Mục Lục
- Intern là gì? Internship là gì?
- Lợi ích khi tham gia quá trình intern
- Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập
- Tìm kiếm cơ hội thực tập ở đâu?
- Cần chuẩn bị gì cho quá trình intern?
- Mức lương và quyền lợi khi trở thành intern
- Lưu ý khi bắt đầu kỳ thực tập tại công ty
- Những câu hỏi sinh viên thực tập nên hỏi nhà tuyển dụng
- Top 5 ngành nghề Intern “hot” hiện nay
Đối với nhiều sinh viên sắp sửa ra trường thì intern là gì và vì sao điều này lại quan trọng là điều mà các bạn rất quan tâm. Intern hay thực tập không chỉ giúp bạn áp dụng kiến thức học được vào thực tế mà còn là cơ hội để khám phá bản thân và xây dựng mạng lưới mối quan hệ nghề nghiệp, mở ra nhiều cánh cửa mới. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khía cạnh này sâu hơn nhé.

Intern là gì? Internship là gì?
Intern là gì?
“Intern là thuật ngữ chỉ những người tham gia chương trình thực tập ngắn hạn, thường là sinh viên hoặc người mới tốt nghiệp, làm việc tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức nhằm tích lũy kinh nghiệm thực tế, định hướng nghề nghiệp và tạo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.”
Internship là gì?
Internship là khoảng thời gian thực tập tại doanh nghiệp, nơi thực tập sinh được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ và làm quen với môi trường làm việc thực tế. Thời gian thực tập thường kéo dài từ 1-6 tháng, tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc chương trình đào tạo. Đây cũng là cơ hội để thực tập sinh khám phá ngành nghề, đánh giá sự phù hợp với định hướng cá nhân và có thể được tuyển dụng chính thức nếu thể hiện tốt.
Lợi ích khi tham gia quá trình intern
Khi tham gia thực tập thì lợi ích mà sinh viên nhận được khi tham gia intern là gì?
Phát triển kỹ năng chuyên môn
Thực tập sinh có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các bài toán thực tế, đồng thời tiếp cận và làm chủ những công nghệ, kỹ thuật mới nhất trong ngành. Đây là bước đệm quan trọng để nâng cao năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Phát triển kỹ năng mềm
Thực tập sinh được rèn luyện các kỹ năng mềm thiết yếu như giao tiếp trong môi trường công sở, làm việc nhóm hiệu quả, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề trong các tình huống thực tế. Đây là những kỹ năng không thể thiếu để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
Kỳ thực tập là cơ hội để thực tập sinh kết nối với đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và xây dựng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp. Những mối quan hệ này có thể mở ra những cơ hội việc làm bất ngờ trong tương lai.
Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Tham gia thực tập giúp sinh viên làm quen với quy trình làm việc chuyên nghiệp, hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp và xây dựng một portfolio cá nhân ấn tượng. Những kinh nghiệm này không chỉ làm đẹp CV mà còn là hành trang quý giá trên con đường sự nghiệp.
Định hướng nghề nghiệp
Thực tập giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đang theo đuổi, xác định lĩnh vực phù hợp với bản thân và đặt ra những mục tiêu phát triển nghề nghiệp cụ thể. Đây là bước quan trọng để định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn và bền vững.
Cơ hội làm việc chính thức
Một kỳ thực tập thành công có thể mở ra cơ hội chuyển đổi thành nhân viên chính thức, nhận được thư giới thiệu giá trị cho các công việc tương lai và làm đẹp CV với kinh nghiệm thực tế. Đây là cơ hội tuyệt vời để sinh viên chứng minh năng lực và khẳng định bản thân.
Thu nhập và đãi ngộ
Thực tập sinh có cơ hội học cách đàm phán về lương, thưởng, hiểu về chế độ đãi ngộ trong doanh nghiệp và tạo nguồn thu nhập ban đầu. Đây là bước khởi đầu quan trọng để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và tự tin bước vào thị trường lao động.
Tiêu chí lựa chọn nơi thực tập
Nếu bạn được chủ động lựa chọn nơi thực tập thì hãy cân nhắc những yếu tố sau:
- Hãy chọn nơi thực tập mà bạn sẽ có cơ hội làm việc, được trải nghiệm thực tế thay vì chọn đại một nơi để hoàn thành khóa thực tập nhằm đáp ứng đủ điều kiện tốt nghiệp.
- Bạn cũng cần chú ý đến môi trường làm việc của nơi thực tập. Tốt nhất đó là nơi có nhiều đồng nghiệp để được gặp gỡ và trao đổi cũng giúp mở rộng mối quan hệ.
- Bạn nên chọn các doanh nghiệp có đãi ngộ tốt cho sinh viên thực tập, từ tiền lương đến các cơ hội tham gia hội thảo, hội nghị.
- Nếu doanh nghiệp có người hướng dẫn cho sinh viên thực tập thì đây cũng là môi trường lý tưởng để bạn hướng đến.
Tìm kiếm cơ hội thực tập ở đâu?
Để tìm kiếm cơ hội thực tập, bạn có thể bắt đầu bằng cách sử dụng các trang tuyển dụng như Careerlink.vn, nơi cung cấp nhiều thông tin về kỳ thực tập từ các công ty khác nhau. Ngoài ra, mạng xã hội như LinkedIn hoặc Facebook cũng là những công cụ hữu ích để tìm kiếm các cơ hội thực tập, đồng thời kết nối với những người trong ngành để tìm hiểu thêm.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và tận dụng mối quan hệ cá nhân cũng rất quan trọng. Bạn có thể hỏi thăm bạn bè, người thân hoặc các giảng viên để có thể biết thêm về các cơ hội Intern tiềm năng. Hoặc bạn có thể tham gia các hội chợ việc làm hoặc sự kiện networking để bạn gặp gỡ trực tiếp các nhà tuyển dụng, mở rộng mối quan hệ và tìm hiểu về những cơ hội thực tập đang có.
Cần chuẩn bị gì cho quá trình intern?
Hồ sơ xin thực tập
Nếu bạn thắc mắc, hồ sơ cần chuẩn bị khi cho quá trình intern là gì thì đây là câu trả lời dành cho bạn.
- Đơn xin thực tập: Là đơn giới thiệu bản thân, bày tỏ mục đích, mong muốn có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp.
- Giấy giới thiệu của nhà trường: nếu bạn được nhà trường sắp xếp vị trí thực tập thì bạn cần có giấy tờ này. Nếu bạn tự chọn doanh nghiệp thực tập thì cũng nên chuẩn bị sẵn phòng khi được yêu cầu.
- CV thực tập: CV nên trình bày rõ ràng các thông tin cá nhân, nền tảng học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, điểm trung bình cũng như các hoạt động liên quan để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ qua về mức độ phù hợp của bạn với vị trí thực tập.
Chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn
Để buổi phỏng vấn intern diễn ra suôn sẻ và bạn có nhiều cơ hội thành công thì bạn cần thể hiện tác phong, thái độ chuyên nghiệp, ăn mặc phù hợp và đặc biệt là chuẩn bị trước các câu trả lời phỏng vấn thực tập phổ biến để tăng thêm sự tự tin.
Tâm lý: Trước buổi phỏng vấn, hãy nghiên cứu kỹ về công ty và vị trí ứng tuyển. Điều này không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn cho thấy sự quan tâm của bạn đối với công ty. Bạn cũng nên luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn với bạn bè hoặc trước gương để giảm bớt lo lắng.
Trang phục: Chọn trang phục chuyên nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Nếu công ty có phong cách làm việc thoải mái hơn, bạn có thể chọn trang phục lịch thiệp. Tuy nhiên, luôn đảm bảo rằng trang phục của bạn sạch sẽ và gọn gàng.
Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn intern hay gặp và cách trả lời:
Giới thiệu về bản thân: Đây là một câu hỏi phổ biến. Bạn nên tóm tắt ngắn gọn về trình độ học vấn, kinh nghiệm liên quan và sở thích cá nhân. Ví dụ: “Em là sinh viên năm cuối chuyên ngành Marketing. Em đã tham gia vào nhiều dự án nhóm và có 1 năm làm việc part time tại công ty truyền thông A”.
Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này? Hãy nêu rõ lý do bạn chọn công ty và vị trí thực tập, đồng thời liên kết với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Ví dụ: “Em rất ấn tượng với sứ mệnh của công ty trong việc phát triển cộng đồng và em muốn học hỏi thêm về marketing trong lĩnh vực này”.
Điểm mạnh và điểm yếu của bạn: Khi nói về điểm mạnh, hãy chọn những kỹ năng phù hợp với vị trí thực tập. Đối với điểm yếu, hãy nêu một điểm mà bạn đang cải thiện, ví dụ: “Em không giỏi nói trước đám đông, nhưng em đang tham gia các khóa học để cải thiện kỹ năng này”.
Kinh nghiệm làm việc nhóm: Nêu một ví dụ cụ thể về một dự án mà bạn đã làm việc cùng nhóm và kết quả đạt được. Điều này sẽ cho thấy khả năng hợp tác của bạn.
Mục tiêu trong tương lai: Hãy chia sẻ những gì bạn hy vọng đạt được từ kỳ thực tập này và cách nó phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp dài hạn của bạn.
Mức lương và quyền lợi khi trở thành intern
Mặc dù sinh viên thực tập chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn có khoản hỗ trợ. Tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô doanh nghiệp mà mức lương sẽ dao động từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, intern cũng còn được hưởng các khoản phụ cấp như ăn trưa, gửi xe, thưởng doanh thu…
Lưu ý khi bắt đầu kỳ thực tập tại công ty
Nhằm tạo thiện cảm tốt với doanh nghiệp, khi bắt đầu kỳ thực tập, sinh viên cần chú ý một vài điều sau:
- Ăn mặc lịch sự, phù hợp với tính chất công việc. Đầu tóc nên gọn gàng, phong thái trò chuyện lịch sự, nghiêm túc.
- Trung thực, cầu tiến, không ngại khó, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao.
- Tuân thủ đúng giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của doanh nghiệp.
- Có tinh thần làm việc nhóm tốt, tích cực xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
Những câu hỏi sinh viên thực tập nên hỏi nhà tuyển dụng
Công việc hàng ngày của thực tập sinh đảm nhận vị trí này bao gồm những gì? – Câu hỏi này giúp bạn hiểu rõ hơn về các nhiệm vụ cụ thể mà bạn sẽ đảm nhận.
Công ty có chương trình đào tạo nào cho thực tập sinh không? – Hỏi về các cơ hội học hỏi và phát triển kỹ năng trong thời gian thực tập.
Có cơ hội nào để trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập không? – Điều này cho thấy sự quan tâm của bạn đến tương lai và khả năng gắn bó lâu dài với công ty.
Văn hóa làm việc tại công ty như thế nào? – Hỏi về môi trường làm việc để xem liệu nó có phù hợp với phong cách làm việc của bạn hay không.
Hiệu quả thực tập ở vị trí này được đánh giá như thế nào? – Bạn sẽ biết được cách công ty đánh giá và phản hồi về hiệu suất làm việc của bạn.
Ai sẽ là người hướng dẫn hoặc giám sát em trong thời gian thực tập?– Biết được ai sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.
Có các hoạt động ngoại khóa hoặc sự kiện nào mà thực tập sinh có thể tham gia không? – Điều này cho thấy sự quan tâm của bạn đến việc hòa nhập vào văn hóa công ty.
Em có thể liên hệ với ai nếu có thêm câu hỏi sau buổi phỏng vấn này không? – Câu hỏi này giúp bạn duy trì liên lạc và thể hiện sự chủ động trong việc tìm hiểu thêm thông tin.
Top 5 ngành nghề Intern “hot” hiện nay
Sales Intern (Thực tập sinh Kinh doanh): Vị trí này tập trung vào việc hỗ trợ các hoạt động bán hàng, bao gồm tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và hỗ trợ chốt đơn hàng. Các nhiệm vụ có thể bao gồm nghiên cứu thị trường, liên hệ với khách hàng tiềm năng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và quản lý dữ liệu khách hàng. Kỹ năng cần thiết bao gồm giao tiếp, lắng nghe chủ động và phân tích thị trường.
IT Intern (Thực tập sinh Công nghệ Thông tin): IT Intern thường hỗ trợ các công việc liên quan đến phát triển phần mềm, bảo trì hệ thống mạng và hỗ trợ kỹ thuật. Họ có thể tham gia vào việc viết mã, kiểm thử phần mềm, khắc phục sự cố và học hỏi kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực IT.
Account Intern (Thực tập sinh Kế toán): Account Intern hỗ trợ các chuyên viên kế toán trong việc quản lý tài chính, ghi chép sổ sách và chuẩn bị báo cáo. Họ có thể được giao các nhiệm vụ như nhập liệu, đối chiếu số liệu, kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ và hỗ trợ các công việc hành chính liên quan đến kế toán.
HR Intern (Thực tập sinh Nhân sự): Thực hiện nhiệm vụ chính như hỗ trợ quy trình tuyển dụng bằng cách đăng tin, sàng lọc hồ sơ và lên lịch phỏng vấn; quản lý hồ sơ nhân viên để đảm bảo thông tin chính xác; giải đáp thắc mắc của nhân viên về chính sách và quyền lợi; tham gia tổ chức các hoạt động gắn kết nhân viên; và thực hiện các công việc hành chính khác như nhập liệu và sắp xếp hồ sơ. Vị trí này giúp thực tập sinh tích lũy kinh nghiệm quý báu và phát triển kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự.
Marketing Intern (Thực tập sinh Marketing): Marketing Intern hỗ trợ việc phát triển và triển khai các chiến lược marketing. Họ tham gia vào việc nghiên cứu thị trường, tạo nội dung, quản lý mạng xã hội và hỗ trợ các chiến dịch quảng cáo. Họ cũng có thể phối hợp với Sales Intern để tạo ra các chiến dịch thu hút khách hàng tiềm năng.
Tóm lại, intern là gì? Có thể thấy đây không chỉ là một hành trình đầy ý nghĩa, giúp bạn khám phá bản thân, tích lũy kinh nghiệm và kết nối với môi trường làm việc chuyên nghiệp mà còn giúp trang bị sự tự tin và khả năng thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong tương lai, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp lâu dài.
Trí Nhân
Về Tác Giả
Bài Mới Nhất
Kiến thức kinh tếMarch 14, 2025SUBTOTAL là gì? Hướng dẫn cách dùng hàm SUBTOTAL trong Excel
Tư vấn nghề nghiệpMarch 14, 2025Hành chính nhân sự là gì? Tổng quan về công việc, kỹ năng và cơ hội việc làm
Góc kỹ năngMarch 14, 2025Kiểm Soát Nội Bộ Là Gì? – Khám Phá Sự Quan Trọng và Ứng Dụng
Tư vấn nghề nghiệpMarch 14, 2025Designer là gì? Công việc, kỹ năng và các nhóm ngành thiết kế