Deputy Manager là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần thiết

Trong môi trường công việc ngày nay, vị trí Deputy Manager ngày càng trở nên quan trọng vì đóng vai trò cầu nối giữa nhân viên cấp dưới và cấp trên. Họ là người đảm nhận nhiều nhiệm vụ quản lý và hỗ trợ lãnh đạo, đồng thời giúp duy trì hiệu suất và tăng cường sự phát triển của công ty. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu Deputy Manager là gì và vai trò quan trọng của họ trong một doanh nghiệp nhé.

Deputy Manager là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần thiết

Deputy Manager là gì?

“Deputy Manager hay phó phòng là người có quyền điều hành thứ hai, sau người quản lý trong hệ thống phân cấp tổ chức, đội nhóm.”

Deputy Manager sẽ thay mặt cho Manager giải quyết các công việc trong thẩm quyền khi Manager không có mặt. Đây là một vị trí quản lý quan trọng trong tổ chức hoặc doanh nghiệp, đóng vai trò hỗ trợ, là cầu nối giữa những nhân viên cấp dưới và cấp trên. Người giữ vị trí này có trách nhiệm giúp đỡ quản lý cấp cao trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, đồng thời đảm bảo hiệu suất và sự phát triển của tổ chức.

Sự khác biệt giữa Deputy Manager và Deputy General Manager là gì?

Deputy Manager được hiệu là phó phòng, trong khi Deputy General Manager được hiểu là Phó Tổng Giám đốc trong các công ty, tập đoàn lớn. Họ là đại diện cho tổng giám đốc trong việc phát triển, thực hiện và duy trì các hoạt động của tổ chức để đạt được hiệu quả, chất lượng, dịch vụ và lợi nhuận tối đa cho tổ chức.

Mô tả công việc của Deputy Manager

Một Deputy Manager thường mang trên mình nhiều trách nhiệm, bao gồm:

Hỗ trợ quản lý

Deputy manager giúp quản lý cấp cao trong việc xác định chiến lược và mục tiêu của tổ chức. Họ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, đưa ra quyết định chiến lược và đảm bảo rằng các mục tiêu được thực hiện hiệu quả.

Quản lý nhân viên

Deputy Manager đảm nhiệm vai trò quản lý và hỗ trợ nhân viên cấp dưới. Họ có thể tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo và đánh giá hiệu suất của nhân viên. Deputy Manager cũng thường là người chịu trách nhiệm giám sát công việc hàng ngày của nhân viên, đảm bảo rằng các mục tiêu và tiêu chuẩn được đáp ứng.

Quản lý dự án

Trong một số trường hợp, Deputy Manager có trách nhiệm quản lý các dự án hoặc nhiệm vụ cụ thể. Họ đảm bảo rằng các dự án được triển khai theo đúng tiến độ, nguồn lực và mục tiêu đã được đề ra.

Ví dụ, trong một công ty phần mềm, Deputy Manager có thể quản lý sản phẩm, xác định chiến lược phát triển, phân công nhiệm vụ cho các nhóm phát triển và đảm bảo rằng các sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như đảm bảo đúng tiến độ. 

Xem thêm: Việc làm deputy manager tại Careerlink

Các kỹ năng cần có để trở thành Deputy Manager

Để trở thành một Deputy Manager xuất sắc, bạn cần hội tụ các kỹ năng, tố chất sau đây:

Kỹ năng lãnh đạo

Khi đặt câu hỏi kỹ năng cần thiết của Deputy Manager là gì thì nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khả năng lãnh đạo. Một Deputy Manager xuất sắc cần có khả năng lãnh đạo tốt. Điều này bao gồm khả năng tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên, định hình mục tiêu và hướng dẫn công việc một cách rõ ràng. Kỹ năng lãnh đạo giúp bạn xây dựng môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển của từng cá nhân, hướng đến một tập thể vững mạnh.

Kỹ năng quản lý dự án

Deputy Manager thường xuyên phải thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án. Vì vậy, kỹ năng quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng đối với một Deputy Manager. Bạn cần biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ và đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng hạn và đạt được mục tiêu đề ra.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp tốt là một yêu cầu bắt buộc đối với Deputy Manager. Kỹ năng giao tiếp rõ ràng, thuyết phục đối với đồng nghiệp, với lãnh đạo và cả khách hàng không chỉ giúp bạn truyền đạt thông tin một cách chính xác, hiệu quả mà còn biết lắng nghe ý kiến của người khác để giải quyết mọi xung đột một cách êm đẹp.

Kỹ năng quản lý thời gian

Deputy Manager thường phải đối mặt với nhiều tác vụ và yêu cầu đồng thời. Do đó, kỹ năng quản lý thời gian là rất quan trọng. Bạn cần biết cách ưu tiên công việc, phân chia thời gian một cách hợp lý và làm việc hiệu quả để đáp ứng các yêu cầu của tổ chức.

Kỹ năng phân tích vấn đề và đưa ra quyết định

Deputy Manager thường phải đưa ra các quyết định quan trọng và phân tích thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác. Do đó, bạn cần có khả năng thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu để đưa ra những quyết định đúng đắn và định hướng phát triển cho tổ chức.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn xác định nguyên nhân và tìm ra các giải pháp thích hợp cho các thách thức và vấn đề phát sinh trong tổ chức. Để làm được điều đó, bạn cần có khả năng tìm kiếm thông tin, tư duy phản biện cùng khả năng xử lý tình huống. 

Cơ hội việc làm của vị trí Deputy Manager

Vô cùng đa dạng và đầy tiềm năng. Đó là câu trả lời cho câu hỏi cơ hội việc làm cho vị trí Deputy Manager là gì. Không chỉ các công ty lớn, ngân hàng, tổ chức phi chính phủ hay doanh nghiệp đa quốc gia mà các công ty vừa và nhỏ cũng thường xuyên tuyển dụng Deputy Manager để hỗ trợ quản lý cấp cao trong việc quản lý nhân viên và công việc của một phòng/ban nhất định. Với sự chuyên nghiệp, khả năng Deputy Manager có thể đảm nhận vai trò quản lý dự án, quản lý nhân sự, quản lý chiến lược và nhiều lĩnh vực khác trong tổ chức.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng vị trí lãnh đạo cấp trung tăng mạnh. Do đó, Deputy Manager là một vị trí có cơ hội việc làm rộng mở cùng có khả năng thăng tiến lên những vị trí quản lý cấp cao hơn. Tuy nhiên, cơ hội nhiều đồng nghĩa với thách thức lớn, tỷ lệ cạnh tranh cũng rất cao. Để trở thành một người nổi bật trong đám đông bạn cần trang bị thật nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp.

Mức thu nhập của Deputy Manager trong nhiều lĩnh vực

Mức lương của Deputy Manager sẽ khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực và quy mô công ty nhưng mức lương trung bình của Deputy Manager sẽ dao động từ 12 triệu đồng/tháng đến cao nhất là 120 triệu đồng/tháng.

Trong lĩnh vực kế toán, mức lương của Deputy Manager từ 24 triệu đồng/tháng. Trong lĩnh vực Logistics khoảng 22 triệu đồng/tháng. Trong lĩnh vực Sale, mức lương của Deputy Manager là 25 triệu đồng/tháng và trong lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật là 18 triệu đồng/tháng.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về vị trí Deputy Manager trong một tổ chức, doanh nghiệp. Tin rằng bạn đã nắm được khái niệm Deputy Manager là gì và những kỹ năng cần có để trở thành một deputy manager xuất sắc. Deputy Manager sẽ đồng hành cùng người quản lý chính (trưởng phòng) trong việc vận hành công việc của một phòng/ban. Với sự đa nhiệm, khả năng thích ứng và tinh thần trách nhiệm, deputy manager sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức.

Trang Đoàn

Sao chép thành công