Vậy là bạn đã trải qua vòng phỏng vấn sàng lọc đầu tiên. Và bây giờ bạn đang sợ hãi cho những điều sẽ diễn ra tiếp theo?
Buổi phỏng vấn thứ hai thường là bước cuối cùng quyết định bạn có nhận được một lời mời làm việc hay không – tại thời điểm này, bạn có thể có đến 50% khả năng có thể nhận được công việc mà bạn đang nhắm đến.
Trước khi bạn đối đầu với lần phỏng vấn thứ hai, dưới đây là một vài điều bạn nên biết:
Hai mục đích:
Thông thường, buổi phỏng vấn lần hai công ty tuyển dụng có mục đích:
Xác định phẩm chất và năng lực cụ thể – nếu trong buổi phỏng vấn đầu tiên chỉ là cái nhìn thoáng qua của nhà tuyển dụng đối với sự chuyên nghiệp của bạn, thì lần phỏng vấn thứ hai thường là để xác định bạn có những kỹ năng cụ thể nào phù hợp với những yêu cầu mà họ đang tìm kiếm của các nhân viên mới.
Xem liệu bạn có phù hợp với công ty hay không – nhà tuyển dụng muốn kiểm tra những nhân viên tiềm năng trực tiếp trong bối cảnh công ty. Điều này giúp họ quan sát cách bạn kết nối với những nhân viên khác và xem liệu bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Bạn nên mong đợi điều gì?
Đây là một số tình huống điển hình sẽ xảy ra trong buổi phỏng vấn thứ hai:
– Gặp gỡ các nhân viên nhân sự đại diện – đây sẽ là người đầu tiên bạn sẽ gặp khi bước vào công ty.
– Một vòng tham quan công ty – nếu một vòng tham quan không được sắp xếp trong lịch của bạn, hãy cho thấy sự nhiệt tình đối với công việc và hỏi một vài điều, nhưng chỉ trong thời gian cho phép thôi.
– Những cuộc phỏng vấn riêng với những người làm việc trong công ty – bao gồm trưởng bộ phận, quản lý, giám đốc điều hành hay các học viên.
– Tiền và các hướng dẫn – Thảo luận về các vấn đề quan trọng như tiền và các lợi ích, các quy định và các hướng dẫn đối với nhân viên, hay các thủ tục về việc hoàn trả chi phí.
Bạn nên chuẩn bị như thế nào?
Dưới đây là một vài điều quan trọng bạn cần nhớ trước khi đến với buổi phỏng vấn lần 2
Nghiên cứu – hãy dành thời gian để nghiên cứu các thông tin có liên quan đến công ty – điều này đặc biệt quan trọng trong buổi phỏng vấn lần hai của bạn, nơi những nhà tuyển dụng mong đợi bạn sẽ thực sự nghiêm túc với lời đề nghị của họ và biết một số thông tin cơ bản về công ty. Bạn có thể hỏi người phỏng vấn ở lần đầu để có nhiều thông tin hơn về công ty, vị trí của thể của bạn hay bộ phận mà bạn sẽ làm.
Kiểm tra những gì báo chí viết về công ty và nắm được phần nào những hoạt động của công ty trên các phương tiện truyền thông. Bạn có thể tự chuẩn bị nhiều hơn bằng cách làm một bảng kiểm tra dựa trên người phỏng vấn mình để có một ứng tưởng về mục tiêu của họ và chuẩn bị những câu trả lời phù hợp.
Chuẩn bị hậu cần cho buổi phỏng vấn lần 2 – điều này có vẻ tầm thường, nhưng tại thời điểm này là điều bạn nên lưu ý nếu bạn muốn mang đến một ấn tượng tốt.
Xem xét lại lần phỏng vấn đầu tiên của bạn – trong lần phỏng vấn đầu tiên, bạn có thể phải thực hiện một số điều đã ghi chú theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy cố gắng tổng hợp những gì bạn đã viết để trả lời những câu hỏi như: Trình độ chuyên môn quan trọng nhất mà công ty quan tâm là gì? Những mục tiêu mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn là gì? Hãy suy nghĩ về những đối thoại của bạn với nhà tuyển dụng – đây có phải là những câu hỏi bạn gặp vấn đề khi trả lời hay không? Nếu có, hãy chuẩn bị những câu trả lời thật tốt cho những câu hỏi này.
Những câu hỏi – chuẩn bị một vài câu hỏi mà bạn muốn hỏi nhà tuyển dụng – điều này thực sự quan trọng hơn bạn nghĩ, khi hỏi những câu hỏi này sẽ cho thấy sự nhiệt tình làm việc cho công ty và mang đến cho bạn một cơ hội để có những thông tin giá trị hơn về công việc này. Nên hỏi những điều gì? Cụ thể đối với công việc của bạn, giám sát tiềm năng của bạn, những mục tiêu đặt ra trong thời gian 6 tháng, hệ thống đánh giá hiệu suất công việ, và phong cách quản lý của công ty. Đừng lặp lại các câu hỏi mà bạn đã hỏi trong buổi phỏng vấn trước đó.
Các câu trả lời – hãy suy nghĩ về những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn – một trong những câu hỏi tiêu biểu nhất đó là: Tại sao bạn lại có hứng thú làm việc tại công ty này? Thủ thách nào mà bạn tìm kiếm khi ứng tuyển vào vị trí nàu? Bạn có thể đóng góp được gì cho công ty sau khi chúng tôi tuyển bạn? Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Mức lương mong đợi của bạn là bao nhiêu?
Sau buổi phỏng vấn – sẽ là một ý tưởng hay khi bạn gửi một lá thư đến quản lý nhân sự, cảm ơn họ đã mang đến cơ hội cho bạn, nhấn mạnh sự quan tâm của bạn đến công việc và nhấn mạnh tất cả những kỹ năng và trình độ chuyên môn có liên quan đến sự thành công của công ty.
Một vài điều cần lưu ý thêm trong buổi phỏng vấn lần 2
Trong buổi phỏng vấn lần hai, bạn sẽ được hỏi nhiều câu hỏi chi tiết hơn nghiên cứu kỹ hơn về kỹ năng của bạn, năng lực và kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều hơn về việc bạn thể hiện thái độ như thế nào tới vị trí công việc – họ sẽ hỏi bạn những câu hỏi trong buổi phỏng vấn đầu viên như: Bạn đã biết gì nhiều về công ty của chúng tôi? Bạn sẽ làm điều gì khi chúng tôi tuyển bạn?
Có thể có những loại câu hỏi khác được sắp xếp trong buổi phỏng vấn – một buổi phỏng vấn hành vi cho thấy cách bạn xử lý những tính huống cụ thể như thế nào, nhằm đánh giá sự thể hiện trong tương lai của bạn trong công ty. Bạn có thể mong đợi những câu hỏi bắt đầu bằng “Bạn hãy miêu tả một tình huống mà trong lúc đó…” hay “Bạn có thể kể cho tôi về một tình huống khi mà…”. Điều tốt nhất là bạn nên tập làm quen với kiểu phỏng vấn này và chuẩn bị một số câu trả lời mẫu trước đó.
Bạn có thể sẽ được mời tham gia buổi phỏng vấn lần hai, nhưng đó vẫn chưa phải là sự đảm bảo việc bạn sẽ được nhận vào làm. Bạn đã thể hiện, tuy nhiên, việc có được một cơ hội hay không sẽ phụ thuộc vào việc bạn chuẩn bị tốt cho những câu hỏi vòng tiếp theo như thế nào và cung cấp những câu hỏi nhấn mạnh đến sự chuyên nghiệp của bạn hay sự chuẩn bị xuất sắc cho vị trí ứng tuyển khi được hỏi tới.
Thu Hiền (tổng hợp)
Nguồn: Theundercoverrecruiter.com