Hoạt náo viên là gì? Điều kiện trở thành hoạt náo viên giỏi

Hoạt náo viên là những người mang tới sự vui vẻ, náo nhiệt trong các giải đấu thể thao, các sự kiện văn hóa giải trí… Vậy hoạt náo viên là gì, công việc cụ thể thế nào, trở thành hoạt náo viên cần những tiêu chí nào… Hãy cùng CareerLink tìm hiểu chi tiết về nghề hoạt náo viên ngay sau đây nhé. 

Hoạt náo viên là gì? Điều kiện trở thành hoạt náo viên giỏi

Hoạt náo viên là gì?

Trong các cuộc thi đấu thể thao hay một sự kiện, phong trào nào đó, chúng ta thường thấy các tốp người mặc đồng phục, tay cầm cờ/hoa, băng rôn… đứng cổ vũ, nhảy múa… Đó là những hoạt náo viên.

“Hoạt náo viên là người tạo ra sự cuồng nhiệt, sôi động, tạo nên không khí vui tươi, đầy phấn khích. Bên cạnh đó, họ còn có vai trò là người điều phối, tạo ra cao trào giúp cuộc thi trở nên gay cấn, hấp dẫn hơn.

Hoạt náo viên có thể là nam, hoặc nữ, hoạt động theo nhóm. Số lượng hoạt náo viên trong nhóm nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô của trung tâm. Những hoạt náo viên thường mặc đồng phục có màu sắc nổi bật và bắt mắt, tay cầm đạo cụ: cờ, hoa, bông tua rua… nhảy múa theo nhịp điệu hoặc theo yêu cầu riêng…

Công việc của hoạt náo viên là làm gì?

Công việc cụ thể của những người làm hoạt náo viên là gì? Muốn biết chi tiết, xin mời bạn hãy theo dõi tiếp nhé.

Luyện tập các động tác, vũ điệu mới, dựng các kịch bản

Công việc hàng ngày của các hoạt náo viên chính là luyện tập các động tác, vũ điệu để trở nên thuần thục và đồng đều và đẹp mắt hơn. Hoặc có thể dựng các kịch bản phù hợp với chương trình biểu diễn sắp tới.

Tham gia tổng duyệt trước khi diễn ra sự kiện

Để buổi trình diễn hoàn hảo thì trước ngày diễn ra sự kiện, các hoạt náo viên phải thực hiện tổng duyệt lần cuối. Điều này đảm bảo mọi động tác của các thành viên đều khớp, chỉn chu đúng với kịch bản đã được dựng sẵn.

Kiểm tra đạo cụ, trang phục, thiết bị biểu diễn

Trước khi trình diễn, các hoạt náo viên cần kiểm tra đạo cụ, thiết bị, trang phục xem đã đầy đủ chưa, có còn tốt có hỏng hóc gì không. Công việc này khá quan trọng, bởi nếu không trong khi trình bày sẽ xảy ra những sự cố không mong muốn.

Chào đón khách mời tham dự

Ngoài nhiệm vụ biểu diễn, cổ vũ thì các hoạt náo viên cũng có thể làm công việc chào đón khách mời thay cho lễ tân. Sự chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động của các thành viên chắc chắn mang lại ấn tượng riêng cho quý khách.

Tham gia biểu diễn nhảy múa, cổ vũ

Có thể nói, nhảy múa là công việc chính của các hoạt náo viên. Nơi nào có những cuộc thi, những sự kiện âm nhạc, thể thao thì sẽ có mặt họ. Lúc đó không khí sẽ trở nên nóng hơn, sôi động hơn.

Đặc biệt, có thêm hoạt náo viên, sân đấu sẽ trở nên “nóng” hơn. Những người được cổ vũ sẽ cảm thấy phấn khích, tràn đầy năng lượng như được tiếp thêm sức mạnh. Các khán giả sẽ cổ vũ lớn hơn, sôi động hơn, các cầu thủ thi đấu tốt hơn nhờ được khích lệ, động viên từ bên ngoài.

Tuyển và đào tạo hoạt náo viên mới

Do nhu cầu công việc nhiều hoặc một số thành viên không thể tham gia hoạt động cùng nhóm, lúc đó sẽ cần phải tuyển thêm người mới. Lúc này, các thành viên cũ có nhiều kinh nghiệm sẽ hướng dẫn các bạn mới luyện tập để có thể biểu diễn ăn khớp cùng với cả nhóm.

Những ai có thể theo nghề hoạt náo viên?

Công việc hoạt náo viên dành cho những người có tính năng động, nhanh nhẹn, vui vẻ… Các hoạt náo viên giúp mang lại niềm vui, sự phấn khởi và không khí sôi động cho mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là người dẫn dắt và điều khiển hoạt động của sự kiện, cuộc thi trở nên hấp dẫn hơn theo nghĩa tích cực.

Nếu bạn là người trong độ tuổi từ 18-30, nam hay nữ đều được, có những tố chất như: sự tự tin, hoạt ngôn và có khả năng thể hiện bản thân trước đám đông thì bạn có thể chọn nghề này.

Để trở thành hoạt náo viên cần những tiêu chuẩn nào?

Nếu muốn trở thành hoạt náo viên, bạn cần biết điều kiện để trở thành hoạt náo viên là gì. Các tiêu chuẩn bao gồm:

Có sự năng động, hoạt ngôn, nhạy bén

Yêu cầu đầu tiên là bạn cần phải có những tố chất như: hoạt ngôn, năng động và sáng tạo, nhạy bén. Đây là phẩm chất cần thiết của người làm nghề hoạt náo viên. Nó giúp bạn có thể rút ngắn thời gian luyện tập, hoàn thành công việc một cách xuất sắc.

Có sức khỏe và thể lực tốt

Hoạt náo viên là người có vai trò truyền và giữ lửa, tạo không khí sôi động, náo nhiệt cho mọi người. Công việc chính của những người này là chủ yếu là đi lại, nhảy múa, cổ vũ nên cường độ hoạt động rất mạnh. Vì thế, cần thể lực tốt và sự dẻo dai mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nếu muốn thể lực và sức khỏe tốt, bạn phải thường xuyên luyện tập thể thao mỗi ngày. Có như vậy mới có thể theo được công việc lâu dài.

Cần có giọng nói tốt 

Ngoài thể lực tốt thì giọng nói khỏe cũng là tố chất cần có của các hoạt náo viên. Bạn phải có giọng nói vang, rõ ràng và mạch lạc, không khàn… Như vậy mới có thể dẫn dắt, hô hào, cổ động được. Để giọng nói tốt, bạn cần rèn luyện sức khỏe, luyện giọng mỗi ngày.

Có khả năng làm việc theo nhóm, có sự kiên trì

Hoạt động của hoạt náo viên thường là nhóm có từ 3 người trở lên. Do vậy, bạn phải có khả năng làm việc nhóm để phối hợp ăn ý với mọi người. Và bạn cũng cần phải có sự kiên trì, bởi có một số động tác khó khi tập luyện cần phải làm đi làm lại nhiều lần mới thuộc được.

Biết cách xử lý các tình huống, giải quyết xung đột 

Trong các sự kiện, cuộc thi lớn thường có tập trung đông người, nên không tránh khỏi những tình huống bất ngờ không có trong kịch bản. Sự xô xát, va chạm giữa các khán giả, cổ động viên, người tham dự sự kiện…. Hoặc có thể giữa các thành viên trong team khi luyện tập không hiểu ý dẫn đến xích mích. Vì vậy, nếu là người biết cách xử lý thì xung đột đó sẽ nhanh chóng được giải hòa.

Một số kỹ năng khác

Một số điều kiện khác để trở thành hoạt náo viên như có năng khiếu đặc biệt như: múa, hát, nhảy, tấu hài, kể chuyện… Sự nhanh nhẹn, có khả năng quan sát, xử lý các tình huống.

Và có tính sáng sáng tạo, biết vận dụng khả năng của bản thân một cách khéo léo. Có khả năng thuyết phục, hòa giải để mọi xích mích đều được giả quyết êm thấm.

Có nên theo nghề hoạt náo viên không?

Nên theo nghề hoạt náo viên hay không là điều băn khoăn của một số bạn trẻ. Thật ra, nghề này không phải ai cũng làm được mà cần có một chút năng khiếu riêng, cộng với đức tính kiên trì, hoạt bát. Nếu bạn có những ưu điểm đó thì bạn có thể chọn làm hoạt náo viên.

Ngoài ra, mức lương của hoạt náo viên cũng khá tốt thường dao động từ 8-25 triệu đồng/tháng và cũng có thể cao hơn nữa. Điều này tùy thuộc vào khả năng và từng dự án…

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có trường đào tạo hoạt náo viên. Vậy nên, nếu muốn học nghề bạn có thể chọn các trung tâm, các câu lạc bộ cung cấp và đào tạo hoạt náo viên.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết câu hỏi hoạt náo viên là gì và những thông tin liên quan đến nghề này. Hãy truy cập website Careerlink.vn mỗi ngày để tham khảo nhiều bài viết hay về các lĩnh vực khác nhé.

Thúy Vui

Sao chép thành công