Mục Lục
Trong cuộc sống lẫn công việc, có lúc chúng ta phải đối mặt với khó khăn, thử thách làm cho tâm trí của chúng ta trở nên mệt nhoài. Lúc này, resilience sẽ là kim chỉ nam giúp chúng ta thích nghi, đối mặt và vượt qua những vấn đề này. Vậy resilience là gì? Làm thế nào để resilience phát huy tác dụng một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Resilience là gì?
“Resilience là khả năng phục hồi, thích nghi, chống chọi với nghịch cảnh và vượt qua những sự kiện khó khăn trong cuộc sống”.
Resilience không chỉ đơn giản là cách để vượt qua trở ngại mà đó còn là thử thách giúp nâng cao tinh thần, là cơ hội tốt để bản thân được học hỏi và ngày càng phát triển. Quá trình phục hồi sẽ đi kèm cùng với căng thẳng, đau khổ và mệt mỏi. Điều này sẽ giúp bạn biết chấp nhận, kiên nhẫn và cố gắng để vượt qua khó khăn.
Tuy duy về resilience được xem là tư duy cầu tiến, có tác dụng nâng cao khả năng thích nghi, duy trì sức mạnh tinh thần vượt qua trở ngại và hướng đến mục tiêu phía trước. Có thể bạn sẽ cảm thấy không còn sức sống, mất hết hi vọng tại thời điểm khó khăn nhưng điều quan trọng chính là cách bạn nhìn nhận vấn đề đó ra sao và làm gì để vượt qua nó.
Tại sao nên phát triển và nuôi dưỡng khả năng phục hồi?
Lí do để phát triển và nuôi dưỡng khả năng phục hồi resilience là gì? Đây là câu trả lời cho thắc mắc này.
Giúp bạn trưởng thành và phát triển hơn
Thường khi gặp phải bế tác hay mất phương hướng, chúng ta sẽ phản ứng theo 3 cơ chế: phân tích, mổ xẻ vấn đề ngay lập tức; gạt đi nước mắt và cố gắng để bản thân hướng về những điều tích cực và khóc lóc, than thở, tìm kiếm sự an ủi và cảm thông.
Nếu rơi vào trường hợp thứ 3, bạn sẽ rất khó để quay lại nhịp sống hàng ngày. Nếu khắc phục được, bạn sẽ tìm hiểu hiểu nguyên nhân, suy nghĩ giải pháp và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Giả sử bạn đang tìm việc hơn 2 tháng nay nhưng vẫn chưa nhận được lời mời phỏng vấn. Nếu có khả năng phục hồi cao, bạn sẽ ngồi lại xem xét cách viết CV, đánh giá lại thư xin việc để rút ra bài học và cải thiện cho lần xin việc tới.
Có thể thấy resilience đem lại rất nhiều lợi ích trước, trong và sau khi bản thân đối mặt với khó khăn. Nó giúp chúng ta sẵn sàng đối mặt với vấn đề, nhìn nhận một cách khách quan và đưa ra cách xử lý phù hợp. Điều này không chỉ giúp vượt qua vấn đề mà còn là cơ hội để chúng ta học hỏi và trưởng thành hơn. Trong tương lai, nếu có gặp phải những tình huống khó khăn, chúng ta sẽ vượ qua chúng một cách dễ dàng hơn.
Giúp bạn làm chủ cuộc sống
Việc rèn luyện khả năng phục hồi cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lý tưởng sống của mình, kiểm soát tốt những điều xảy ra với bản thân để không trở thành nạn nhân của nghịch cảnh.
Nhờ có khả năng này, bạn sẽ học được cách thấu hiểu, đối mặt với cảm xúc tiêu cực, tạo ra môi trường lành mạnh để thể hiện bản thân tốt hơn. Thông qua đó, bạn sẽ giữ được tinh thần lạc quan, không vị vùi dập bởi khó khăn, thậm chí còn biến chúng thành động lực phấn đấu.
Giúp bạn tìm thấy niềm vui trong mọi nghịch cảnh
Thế giới xung quanh chúng ta luôn chuyển động và luôn có những khó khăn, thử thách mà chúng ta cần phải đối mặt. Ví dụ như dù đã chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn, trang bị đủ kỹ năng và kiến thức cho vị trí ứng tuyển nhưng nhà tuyển dụng đã tìm được ứng viên phù hợp. Lúc này thay vì mãi đắm chìm trong tiêu cực, chúng ta nên chấp nhận khó khăn với tinh thần tích cực.
Resilience sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về năng lực và giá trị của bản thân. Cần hiểu một cách đơn giản là không phải cũng phù hợp với vị trí công việc. Resilience giúp chúng ta thấy được mỗi bước tiến trong quá trình vượt qua thử thách. Khi nhận ra sự tiến bộ, cố gắng của bản thân, bạn sẽ không than trách và tiếp tục tìm kiếm những vị trí phù hợp với mình.
Cách nuôi dưỡng và phát triển khả năng phục hồi?
Biết được bản thân cần resilience để làm gì
Việc hiểu rõ bản thân mình từ cảm xúc đến tư duy, hành động giúp bạn nhận thức được cảm xúc đang hiện diện bên trong. Điều này giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách tác động của cảm xúc đến hành vi và quyết định của mình cũng như mức độ hành vi của bản thân tác động đến mọi người xung quanh. Nhờ vậy, chúng ta có thể tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và tương tác tích cực hơn.
Ngoài ra, khi đánh giá một cách khách quan điểm mạnh điểm yếu của bản thân, chúng ta có thể xác định giá trị của bản thân để sống một cách tích cực hơn. Đồng thời, chúng ta cho bản thân mình cơ hội cải thiện tiếp nhận những kỹ năng mới để khắc phục điểm còn hạn chế.
Học cách xây dựng các mối quan hệ bền vững
Các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là những nhân tố quan trọng trong việc hình thành tư duy, cảm xúc cá nhân. Họ là người hỗ trợ, cho bạn lời khuyên chân thành, cho bạn cảm giác an toàn và chấp nhận con người thật của bạn. Vì vậy, có mối quan hệ tốt với họ cũng là cách để bạn cải thiện khả năng phục hồi của mình.
Trải nghiệm là điều cần thiết để thành công
Khi trải qua những khó khăn thử thách, bạn là người hiểu rõ hơn ai hết rằng mình đã cố gắng như thế nào. Bài học từ những thất bại giúp bạn vạch ra các hướng đi thông minh hơn trong tương lai. Bạn sẽ biết cách đối phó với áp lực và khó khăn, phát triển lòng kiên nhẫn và sự tự tin cũng như biết rằng mọi thứ đều cần thời gian, nỗ lực để đạt được bất kỳ mục đích nào.
Luôn mang hi vọng tiến về phía trước
Mỗi chúng ta sinh ra đã có vô vàn cảm xúc, cả tích cực và tiêu cực. Chúng ta khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều nhưng không có nghĩa là không thể. Bạn có thể học cách áp chế những suy nghĩ tiêu cực và thay vào đó là cảm xúc lành mạnh hơn. Hãy để suy nghĩ đó soi đường cho bạn trong những bước đi tiếp theo. Hơn nữa, chúng ta không thể thay đổi những điều đã xảy ra, chỉ có thể sống trong hiện tại và tiến về phía trước với tương lai tốt đẹp. Với tâm thế này, chúng ta sẽ bảo vệ được sức khỏe tinh thần một cách hiệu quả.
Chủ động đối diện, mạnh mẽ vượt qua
Khi gặp phải khó khăn, thử thách, hãy chấp nhận điều không mong muốn, đối mặt với vấn đề và tìm cách xử lý. Đặc biệt là khi mọi việc không thể phản hồi, bạn nên chấp nhận và không hoài công vô ích. Thay vào đó hãy nhìn nhận lại giá trị bản thân và kiên định với các bài học đã có được để nâng cao tinh thần, sẵn sàng tâm thế mới để tiếp tục hành trình mới.
Sống mỗi ngày thật ý nghĩa
Hãy làm cho mỗi ngày trôi qua thật ý nghĩa theo cách của bạn. Bạn biết điều gì làm cho mình hạnh phúc và giúp bạn thành công. Hãy tập trung vào những hành động đó. Đó có thể là ăn một món ăn ngon, cảm nhận ánh nắng mặt trời hay thấy trái tim rộn lên trong từng khoảnh khắc. Hãy học thêm những kỹ năng mềm, trau dồi kiến thức, kết thêm những người bạn mới… Sống với mục đích rõ ràng sẽ giúp bạn hướng đến một tương lai đầy ý nghĩa.
Trên đây chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của resilience là gì cũng như cách để rèn luyện khả năng phục hồi trước những thử thách, trở ngại. Đừng quên đọc các bài viết khác của CareerLink để cập nhật thêm nhiều thuật ngữ khác nhé.
Huỳnh Trâm
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
Góc kỹ năngJune 16, 2025Làm nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn bằng cách nào?
Kiến thức kinh tếJune 16, 2025Trường công lập tự chủ tài chính là gì
Kiến thức kinh tếJune 16, 2025Nghiệp vụ tài chính là gì? Tầm quan trọng trong quản trị doanh nghiệp
Kiến thức kinh tếJune 16, 2025Quản lý rủi ro tài chính bắt đầu từ việc hiểu nợ tài chính là gì ?