật sư là một công việc đặc thù. Nó thể hiện được tính chất công việc đặc trưng nhất của ngành Luật.
Một luật sư có thể làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc các công ty tư nhân chuyên về Luật hoặc cũng có thể tự mở văn phòng riêng. Luật sư cũng có nhiều cơ hội công việc thứ 2, thứ 3 ngoài công việc chính. Đó chính là đảm nhiệm tư vấn pháp luật cho các công ty hay tập đoàn.
Công chứng viên
Công chứng viên là một trong những đáp án cho thắc mắc học Luật ra làm gì. Công việc này được hiểu đơn giản là vị trí liên quan đến công chứng nhà nước. Họ có thể làm việc ở phòng công chứng nhà nước hoặc công chứng tư nhân. Các công việc của một công chứng viên là xác thực tính hợp pháp của tài liệu pháp luật.
Để trở thành một công chứng viên, bạn cần công tác trong ngành Luật ít nhất 5 năm. Ngoài ra, ngành này cũng tiếp xúc rất nhiều người cũng như nhiều loại hồ sơ nên cần phải có kỹ năng mềm nhất định. Dù làm nhà nước hay tư nhân, thì mức lương của ngành cũng không dưới 10 triệu đồng/tháng.
Thư ký tòa án
Thư ký tòa án, về bản chất cũng như thư ký doanh nghiệp. Đây là nhân sự được tòa án tuyển dụng. Họ được đào tạo nghiệp vụ thư ký và đảm nhiệm nhiều công việc. Điển hình nhất là ghi chép biên bản, tống đạt các văn bản tố tụng. Họ cũng chịu trách nhiệm nhận, giữ và sắp xếp các tài liệu của phiên tòa.
Đồng thời, thư ký tòa án còn thực hiện những công việc trước khi mở phiên tòa. Họ có trách nhiệm phổ biến nội quy phiên tòa, báo cáo với hội đồng xét xử về tình hình có mặt hay vắng mặt của những người được triệu tập. Đồng thời, thực hiện thêm các công việc tố tụng khác theo sự phân công của lãnh đạo tòa án.
Kiểm sát viên – Công tố viên
Đây đều là những chuyên gia pháp luật và buộc phải có bằng cử nhân luật. Không những thế, để làm được nghề này thì bạn cũng cần trang bị thêm một số nghiệp vụ về công an hoặc điều tra tội phạm. Nghề này cũng đòi hỏi sự công minh và liêm chính, đạo đức và bản lĩnh. Đây là những đại diện pháp lý trong quá trình truy tố theo đúng hệ thống tố tụng thẩm vấn.
Công tố viên/ kiểm sát viên sẽ làm việc trong Viện kiểm sát và Tòa Án từ cấp cơ sở đến cấp quốc gia. Chính vì vậy, cơ hội việc làm rất rộng mở. Ngoài thu nhập cố định tối thiểu 10 triệu đồng/ tháng, họ còn được nhận thêm các mức trợ cấp tương ứng với ngành nghề.
Thẩm phán
Thẩm phán là mơ ước của nhiều sinh viên học luật mới ra trường. Nếu bạn hỏi học luật ra làm gì, thì đây mà một công việc rất cao quý. Thẩm phán – chân dung của họ chính là người cầm cân nảy mực cho 1 phiên tòa. Họ có trách nhiệm duy trì công lý cũng như thực thi pháp luật.
Thẩm phán sẽ có rất nhiều quyền lực, thậm chí đó là danh vọng hay địa vị. Nhưng công việc này cũng đồng thời đòi hỏi rất nhiều trách nhiệm. Để được làm thẩm phán thì mọi người đều phải học nâng cao lên thạc sĩ, thậm chí là tiến sĩ. Ngoài ra, nhiều người còn ghi danh vào các chương trình đào tạo quốc tế.
Giảng viên ngành Luật
Trở thành giảng viên ngành Luật đòi hỏi phải có bằng thạc sĩ tối thiểu hoặc ít nhất, nếu là cử nhân Luật loại giỏi thì bạn cũng có cơ hội nhận giữ lại trường. Ngoài kiến thức và kỹ năng sâu rộng, thì giảng viên Luật cũng cần có kỹ năng giảng dạy, truyền đạt.
Một giảng viên ngành Luật có thể có thu nhập không giới hạn. Vì ngoài trường dạy chính thức, còn có thể nhận thao giảng, thỉnh giảng ở nhiều trường đại học khác nhau. Mức lương cơ bản cũng từ 10 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên pháp lý trong doanh nghiệp
Chuyên viên pháp lý cũng là một trong những công việc mà sinh viên ngành luật nên để tâm tìm hiểu. Chuyên viên pháp lý doanh nghiệp hiện nay rất cần thiết. Vì hiện nay, các doanh nghiệp đều cần một chuyên viên tư vấn luật để đảm bảo quá trình hoạt động đúng pháp luật. Cơ hội việc làm này rất cao và mức lương cũng vô cùng tương xứng, tối thiểu 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Cùng Careerlink tìm kiếm cơ hội việc làm ngành luật
Nếu hỏi học luật ra làm gì thì có đến 1001 đáp án dành cho bạn. Thậm chí, nhiều người học luật cũng có thể chuyển sang những lĩnh vực khác và rất thành công. Vậy bạn đã biết nơi nào uy tín để tìm kiếm các cơ hội công việc cho mình?
CareerLink chính là một trong những địa chỉ uy tín mà bạn có thể tin tưởng. Tại đây, các công việc tuyển dụng liên quan ngành Luật rất đa dạng. Từ khối nhà nước đến khối tư nhân. Bạn có thể nhận được công việc đúng chuyên môn và đãi ngộ tương xứng với 2 cách: Tìm kiếm cơ hội việc làm và tự nộp hồ sơ ứng tuyển. Hoặc đăng CV và chờ đợi các cuộc gọi phỏng vấn từ các doanh nghiệp.
Careerlink đã cùng bạn tìm hiểu lời giải cho thắc mắc học luật ra làm gì. Chúc các bạn có được những cơ hội nghề nghiệp tốt nhất cho mình! Hãy theo dõi các bài viết từ CareerLink để có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tìm việc nhé.
Pha Lê