Gợi ý cách trả lời về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Mặc dù được xem là phổ biến nhưng câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn không dễ trả lời.

Trong các cuộc phỏng vấn việc làm, có một số loại câu hỏi mà nhà tuyển dụng có xu hướng hay hỏi, bất kể là vị trí nào và công ty nào. Một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất là “Điểm mạnh của bản thân là gì?” và tiếp theo đó là “Điểm yếu của bản thân là gì?”. Vậy làm sao để đưa ra câu trả lời thuyết phục? Bài viết này sẽ giúp bạn.

Nhà tuyển dụng muốn biết gì sau câu hỏi điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn?

Câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn có thể được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng lý do đằng sau đó là giống nhau. Họ muốn biết bạn có hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của bạn thân và cũng quan sát cách bạn trả lời một câu hỏi đầy thách thức.

Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm sự trung thực, khả năng tự nhận thức bản thân và khả năng học hỏi từ những sai lầm. Vì vậy, đừng đưa ra câu trả lời sáo rỗng như “Tôi là người cầu toàn”. Nhà tuyển dụng đã nghe những điều như vậy rất nhiều và họ sẽ cho rằng bạn không biết về những thất bại thực sự của mình hoặc bạn không sẵn sàng chia sẻ về chúng.

Những điều cần lưu ý để trả lời câu hỏi điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn

Có sự chuẩn bị

Thật không may mắn, hầu hết những ứng viên bị kéo lại bởi các câu hỏi dạng này. Sau cùng, điểm quan trọng trong buổi phỏng vấn là bạn phải thể hiện được những điểm mạnh, không phải những điểm yếu. Vì vậy đừng sợ rằng bạn bị hỏi những câu này vì bạn đã nói điều gì đó sai trong buổi phỏng vấn. Bởi đây chỉ là 1 câu hỏi bình thường trong danh sách phỏng vấn, cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là bạn phải chuẩn bị và tập dợt trước câu trả lời.

Trung thực vẫn là chính sách tốt nhất

Khi bạn trả lời, cách tốt nhất là chân thật. Nhà tuyển dụng đang cố gắng hết sức để làm quen với bạn trong thời gian rất ngắn. Hãy nhớ rằng họ đang suy đoán thông tin về bạn thông qua những gì bạn nói và cách bạn nói. Các câu hỏi được thiết kế để đi sâu vào động lực, đạo đức làm việc và kinh nghiệm của bạn. Hãy trả lời trung thực điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn nhưng ngắn gọn là cách tốt nhất để kết nối với người phỏng vấn. Cố gắng khiêm tốn nhưng cũng thực tế về những gì bạn có thể đạt được và những kỹ năng bạn cần để làm việc.

Nếu bạn nói dối về điểm mạnh điểm yếu của mình, bạn đang mắc lỗi trong buổi phỏng vấn. Và điều này khiến nhà tuyển dụng bắt đầu đặt câu hỏi về tính xác thực của toàn bộ câu chuyện. Vì vậy hãy chỉ nói sự thật về bản thân mình.

Hãy thử kể một câu chuyện

Đôi khi, nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các câu hỏi hành vi bắt đầu bằng “Hãy kể cho tôi nghe về lần bạn…” như một cách để có được cái nhìn thực tế về kỹ năng công việc. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật tương tự này để kể một câu chuyện minh họa cho điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn. Đây là điều bạn nên thực hành để không lan man và vì vậy bạn có thể trình bày một cách rõ ràng. Ví dụ, bạn có thể nói với người phỏng vấn về những lần thế mạnh mang đến lợi ích cho bạn hoặc khi điểm yếu khiến bạn thất bại. Chia sẻ một ví dụ thực tế sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng bối cảnh và cũng giúp bạn nổi bật so với các ứng viên khác.

Tích cực

Và bây giờ bạn nên nói thật về điều gì? Liệu bạn có nên đề cập tới việc tại công ty cũ bạn sử dụng máy in công ty cho mục đích cá nhân? Tất nhiên là không thể nói như vậy. Thay vào đó, bạn hãy lấy một điểm mạnh nào đó đã được đề cập trong CV và nói về nó. Ví dụ, bạn có thể nói trước đây bạn thường căng thẳng, hồi hộp khi phát biểu trước công chúng nhưng nhờ chăm chỉ luyện tập, bạn đã từng bước tiến bộ và giờ đây bạn tự tin khi nói trước công chúng. Sự khác biệt là bạn kể về 1 đặc điểm tính cách của mình là điểm yếu nhưng với cái nhìn tích cực. Theo cách đó, bạn sẽ không làm nhà tuyển có khái niệm tiêu cực về bạn. Ngược lại họ sẽ ngưỡng mộ và đánh giá cao khả năng vượt qua khó khăn của bạn.

Ngắn gọn

Khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn, hãy cố gắng súc tích ngắn gọn nhất có thể. Tốt nhất bạn nên tập dơt trước vài lần câu trả lời trước buổi phỏng vấn, vì thế bạn sẽ quen với cách kể chuyện. Đừng nói thêm thắt quá nhiều chi tiết, vì nó giống như bạn nói quá nhiều – điều này có khi lại phản tác dụng, như một điểm yếu khác của bạn.

Kết nối câu trả lời của bạn với mô tả công việc

Đây cũng là một ý tưởng tốt để xem xét mô tả công việc trong tâm trí của bạn khi trả lời câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn. Những điểm mạnh nào bạn phù hợp với công việc đặc biệt này? Những điểm yếu nào bạn có thể đề cập sẽ giúp bạn tỏa sáng trong vai trò mà bạn đang ứng tuyển? Trong một cuộc phỏng vấn, mục tiêu của bạn là định vị bản thân, vì vậy bạn nên thể hiện kỹ năng của mình. Tuy nhiên, đừng đi quá xa và cường điệu kỹ năng của bạn. Hãy trung thực, tự tin và kể câu chuyện của bạn theo cách tốt nhất bạn có thể.

Cách trả lời về điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn

Chìa khóa để nói về những điểm mạnh của bạn trong một cuộc phỏng vấn là sử dụng cơ hội để chứng minh rằng bạn là người phù hợp nhất cho vai trò, đội nhóm và công ty.

Bạn nên đọc kỹ thông qua mô tả công việc và tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những gì công ty đang làm và văn hóa ra sao. Đọc các trang khác nhau trên trang web của công ty, xem các trang truyền thông xã hội của họ và cập nhật một số thông báo và tin tức gần đây nếu có. Sử dụng những gì bạn đã tìm hiểu được để xác định điểm mạnh nào của bạn là phù hợp nhất và cách bạn sẽ đóng góp ra sao. Sau đó đưa ra sự liên quan tất yếu. Mỗi câu trả lời nên thể hiện được rằng bạn có thể giải quyết vấn đề và giúp công ty đạt được mục tiêu của họ.

Ví dụ về cách trả lời về điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn

“Một trong những thế mạnh lớn nhất của tôi là giúp đội nhóm luôn trong tình trạng sôi nổi và thực hiện các quy trình để giúp thành viên làm việc dễ dàng hơn. Trong vai trò hiện tại là trợ lý của CEO, tôi đã tạo ra các quy trình mới cho tất cả mọi thứ, từ lên lịch các cuộc họp cho đến kế hoạch hàng tháng cho các cuộc họp và lựa chọn cũng như chuẩn bị tham gia các sự kiện. Mọi người trong công ty đều biết mọi thứ hoạt động như thế nào và họ sẽ mất bao lâu, và các thay đổi đã giúp giảm bớt cẳng thẳng cho họ. Tôi rất hào hứng khi mang các cách tiếp cận đó cho vai trò… nơi mọi thứ không ngừng phát triển và có thể áp dụng chúng để giúp các hoạt động động luôn đạt hiệu quả cao.

Cách trả lời về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn

Mặc dù bạn chắc chắn nên gắn kết những điểm mạnh của mình với vai trò và công ty mà bạn đang ứng tuyển nhưng bạn nên tránh cách tiếp cận đó khi nói về những điểm yếu của mình. Bạn không nhất thiết phải kết nối điểm yếu với công ty hoặc với những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Ví dụ, nếu mô tả công việc cho vị trí bán hàng liệt kê các kỹ năng giao tiếp bằng lời tuyệt vời, bạn không nên nói một trong những điểm yếu của bạn là suy nghĩ trong khi gọi điện, ngay cả khi bạn đã làm việc chăm chỉ để cải thiện và cảm thấy bây giờ đã thay đổi khá nhiều.

Hãy tập trung vào những điều bạn có thể đóng góp, chứ không phải là những điều bạn không có khi nói về điểm yếu của bản thân. Hãy nói về các điểm yếu không rõ ràng làm giảm khả năng thực hiện các chức năng cốt lõi của vai trò. Cần chắc chắn rằng bạn nhận ra điểm yếu, biết được điểm mấu chốt và kết thúc bằng một ghi chú mạnh mẽ. Nếu bạn trung thực và có sự tự nhận thức, điều đó nói lên rất nhiều về trí tuệ cảm xúc và sự chuyên nghiệp của bạn.

Đừng nói về điểm yếu của mình như “Tôi là người làm việc quá chăm chỉ” hoặc “Tôi là một người quá cầu toàn”. Điều này sẽ tạo tác dụng ngược bởi vì nó cho thấy sự thờ ơ hoặc thiếu chuyên nghiệp và điều này sẽ khiến bạn mất cơ hội việc làm. 

Ví dụ về cách trả lời câu hỏi điểm yếu của bản thân

Điểm yếu lớn nhất của tôi có lẽ là chờ đợi quá lâu để đặt câu hỏi để làm rõ các mục tiêu của dự án và để chắc chắn rằng tôi đã đi đúng hướng. Khi vừa mới ra trường tôi đã nhận một công việc và vì tôi nghĩ rằng mình có thể làm việc độc lập nên tôi đã lãng phí nhiều thời gian để bước trên con đường không phù hợp với mục tiêu cuối cùng và sau đó phải mất thêm thời gian để thay đổi. Sau khi điều này xảy ra một hoặc hai lần, tôi đã bắt đầu hỏi người quản lý của mình nhiều câu hỏi hơn về lý do tại sao lại thêm một tính năng cụ thể, mục đích là gì… Và đặc biệt với các dự án lớn hơn, tôi sẽ chia sẻ về những gì đã làm và những gì dự định tiếp theo. Điều này đã giúp tôi hoàn thành các dự án nhanh hơn và đạt năng suất cao hơn.

Ở một chừng mực nào đấy, việc trả lời câu hỏi điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn có thể là cơ hội vàng để bạn chứng tỏ kỹ năng. Vì vậy, dù đang đề cập đến điểm mạnh hay điểm yếu, hãy biến nó thành lợi thế giúp bạn tìm được công việc mong muốn.

2018

Sao chép thành công