Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì và cơ hội việc làm ra sao?

Nếu tìm hiểu ngành nuôi trồng thủy sản là gì, bạn có thể thấy các thông tin như:” Năm 2023, ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 10 tỷ USD, với tổng sản lượng đạt khoảng 8,74 triệu tấn, bằng 96,7% so với ước thực hiện năm 2022. Trong đó, sản lượng khai thác khoảng 3,58 triệu tấn, nuôi trồng 5,16 triệu tấn”.

Vì vậy, nghiên cứu nuôi trồng thủy sản có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tại một trong những ngành phát triển nhanh nhất và trẻ nhất thế giới. Nếu bạn có đam mê và hứng thú với ngành nghề này, hãy cùng tìm hiểu thêm qua các thông tin sau nhé.

Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì và cơ hội việc làm ra sao?

Ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?

“Ngành Nuôi trồng thủy sản là ngành học về nhân giống, nuôi và thu hoạch cá, động vật có vỏ và thực vật thủy sinh trong tất cả các môi trường nước như nước ngọt, nước mặn, nước lợ.”

Về cơ bản, đó là canh tác trong nước. Ngành nuôi trồng thủy sản của tại Việt Nam và trên thế giới là nguồn cung cấp thực phẩm, sản phẩm thương mại có trách nhiệm với môi trường, giúp tạo ra môi trường sống lành mạnh hơn và được sử dụng để xây dựng lại đàn các loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

Nuôi trồng thủy sản là một lĩnh vực rất rộng và là một nghề có tiềm năng phát triển rất mạnh ở Đồng bằng Sông Cửu Long nước ta. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia sản xuất thủy sản lớn nhất thế giới bên cạnh các quốc gia lớn khác như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… 

Mục tiêu của ngành nuôi trồng thủy sản là gì?

Mục tiêu của ngành nuôi trồng thủy sản là đào tạo được những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm những lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Chương trình đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên môn cùng các kỹ năng cần thiết để thiết kế, tổ chức và điều hành mọi hoạt động nuôi trồng thủy sản, thực hiện nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo nên những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; hỗ trợ sinh viên về quy hoạch quản lý nuôi trồng thủy sản hiệu quả; cung cấp thông tin và tư vấn công nghệ nuôi trồng thủy sản. Từ đó, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn phù hợp nhằm đảm bảo nhu cầu việc làm sau đào tạo.

Theo ban lãnh đạo của Trường đại học Nha Trang, trong nhiều năm qua, ngành Nuôi trồng thủy sản luôn là một trong những nhóm ngành chiếm tỷ lệ sinh viên có việc làm cao nhất sau khi tốt nghiệp. Ngành nuôi trồng thủy sản cũng là ngành truyền thống của trường đại học Nha Trang khi có lịch sử đào tạo trình độ đại học gần 63 năm và là ngành đào tạo đầu tiên của cả nước, và có lịch sử đào tạo trình độ sau đại học sớm nhất cả nước.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản còn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, các trang trại và hộ gia đình sản xuất liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Các trường đại học đào tạo ngành Nuôi trồng thủy sản

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Hạ Long
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khu vực miền Trung

  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Vinh
  • Đại học Nha Trang

Khu vực miền Nam

  • Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại Hậu Giang
  • Đại học Trà Vinh
  • Đại học An Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Tây Đô
  • Đại học Đồng Tháp
  • Đại học Bạc Liêu
  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học Nông lâm TP.HCM tại Ninh Thuận
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Nông lâm TP.HCM

Ngành nuôi trồng thủy sản có mức điểm chuẩn ở mức trung bình từ khoảng 14 đến 18 điểm. Đây là điểm số trung bình được thống kê dựa trên kết quả thi THPTQG. Tuy nhiên, trường đại học Nông Lâm TP.HCM có sử dụng thêm phương thức tuyển sinh khác dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực đầu vào với số điểm là 650.

Hiện tại để thi vào ngành nuôi trồng thủy sản thì có các tổ hợp môn như sau: 

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học
  • A11: Toán – Hóa học – GDCD
  • A16: Toán – KHTN – Ngữ văn
  • A18: Toán – Hóa học – KHXH
  • B00: Toán – Hóa – Sinh học
  • D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • D08: Toán – Sinh học – Tiếng Anh
  • D10: Toán – Hóa học – Địa lý
  • D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

Cơ hội việc làm cho ngành Nuôi trồng thủy sản 

Hiểu ngành nuôi trồng thủy sản là gì, bạn có thắc mắc về các cơ hội việc làm trong ngành này thế nào? Cho dù bạn muốn chuyên sâu về nghiên cứu môi trường hay theo đuổi tiềm năng thương mại của thủy sản thì luôn có rất nhiều cách khác nhau để xây dựng sự nghiệp trong ngành này bao gồm:

  • Doanh nhân nuôi trồng thủy sản;
  • Quản lý trang trại thủy sản;
  • Quản lý trại giống;
  • Cán bộ kiểm ngư;
  • Cán bộ nghiên cứu thủy sản;
  • Chuyên viên kiểm tra chất lượng;
  • chuyên gia sức khỏe cá;
  • Nhà phát triển nguồn cấp dữ liệu thế hệ tiếp theo;
  • Nhân viên đảm bảo chất lượng;
  • Kỹ sư hệ thống;
  • Chuyên viên nghiên cứu và phòng chống các bệnh thủy sinh và môi trường; sống của các loài thủy hải sản tại các viện nghiên cứu;
  • Vai trò quản lý nuôi trồng thủy sản và nghề cá;
  • Tư vấn viên trong các doanh nghiệp chuyên về sản xuất…

Hoặc bạn cũng có thể học cao học và trở thành một giảng viên của ngành nuôi trồng thủy sản nếu như bạn muốn chuyển hướng sang mảng giáo dục.

Có thể thấy rằng, những sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm tại các công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là các cơ quan quản lý của nhà nước về việc canh tác và nuôi trồng các loại thủy hải sản. Sinh viên sẽ không phải đối diện với nỗi lo lắng làm trái ngành hoặc thất nghiệp khi quyết định theo học ngành này.

Mức lương ngành nuôi trồng thủy sản có cao không?

Ngành nuôi trồng thủy sản lương bao nhiêu? Có cạnh tranh hay không? Câu trả lời với bạn là rất tuyệt đấy! Tùy theo thời gian và nơi làm cùng với khả năng của bạn mà mức lương có thể đạt được 6 đến 12 triệu đồng/tháng. Đặc biệt với một số bạn có thâm niên từ 3 năm trở đi thì nếu làm ở những công ty tốt có thể đạt đến mức lương trên 15 triệu đồng/tháng. Thu nhập cao hoặc thấp sẽ tùy thuộc ở bản thân bạn có đầy đủ khả năng để đáp ứng với mức lương cao này không. Vì vậy, ngay khi còn là sinh viên, hãy tranh thủ thời gian để trau dồi và tích lũy thêm những tri thức mới cùng kĩ năng bổ ích.

Những tố chất nên có khi theo học ngành Nuôi trồng thủy sản là gì?

Ngoài kiến thức và đam mê, để gắn bó với ngành nuôi trồng thủy sản lâu dài, bạn cũng cần có thêm những tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, môi trường;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của các loài thủy sản;
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
  • Khả năng làm việc độc lập, tỉ mỉ, trung thực, có tính kỹ luật cao trong quá trình làm việc…

Trên đây là những thông tin về ngành Nuôi trồng thủy sản là gì, cơ hội việc làm ngành Nuôi trồng thủy sản sau khi ra trường cũng như mức lương trung bình cho ngành này. Có thể nói, đây là một ngành công nghiệp đang mở rộng trên toàn thế giới, nuôi trồng thủy sản mang đến nhiều cơ hội để đạt được sự hài lòng về chuyên môn và tài chính. Nếu bạn đã quan tâm đến câu cá hoặc sinh vật biển, sự nghiệp nuôi trồng thủy sản mang đến cơ hội kiếm được một mức lương xứng đáng hoặc thậm chí bắt đầu công việc kinh doanh của riêng bạn với tiềm năng phát triển không giới hạn.

Anh Thơ

Sao chép thành công