Social Media là gì? Việc làm Social Media phổ biến và mức lương

Social Media là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, chia sẻ thông tin, kinh doanh và giải trí. Vậy Social Media là gì, có vai trò gì trong marketing hiện đại, doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng sức mạnh nhằm đạt mục tiêu kinh doanh. Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé. 

Social media là gì?

“Social media hay truyền thông xã hội là các nền tảng trực tuyến cho phép người dùng tạo, chia sẻ nội dung và tương tác với nhau.” 

Social media là những công cụ như Facebook, Tik Tok, Instagram, YouTube,… giúp kết nối cộng đồng, hỗ trợ giao tiếp và truyền tải thông tin nhanh chóng. Chúng không chỉ phục vụ mục đích cá nhân mà còn là kênh quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Các loại hình Social Media phổ biến hiện nay

Dưới đây là bốn loại hình Social Media phổ biến hiện nay:

Social Commerce

Social Commerce là loại hình Social Media tập trung vào việc hỗ trợ mua bán và giao dịch trực tuyến. Nó là một phần quan trọng của thương mại điện tử, nơi người mua và người bán có thể tương tác, phản hồi và giao dịch một cách linh hoạt.

 Các nền tảng như Instagram Shopping, Facebook Marketplace, và Shopee là những ví dụ tiêu biểu về Social Commerce. Chúng cho phép người dùng mua sắm trực tiếp từ các bài đăng và story, tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch và thuận tiện.

Social Community

Social Community là nơi tập hợp những người có cùng sở thích, đam mê, hoặc mối quan tâm. Các nền tảng như Facebook, Twitter, LinkedIn, và Reddit giúp kết nối những cá nhân này thành một cộng đồng, nơi họ có thể giao lưu, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.

 Social Community tạo không gian cho sự tương tác đa chiều, giúp xây dựng mối quan hệ và tăng tính gắn kết trong cộng đồng.

Social Entertainment

Social Entertainment là loại hình Social Media phục vụ mục đích giải trí. Nó bao gồm các trang web, ứng dụng cho phép người dùng tham gia vào các hoạt động vui chơi, xem phim, nghe nhạc, chơi game trực tuyến và tương tác với nội dung giải trí khác.

 Các nền tảng như YouTube, TikTok và các trò chơi trực tuyến nổi tiếng như Pokémon Go là những ví dụ về Social Entertainment. Loại hình này tạo ra những trải nghiệm giải trí tương tác cao, cho phép người dùng tham gia tạo nội dung và tương tác trong thời gian thực.

Social Publishing

Social Publishing tập trung vào việc tạo và chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội. Nó bao gồm blog, trang tin tức, microsite, và các trang đăng tải hình ảnh, video. Social Publishing giúp mọi người thể hiện ý kiến, suy nghĩ, và ý tưởng của họ, đồng thời tạo cơ hội giao lưu và kết nối với những người khác cùng quan tâm. 

Các nền tảng như WordPress, Medium và các trang báo mạng trực tuyến là những ví dụ về Social Publishing.

Phân biệt Social Media và Social Network

Social Media và Social Network thường bị nhầm lẫn, nhưng chúng có sự khác biệt rõ ràng. Hãy cùng xem điểm khác biệt giữa Social Network và Social Media là gì nhé.

Tiêu chíSocial MediaSocial Network
Định nghĩaNền tảng truyền thông để tạo và chia sẻ nội dung đa dạng (hình ảnh, video, bài viết)Mạng lưới kết nối người dùng dựa trên mối quan hệ cá nhân hoặc nghề nghiệp.
Mục đích chínhTruyền tải thông tin, quảng bá, giải trí.Xây dựng và duy trì mối quan hệ.
Ví dụYouTube, TikTok, Instagram.Facebook, LinkedIn, Twitter.
Tương tácTập trung vào nội dung và phản hồi công khai.Tập trung vào kết nối cá nhân, nhóm.
Ứng dụng trong marketingTăng độ phủ thương hiệu, viral nội dung.Tạo cộng đồng khách hàng trung thành.

Social Media thiên về việc lan tỏa thông tin, trong khi Social Network chú trọng xây dựng cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều nền tảng như Facebook vừa là Social Network (kết nối bạn bè) vừa là Social Media (chia sẻ nội dung). Hiểu rõ sự khác biệt giúp doanh nghiệp chọn chiến lược phù hợp.

Những công việc phổ biến trong ngành Social Media

Ngành Social Media ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Dưới đây là các công việc phổ biến:

Content Creator: Người làm công việc này sẽ sáng tạo nội dung ra các hấp dẫn, phù hợp thương hiệu trên mạng xã hội (bài viết, hình ảnh, video, podcast…). Điều này đòi hỏi họ cần nghiên cứu xu hướng, hiểu khán giả, cập nhật thuật toán và sử dụng thành thạo công cụ thiết kế, chỉnh sửa. Họ cũng cần có óc sáng tạo, khả năng kể chuyện và hiểu tâm lý người dùng.

Social Media Manager: Họ sẽ quản lý tổng thể thương hiệu trên mạng xã hội, xây dựng chiến lược, lên kế hoạch nội dung, giám sát hiệu suất, tối ưu quảng cáo và đảm bảo thông điệp nhất quán. Công việc này đòi hỏi kỹ năng quản lý dự án, sáng tạo và lãnh đạo.

Digital Marketer: Digital Marketer sẽ lên kế hoạch, thực hiện chiến dịch marketing số, tối ưu nội dung quảng cáo, quản lý quảng cáo trả phí, phân tích dữ liệu, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Điều này yêu cầu họ cần biết về SEO/SEM, phân tích dữ liệu và xu hướng marketing số.

Community Manager: Người đảm trách vị trí này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì quan hệ với khách hàng, phản hồi bình luận, xử lý khủng hoảng, tổ chức hoạt động tương tác. Họ cần có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và hiểu rõ thương hiệu, khách hàng.

Social Media Analyst: Social Media Analyst sẽ phân tích dữ liệu mạng xã hội, theo dõi KPI, nhận diện xu hướng, phân tích đối thủ và tạo báo cáo. Điều này đòi hỏi họ phải thành thạo công cụ phân tích, xử lý dữ liệu lớn và diễn giải thông tin thành đề xuất hữu ích.

Mức lương trong ngành Social Media

Mức lương trong ngành Social Media tại Việt Nam thay đổi tùy theo vị trí, kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp. Dưới đây là các mức lương phổ biến cho các vị trí:

Fresher/Thực tập sinh: 5-8 triệu đồng/tháng. 

Social Media Executive (1-2 năm kinh nghiệm): 10-15 triệu đồng/tháng, tùy KPI và hiệu quả công việc.

Social Media Manager (3-5 năm kinh nghiệm): 18-25 triệu đồng/tháng, có thể lên đến 30 triệu ở các công ty lớn.

Lợi ích và rủi ro khi sử dụng Social Media trong Marketing 

Trong thời đại số hóa, Social Media đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội, việc sử dụng Social Media cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dưới đây là những lợi ích và rủi ro chính mà doanh nghiệp cần lưu ý.

Những lợi ích khi triển khai dự án Social Media

Tiết kiệm chi phí: So với các phương thức quảng cáo truyền thống, Social Media giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí Marketing. Việc tạo nội dung, chạy quảng cáo hay tương tác với khách hàng trên nền tảng này thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên TV, báo chí hay quảng cáo ngoài trời.

Tăng lượt truy cập cho website: Khi doanh nghiệp sử dụng Social Media hiệu quả, các bài đăng hấp dẫn sẽ thu hút người dùng nhấp vào website để tìm hiểu thêm. Điều này góp phần cải thiện SEO và tăng doanh thu bán hàng.

Tiếp cận nhiều khách hàng: Social Media có khả năng kết nối doanh nghiệp với hàng triệu khách hàng trên toàn cầu. Doanh nghiệp có thể nhắm đúng đối tượng mục tiêu dựa trên dữ liệu nhân khẩu học, hành vi và sở thích.

Tăng tính tương tác: Khác với các phương thức quảng cáo một chiều, Social Media cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua bình luận, tin nhắn và livestream. Điều này giúp tăng sự gắn kết và lòng trung thành của khách hàng.

Tăng độ phủ hình ảnh thương hiệu: Việc duy trì hoạt động thường xuyên trên Social Media giúp thương hiệu xuất hiện liên tục trước mắt khách hàng, nâng cao độ nhận diện thương hiệu và tạo dựng uy tín.

Sản phẩm truyền thông dễ viral hơn: Nội dung trên Social Media có thể nhanh chóng lan truyền nếu hấp dẫn và phù hợp với thị hiếu người dùng. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều người hơn mà không tốn nhiều chi phí quảng cáo.

Thử thách khi sử dụng Social Media

Sự thay đổi thuật toán của nền tảng: Các nền tảng như Facebook, Instagram, TikTok thường xuyên thay đổi thuật toán, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tự nhiên của bài đăng. Doanh nghiệp phải liên tục cập nhật chiến lược để thích ứng với những thay đổi này.

Phản hồi tiêu cực từ khách hàng: Social Media là môi trường mở, nơi khách hàng có thể công khai bày tỏ ý kiến. Nếu doanh nghiệp không xử lý tốt các phản hồi tiêu cực, uy tín thương hiệu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khủng hoảng truyền thông: Một bài đăng không phù hợp hoặc một sự cố nhỏ có thể trở thành khủng hoảng truyền thông khi lan truyền rộng rãi. Doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý khủng hoảng để kiểm soát tình huống kịp thời.

Sự mất kiểm soát từ nhân viên quản lý Social Media: Nếu nhân viên phụ trách Social Media không có kỹ năng xử lý tình huống tốt hoặc có ý định xấu, doanh nghiệp có thể đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như lộ thông tin, đăng tải nội dung sai lệch hoặc làm xấu hình ảnh thương hiệu.

Những câu hỏi liên quan Social Media

Những kỹ năng quan trọng để làm việc trong lĩnh vực Social Media là gì?

 Để làm việc trong lĩnh vực Social Media, bạn cần kỹ năng sáng tạo nội dung (viết, thiết kế, chỉnh sửa video), hiểu thuật toán và xu hướng nền tảng, phân tích dữ liệu để tối ưu chiến dịch, giao tiếp để quản lý cộng đồng, cùng khả năng quản lý thời gian để lập kế hoạch và xử lý tình huống hiệu quả.

Làm thế nào để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Social Media Marketing?

Để đo lường hiệu quả chiến dịch Social Media Marketing, theo dõi các chỉ số như lượt tiếp cận, tương tác, CTR, tỷ lệ chuyển đổi. Sử dụng công cụ như Facebook Insights, Google Analytics, so sánh với mục tiêu, thử nghiệm A/B và đánh giá phản hồi khách hàng để tối ưu.

Kết luận: Sau khi khám phá Social Media là gì, có thể thấy rằng đây không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp, xây dựng thương hiệu cá nhân và kết nối với những cơ hội việc làm tiềm năng. Nếu bạn muốn tận dụng tối đa lợi ích của social media để phát triển sự nghiệp, đừng quên ghé thăm CareerLink.vn để khám phá những vị trí tuyển dụng hấp dẫn và phù hợp nhất nhé.

Trí Nhân

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công