Khi một ngày nghỉ không chỉ đơn thuần là ngày bạn nằm dài trên giường và ngủ bù cho quãng thời gian đã qua. Hãy sử dụng nó để cải thiện triển vọng nghề nghiệp của bạn. Bạn nên xem xét ngày nghỉ như là một sự đầu tư cho "sự thành công trong tương lai của bản thân."
Có rất nhiều cách để tận dụng kỳ nghỉ một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Careerlink.vn sẽ đưa cho các bạn những sự lựa chọn đa dạng và hiệu quả đã được khoa học chứng minh.
1. Hãy suy nghĩ về cơ hội nghề nghiệp sắp tới và những thách thức có thể xảy ra
Đừng để ngày nghỉ trôi qua một cách vô ích. Hãy dành quãng thời gian đó để suy nghĩ thực tế về hướng và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bạn nên tự đặt cho mình những câu hỏi như: Sắp tới có dự án mới nào bạn có thể tham gia? Có khóa đào tạo nào giúp bạn nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn? Hoặc liệu có đợt sa thải hoặc kỷ luật nào sắp tới? Việc đánh giá cơ hội và các mối đe dọa trong tương lai sẽ giúp bạn trong việc đề ra một kế hoạch cho sự nghiệp.
2. Có thêm cái nhìn sâu sắc về lĩnh vực hoặc nghề nghiệp của bạn
Một nhân viên thông minh sẽ thường dự đoán sự phát triển trong lĩnh vực của họ. Họ tìm hiểu về các xu hướng mới nhất, những thay đổi trong công nghệ, quy định mới … Đó là những thông tin giúp luôn đi trước những người khác một bước. Vì vậy, bạn nên tham dự một hội nghị, hội chợ thương mại, hội thảo về lĩnh vực của bạn. Hoặc tìm hiểu các thông tin mới qua mạng để trau dồi vốn kiến thức cho bản thân.
3. Xây dựng mạng lưới quan hệ
Andrew Carnegie - ông vua ngành sắt thép của Mỹ từng nói “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”. Tất cả những mối quan hệ đều cần có thời gian nuôi dưỡng mà bạn cần đóng vai trò chủ động nuôi dưỡng mối quan hệ đó. Vậy còn chờ gì mà bạn không tận dụng thời gian rảnh để xây dựng mạng lưới quan hệ cho riêng mình. Hãy lên lịch hẹn cà phê hoặc ăn trưa với đồng nghiệp, khách hàng hoặc những người có thể giúp bạn thăng tiến. Hãy tự tạo cơ hội cho chính mình, sự chủ động này sẽ giúp bạn thành công.
4. Hồi phục sức khỏe bản thân
Điều gì sẽ xảy ra nếu công việc của bạn ngày càng và bạn cảm thấy kiệt sức, chán nản? Vậy ngày nghỉ là khoảng thời gian thích hợp để bạn hồi phục bản thân cả về thể chất và tinh thần. Cho tâm trí của bạn được nghỉ ngơi là một bước tiến trong việc đối phó với sự kiệt sức lao động. Bạn có thể dành thời gian để gặp gỡ bạn bè, gia đình, chăm sóc bản thân… Để khi quay lại làm việc, bạn sẽ thấy một sức sống và nhiệt huyết mới.
5. Cập nhật sơ yếu lý lịch và thành tích của bạn
Bạn đang tìm kiếm một sự thay đổi nghề nghiệp? Bạn sẽ cần phải cập nhật hồ sơ của mình, nhất là khi các thông tin đã trở nên cũ kĩ, lạc hậu. Chỉ cần tốt chút ít thời gian là bạn có thể bổ sung các thành tựu gần đây và điều chỉnh ngày tháng/danh hiệu. Cố gắng kết nối những thành tích đó thành một chuỗi theo thứ tự thời gian, chú ý liên hệ với vị trí công việc bạn đang có ý định thay đổi. Ngoài ra, việc thêm vào các ví dụ về những thành tích đó như giấy khen của công ty, lời khen ngợi của khách hàng sẽ tạo sự tin cậy cho nhà tuyển dụng.
6. Đọc một cuốn sách
Ông chủ mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg đã lập ra trang “A Year of Books” (Năm của sách) nhằm kêu gọi mọi người hãy đọc sách thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Qua đó kêu gọi mỗi người, một tuần nên đọc một cuốn sách sẽ học hỏi thêm những kiến thức về những đức tin, nền văn hóa và công nghệ. Bạn thấy đấy, việc đọc sách đúng đắn sẽ giúp bạn nâng tầm vóc văn hóa hay trình độ chuyên môn của bản thân. Có một câu nói: “Nếu muốn biết 1 người là ai thì nên nhìn vào bạn của người đó hay nếu muốn biết một người là ai, thì nhìn vào những cuốn sách người đó đọc”. Hãy tìm hiểu những cuốn sách liên quan đến nghề nghiệp, định hướng thành công hoặc những thể loại khiến bạn phát triển hơn.
7. Nghiên cứu các cơ hội việc làm
Bạn có chắc rằng bạn đang làm công việc có thể phát huy tốt khả năng của mình? Bạn thấy hứng thú hơn ở một công việc khác. Đừng ngại ngần mà hãy luôn tìm kiếm các cơ hội mới và đặt nền móng cho bước tiếp trên nấc thang nghề nghiệp. Điều này giúp bạn phát triển khả năng của bản thân một cách tối đa và hiệu quả nhất.
Hãy tận dụng ngày nghỉ để biến chúng thành cơ hội phát triển nghề nghiệp, tạo bước đệm vững chắc cho tương lai của bạn. Careerlink.vn chúc bạn may mắn và thành công trên chặng đường sắp tới.
Phương Thảo
Góc kỹ năng - Cẩm nang khác
- Support là gì? Tìm hiểu về công việc support và các vấn đề liên quan
- Gợi ý hay để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?”
- All rights reserved là gì? Hiểu đúng để bảo vệ bản quyền sáng tạo của bạn
- CBM là gì? Ví dụ dễ hiểu về cách tính CBM
- Kinh nghiệm tìm việc: 7 sai lầm không nên mắc phải
- Trình độ chuyên môn là gì? Cách trình bày trên CV hiệu quả
- Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực
- Nhất quán là gì? Vì sao nhất quán là yếu tố giúp bạn thành công?
- Làm ca xoay là gì? Điều cơ bản bạn cần biết về ca xoay và ca gãy
- Kỹ năng tư duy logic: tầm quan trọng và 4 cách để rèn luyện
- HTKK là gì? Hướng dẫn cách tải và sử dụng phần mềm HTKK
- Người lãnh đạo là gì? 10 yếu tố hình thành nên người lãnh đạo tuyệt vời
- Sở trường là gì? Cách trả lời ghi điểm khi được hỏi về sở trường
- Lạc quan là gì? 5 cách để trở nên lạc quan hơn trong công việc
- Sắp xếp công việc hiệu quả: đặc điểm và cách thể hiện khi tìm việc
- Tư duy phản biện là gì và dấu hiệu của người có tư duy phản biện?
- Tỉ mỉ, cẩn thận: tầm quan trọng và cách cải thiện hiệu quả
- Best regards là gì? Cách sử dụng Best regards và các lời chào kết thúc email khác
- “Mẹo” nêu ưu nhược điểm của bản thân thuyết phục nhà tuyển dụng
- Kỹ năng soạn thảo văn bản – những điều cần biết để trở nên chuyên nghiệp
- Bố cục các mẫu báo cáo công việc chuẩn cho từng ngành nghề
- Cách phát triển bản thân hiệu quả để có một năm mới thành công
- Dự đoán công danh sự nghiệp của 12 chòm sao trong năm 2020
- Cách để làm việc thông minh hơn trong năm 2020
- 9 lỗi khiến email công việc của bạn kém hiệu quả
- 6 điều cần tránh nếu muốn nổi bật trong công việc mới
- 5 lí do bạn không phát huy hết tiềm năng trong công việc
- 6 kỹ năng viết email công việc ai cũng cần biết
- 7 yếu tố cần xem xét khi lựa chọn vị trí thực tập
- Nghệ thuật thuyết phục không làm người nghe khó chịu
- 5 lỗi phổ biến khi tạo danh sách các việc cần làm
- 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết
- Vì sao bạn nên “rèn” kỹ năng nói trước đám đông ngay hôm nay?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?
- 8 lợi ích khi tạo danh sách các việc cần làm
- Người có kỹ năng thuyết phục vượt trội sở hữu đặc điểm nào ?
- 6 kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm “người tham khảo”
- 7 điều nên biết trước khi làm việc tại startup
- 5 bí quyết vượt qua nỗi lo khi bắt đầu công việc mới
- 6 hành động đẹp cần có trong ngày làm việc cuối cùng
- 5 nỗi sợ trong công việc bất cứ ai cũng cần vượt qua
- 6 mẹo quản lý thời gian dành cho nữ nhân viên bận rộn
- Mẹo giữ năng suất trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ
- 7 điều khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp khi tìm việc
- 5 lí do nên ngừng so sánh công việc của mình với người khác
- Mẹo tìm kiếm công việc cho người hướng nội
- 6 điều nên làm nếu bạn “ghét” công việc mới
- Nhóm máu nói lên điều gì về tính cách và nghề nghiệp của bạn?
- Cần làm gì trong 6 tháng đầu ở công việc mới?
- Bí quyết lựa chọn khi nhận được hai công việc cùng lúc
- Tự quảng bá bản thân để thăng tiến trong sự nghiệp
- 3 điều cần nhớ khi cảm thấy “đuối” với công việc mới
- Từ chối nhận thêm việc thế nào để tránh mất lòng sếp?
- 5 điều cần nghĩ đến trước khi “đòi” tăng lương
- Administrative staff là gì và con đường phát triển sự nghiệp
- 8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp
- 6 Cách Tạo Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Trong Công Việc
- [Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân
- Làm sao để bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống?
- Bạn nên làm gì trong ngày đầu tiên nhận việc?
- Thuyên chuyển công tác người lao động – những kiến thức cần biết
- Những bí quyết giúp bạn chinh phục "party công sở"
- Vượt qua đồng nghiệp trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt
- Những cú sốc dành cho lính mới công sở
- 6 lời khuyên khi bạn bắt đầu đào tạo nhân viên mới
- 4 tố chất tỷ phú Warren Buffett trông đợi ở một người lãnh đạo
- [Infographic] Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm và giữ chân nhân viên xuất sắc
- 5 sai lầm có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn
- Để thành công, cần rèn luyện những thói quen nào?
- Thói quen của những người thành công sau giờ làm việc
- 6 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định hiệu quả hơn
- 12 Nguyên tắc Đạo đức dành cho Chuyên viên Kinh doanh
- Làm sao để hạnh phúc trong công việc?
- 3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp
- 5 cách để trở thành người “không thể thay thế” tại công ty
- 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định
- 4 kĩ năng làm việc thiết yếu bạn không được dạy trong trường đại học
- 9 điều gây cản trở cho sự nghiệp của người phụ nữ
- Chăm sóc khách hàng là gì và tiêu chí của nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- 7 kỹ năng lãnh đạo tạo dấu ấn khác biệt
- Giao tiếp trong kinh doanh – 10 điều bạn nên làm để trở nên giỏi hơn
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 2)
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 1)
- Giá trị bản thân là gì? Cách hiệu quả giúp bạn xác định giá trị bản thân