Bạn có thể là ứng viên hoàn hảo cho công việc trên CV, nhưng chỉ một chút lỡ lời hoặc phản ứng thiếu suy nghĩ trong buổi phỏng vấn có thể phá hủy cơ hội của bạn, làm lu mờ tất cả tài năng của bạn và khiến bạn bị loại khỏi danh sách những người tiềm năng.
Do đó, hãy chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn sắp tới của bạn bằng cách tránh 7 sai lầm sau đây.
Khác biệt đến mức lập dị
Cá tính khác biệt có thể giúp bạn nổi bật trong nhóm ứng viên, song cũng là con dao hai lưỡi nếu bạn tận dụng quá đà. Nhà tuyển dụng thông thường sẽ có ấn tượng tốt với những ứng viên nổi bật, không nhạt nhòa nhưng nếu bạn cho thấy một cá tính quá mạnh hay những khác biệt đến mức lập dị, chắc chắn họ sẽ phải cân nhắc lại. Thể hiện bản thân là điều tốt, với điều kiện ở mức độ vừa phải và phù hợp với tình huống.
Nói những điều sáo rỗng
“Tôi là một người có tinh thần đồng đội”, “Tôi làm việc chăm chỉ”, “Tôi là người cầu toàn”... Nếu đây là những gì bạn sử dụng để trả lời cho câu hỏi “Hãy nói một chút về bản thân” hay “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?” của nhà tuyển dụng thì đã đến lúc nên dừng lại. Có thể bạn sẽ được hỏi những câu mang tính rập khuôn nhưng điều này không có nghĩa bạn phải trả lời đúng theo khuôn mẫu. Thay vào đó, hãy xem đây là cơ hội để tạo sự khác biệt cho chính mình. Hãy nói điều gì đó mà nhà tuyển dụng chưa từng nghe trước đây và họ sẽ có khả năng nhớ đến bạn nhiều hơn.
Nói xấu công ty cũ
Trong mỗi buổi phỏng vấn, bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi những câu: “Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?” hay “Vì sao bạn rời khỏi công việc đang làm?...” Khi đó, đừng nói những điều tiêu cực về con người hoặc công ty cũ - bất kể bạn cảm thấy họ đáng trách đến mức nào. Nói xấu ai đó khiến bạn trông trẻ con và nhỏ mọn, dĩ nhiên nhà tuyển dụng sẽ không muốn chọn một người như thế.
Nếu bạn nghỉ việc vì gặp phải một vấn đề nào đó, bạn có thể nói nhưng hãy khéo léo và chuyên nghiệp. Và quan trọng hơn, hãy cố gắng “đóng khung” nó theo cách liên quan đến mục tiêu và khát vọng nghề nghiệp của bạn.
Nói quá nhiều
Nói quá nhiều là một trong những lỗi phỏng vấn phổ biến nhất mà các ứng viên mắc phải, phần lớn là do hồi hộp và lo lắng. Nếu bạn nhận thấy mình làm điều này, hãy dừng lại một chút, để đối phương nói xong rồi tiếp tục. Điều này còn giúp bạn có thêm vài khoảnh khắc để sắp xếp những gì bạn sẽ nói, tránh lan man, dài dòng.
Thất bại trong cuộc đàm phán lương
Đề cập đến mức lương quá sớm trong cuộc phỏng vấn là một lỗi phổ biến có thể khiến cánh cửa việc làm của bạn đóng lại. Mặc dù các nhà tuyển dụng hiểu rằng tiền là một yếu tố chính đối với người ứng tuyển nhưng họ cần phải có sự hiểu biết rõ ràng về những gì bạn có thể đóng góp cho công ty. Do đó, bạn cần phải trình bày các khả năng, kỹ năng của mình trước khi “định giá”. Đồng thời hãy hỏi những câu hỏi mở về phạm vi mức lương của công ty để bạn có thể đưa ra con số phù hợp với cả hai bên.
Không giải thích về những thành quả
Thay vì chỉ nói rằng bạn sở hữu một kỹ năng đặc biệt, hãy kể cho người phỏng vấn về cách bạn sử dụng kỹ năng đó để mang lại hiệu quả cho công ty trước. Hãy chuẩn bị những câu chuyện này và chúng nên mở rộng về các điểm quan trọng trong CV của bạn. Cần nhớ rằng các câu trả lời dựa trên kết quả thực tế sẽ nói lên nhiều điểm cốt yếu và nhà tuyển dụng đang cần lắng nghe điều đó.
Nhiệt tình thái quá
Sự háo hức quá mức có thể gây phản tác dụng trong một cuộc phỏng vấn, và nó thường đi đôi với sự lan man, lo lắng gây ra sự phiền toái và khó chịu cho nhà tuyển dụng. Họ có thể cho rằng bạn đã nghỉ việc quá lâu đến nỗi bạn sẽ nói bất cứ điều gì để được tuyển dụng, và họ sẽ tự hỏi tại sao không ai muốn giao việc cho bạn. Tất nhiên, điều này sẽ khiến cơ hội được chọn của bạn sẽ giảm đi đáng kể.
Những sai lầm này có vẻ rất rõ ràng, nhưng vì bạn không quan tâm đúng mức nên chúng có thể phá hỏng cơ hội kiếm việc của bạn. Do đó, hãy dành thời gian để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn và tránh những lỗi phổ biến trên đây, bạn sẽ trở nên nổi bật hơn so với đối thủ, gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và sớm có được công việc mơ ước.
Huyền Nguyễn
Góc kỹ năng - Cẩm nang khác
- 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết
- Vì sao bạn nên “rèn” kỹ năng nói trước đám đông ngay hôm nay?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?
- 5 lợi ích khi ước lượng thời gian cho việc cần làm
- Người có kỹ năng thuyết phục vượt trội sở hữu đặc điểm nào ?
- 8 lí do bạn không nên trễ giờ nơi công sở
- 7 cách du lịch giúp cải thiện sự nghiệp của bạn
- 6 kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm “người tham khảo”
- 5 bí quyết vượt qua nỗi lo khi bắt đầu công việc mới
- 6 hành động đẹp cần có trong ngày làm việc cuối cùng
- 5 nỗi sợ trong công việc bất cứ ai cũng cần vượt qua
- 6 mẹo quản lý thời gian dành cho nữ nhân viên bận rộn
- Mẹo giữ năng suất trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ
- 7 điều khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp khi tìm việc
- Cần làm gì trong 6 tháng đầu ở công việc mới?
- Bí quyết lựa chọn khi nhận được hai công việc cùng lúc
- Tự quảng bá bản thân để thăng tiến trong sự nghiệp
- 3 điều cần nhớ khi cảm thấy “đuối” với công việc mới
- Từ chối nhận thêm việc thế nào để tránh mất lòng sếp?
- 5 điều cần nghĩ đến trước khi “đòi” tăng lương
- Nhân viên hành chính - người “quản gia” trên từng cây số
- 8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp
- 6 Cách Tạo Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Trong Công Việc
- [Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân
- Vượt qua đồng nghiệp trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt
- Những cú sốc dành cho lính mới công sở
- Xây dựng mối quan hệ với sếp mới: dễ hay khó?
- Bí quyết xin việc khi bạn chưa có kinh nghiệm làm việc
- 5 cách cho thấy bạn đã sẵn sàng cho vị trí quản lý
- 6 lời khuyên khi bạn bắt đầu đào tạo nhân viên mới
- 4 tố chất tỷ phú Warren Buffett trông đợi ở một người lãnh đạo
- Những sai lầm phổ biến khi đi thực tập
- 15 từ khóa bạn cần khi ứng tuyển cho các vị trí cấp cao
- 7 cách đơn giản biến những ngày nghỉ thành cơ hội phát triển sự nghiệp
- 5 nguyên tắc quan trọng giúp bạn cải thiện kỹ năng bán hàng
- Bí quyết rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
- [Infographic] Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm và giữ chân nhân viên xuất sắc
- 5 sai lầm có thể phá hỏng sự nghiệp của bạn
- Để thành công, cần rèn luyện những thói quen nào?
- Thói quen của những người thành công sau giờ làm việc
- 6 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định hiệu quả hơn
- 12 Nguyên tắc Đạo đức dành cho Chuyên viên Kinh doanh
- 6 cách để hạnh phúc trong công việc
- 3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp
- 5 cách để trở thành người “không thể thay thế” tại công ty
- 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định
- 4 kĩ năng làm việc thiết yếu bạn không được dạy trong trường đại học
- 9 điều gây cản trở cho sự nghiệp của người phụ nữ
- 9 điều làm nên chuyên viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- 7 kỹ năng lãnh đạo tạo dấu ấn khác biệt
- 10 kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh bạn nên biết
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 2)
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 1)
- Chinh phục bản thân - Phần 3: Xác định giá trị bản thân