Ngành sư phạm là gì? Có nên học ngành sư phạm không?

Sư phạm là một nghề cao quý đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng luôn thu hút các bạn trẻ trong các đợt tuyển sinh hàng năm. Nếu bạn mong muốn trở thành giáo viên góp phần đào tạo nên nhân tài cho đất nước thì ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu ngành sư phạm là gì, thi vào khối nào, mức lương ra sao trong bài viết này nhé.

Ngành sư phạm là gì?

Ngành sư phạm là ngành nghiên cứu về giáo dục và giảng dạy, đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục.”

Làm việc trong ngành sư phạm đồng nghĩa với việc bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người đạo tạo ra nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực trong xã hội.

Ngành sư phạm học gì?

Ngành sư phạm tập trung vào việc nghiên cứu về giảng dạy và đào tạo con người, từ các kiến thức về Tâm lý giáo dục đến việc khám phá nhiều khía cạnh như phong cách giảng dạy, lý thuyết giảng dạy, cách đánh giá và đưa ra phản hồi. Học ngành sư phạm, bạn cũng sẽ học cách đánh giá các mục tiêu giáo duc và đề ra các giải pháp tốt nhất để đạt được các mục tiêu học tập.

Các môn học chính trong ngành sư phạm gồm Tâm lý giáo dục, Phát triển con người, Phê bình trong giáo dục, Phương pháp đánh giá, Phương pháp nghiên cứu, Thực hành sư phạm, Giảng dạy và Đạo đức giáo dục… Ngoài ra, tùy thuộc vào từng chuyên ngành cụ thể, bạn sẽ được học thêm các kiến thức chuyên môn khác nhằm giúp cho công tác giảng dạy và quản lý sau khi tốt nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn.

Ngành sư phạm thi khối nào?

Tùy theo từng chuyên ngành cụ thể mà khối thi vào ngành sư phạm sẽ khác nhau. Chẳng hạn:

Ngành sư phạm mầm non sẽ thi tuyển khối M hoặc khối C với các tổ hợp môn như:

Khối M00: Văn – Toán – Hát – Đọc diễn cảm

Khối M01: Văn – Sử – Năng khiếu

Khối M02: Toán – Năng khiếu – Năng khiếu

Khối M05: Văn – Khoa học xã hội – Vẽ năng khiếu

Khối M11: Văn – Anh – Năng khiếu báo chí

Khối C00: Văn – Sử – Địa

Nếu chọn ngành khối tiểu học, bạn có thể chọn những tổ hợp môn thi sau đây: Khối A00: Toán – Lý – Hóa

Khối A01: Toán – Lý – Anh

Khối D01: Toán – Văn – Anh

Khối C01: Toán – Văn – Lý

Khối C01: Toán – Văn – Hóa

Khối C20: Văn – Địa – Giáo dục công dân

Nếu muốn trở thành giáo viên dạy cấp 2 hoặc 3, bạn cần phải chọn thi những khối có môn chuyên ngành mà bạn muốn dạy, chẳng hạn như:

Sư phạm Toán: Khối thi A00, A01, D01, D07, C01, B00…

Sư phạm Anh: Khối thi D01, A01, D14, D15…

Sư phạm Văn: Khối thi C00, D14, D15.

Sư phạm Sinh: Khối thi B00, B08…

Các chuyên ngành sư phạm phổ biến

Sư phạm có nhiều ngành, tùy thuộc vào việc bạn chọn giảng dạy ở từng cấp học và các môn dạy khác nhau. Dù chọn ngành nào bạn cũng sẽ được đào tạo kỹ năng và kiến thức phù hợp. Hãy cùng xem một số chuyên ngành sư phạm là gì nhé.

Sư phạm mầm non

Đây là ngành học đào tạo giáo viên và các cán bộ giáo dục cho giáo dục mầm non – cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Để học và làm việc lâu dài trong ngành này, bạn cần là người yêu thích trẻ con, chịu khó, cẩn thận và có khả năng chăm sóc trẻ nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng cần có năng khiếu về kể chuyện, hát, múa, vẻ tranh…

Sư phạm tiểu học

Nếu chọn học ngành này thì sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ dạy hoặc làm việc cho các trường tiểu học. Thông thường, giáo viên tiểu học sẽ dạy nhiều môn cùng lúc bao gồm toán, tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử và Địa lý…

Sư phạm các chuyên ngành

Từ cấp 2 trở lên, hầu hết các giáo viên chỉ chuyên dạy 1 -2 môn học. Thế nên, chuyên ngành sư phạm sẽ đụoơc chia ra thành từng ngành cụ thể như sư phạm Toán, Ngữ văn, tiếng Anh…

Học từng chuyên ngành này, bạn sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để giảng dạy. Khi tốt nghiệp, bạn có thể giảng dạy bộ môn mình theo học tại các trường trung học cơ sở, phổ thông hoặc các trung tâm gia sư.

Học sư phạm có thể làm công việc gì?

Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm thì tùy theo chuyên ngành đã học bạn có thể tham gia vào công tác giảng dạy theo các cấp bậc như mầm non, tiểu học, giáo viên bộ môn cấp THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học… Nếu không, bạn cũng có thể lựa chọn làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, thiết kế phương pháp giáo dục hoặc quản lý giáo dục ở các phòng ban của bộ giáo dục hay các trung tâm đào tạo…

Ngành sư phạm có được miễn học phí không?

Học phí là vấn đề mà bất cứ sinh viên hay phụ huynh nào cũng quan tâm khi nộp hồ sơ dự tuyển vào các trường đại học. Vậy học ngành sư phạm có được miễn học phí không?

Câu trả lời là bạn sẽ không được miễn phí toàn bộ học phí mà chỉ được hỗ trợ một phần học phí và chi phí sinh hoạt. Và không phải ai cũng được hưởng chính sách này mà chỉ một số trường hợp đặc biệt. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi nộp hồ sơ nhé.

Mức lương ngành sư phạm là bao nhiêu?

Tùy theo cấp giảng dạy, hạng giáo viên và bậc lương mà mức lương ngành sư phạm dao động trong phạm vi như sau:

Với ngành sư phạm mầm non:

Hạng III: 3.780.000 đồng đến 8.802.000 đồng/tháng.

Hạng II: 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng/tháng.

Hạng I: 7.200.000 đồng đến 11.484.000 đồng/tháng.

Với ngành sư phạm Tiểu học, THCS, THPT:

Hạng III: 4.212.000 đồng đến 8.964.000 đồng/tháng.

Hạng II: 7.200.000 đồng đến 11.484.000 đồng/tháng.

Hạng I: 7.920.000 đồng đến 12.204.000 đồng/tháng.

Bạn có phù hợp với ngành sư phạm không?

Để có thể theo đuổi ngành sư phạm, hãy xem bạn có các phẩm chất thiết yếu này không nhé.

Kỹ năng nghiên cứu, tìm tòi, tự học: đây là phẩm chất hàng đầu cần có ở người làm việc trong ngành sư phạm. Chủ động học hỏi, tìm hiểu và trau dồi kiến thức mới cũng như khám phá những phương pháp giảng dạy hay, bạn sẽ thu hút sự chú ý của học sinh và truyền đạt kiến thức cho họ một cách hiệu quả.

Kỹ năng lập kế hoạch: Có thể bạn sẽ thắc mắc, làm công tác giảng dạy thì cần gì đến kỹ năng lập kế hoạch. Vấn đề nằm ở đây: trước mỗi buổi học, bạn cần chuẩn bị giáo án, kế hoạch giảng dạy để tăng tính hấp dẫn cho bài giảng.

Am hiểu công nghệ: Không cần bạn phải biết lập trình hay tạo trang web mà chỉ cần hiểu biết các thao tác cơ bản để có thể ứng dụng tin học và công nghệ giúp cho bài giảng thu hút và học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

Khả năng linh hoạt: môi trường giáo dục thường có nhiều thay đổi, thế nên người làm việc trong lĩnh vực này cũng cần có khả năng thích ứng nhanh để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề: Tất nhiên rồi, bạn là người truyền đạt kiến thức thì cần có khả năng giao tiếp rành mạch, rõ ràng thì mới có thể giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Không chỉ giao tiếp tốt mà bạn còn cần xử lý tốt vấn đề để duy trì kết nối với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp. 

Có nên học sư phạm không?

Sư phạm được xem là nghề cao quý, có vai trò quan trọng trong việc đào tạo những còn người tài năng về kiến thức và hoàn thiện về đạo đức giúp phát triển xã hội. Làm việc ở ngành này, bạn sẽ là người truyền cảm hứng và thúc đẩy học sinh theo đuổi đam mê của mình. Một ngày nào đó, học sinh của bạn có thể trở thành những người thành đạt, có ích cho xã hội. Chứng kiến những khoảnh khắc này chắc chắn bạn không khỏi hãnh diện và tự hào. Hơn nữa, ngành sư phạm luôn có nhu cầu cao về nhân sự nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy công việc phù hợp.

Các trường đào tạo ngành sư phạm

Muốn học ngành sư phạm, bạn có thể thi vào các trường sau đây:

Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường Đại học Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Sư phạm – ĐH Huế

Trường Đại học Sư phạm TPHCM

Trường Đại học Sài Gòn…

Nếu có điều kiện, bạn có thể theo học ngành sư phạm tại các trường nước ngoài như ở Anh, Úc hoặc Mỹ như Leeds Beckett University, Victoria University hoặc University of Washington… Học các trường này, bạn có thể được trang bị nhiều kiến thức bổ ích, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và có cơ hội thăng tiến cao.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về ngành sư phạm là gì cũng như các vấn đề liên quan. Nếu bạn đang tìm việc làm ngành sư phạm, có liên quan đến giáo dục hoặc bất cứ lĩnh vực nào khác, hãy truy cập ngay vào CareerLink.vn, tạo hồ sơ xin việc và ứng tuyển ngay nhé.

Ngọc Quyên

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công