Data Analyst là gì? Điều kiện để trở thành Data Analyst

Data Analyst là được mệnh danh là nghề hot trong thời đại số hiện nay. Vậy Data Analyst là gì? Công việc và mức lương của nghề này thế nào? Muốn trở thành Data Analyst cần có những kỹ năng nào? Muốn biết đáp án chính xác về Data Analyst, bạn đọc hãy cùng CareerLink tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Data Analyst là gì?

“Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu có trách nhiệm tìm hiểu và báo cáo về thực trạng của vấn đề giúp cấp trên nắm rõ tình hình và có cách xử lý.”

Chuyên viên phân tích dữ liệu là một vị trí quan trọng trong các công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, tài chính, kế toán, y tế, khoa học… Do đó, nhu cầu công việc của ngành này trong tương lai ngày một nhiều, vì thế cơ hội việc làm cũng gia tăng trong hiện tại và tương lai.

Công việc của Data Analyst là gì?

Chuyên gia phân tích dữ liệu là người thực hiện công việc phân tích dữ liệu thô (raw data) dựa trên các công cụ phân tích hỗ trợ. Và nhiệm vụ chính của một Data Analyst sẽ bao gồm: 

– Xác định dữ liệu: Công việc đầu tiên mà các chuyên gia phân tích dữ liệu phải thực hiện là xác định dữ liệu. Data Analyst sẽ tìm hiểu doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề gì, có những khó khăn nào, cần công cụ và phương pháp phân tích nào để đo lường chính xác; tìm ra nguồn thu thập dữ liệu, chuẩn bị công cụ để tiến hành thu thập dữ liệu.

– Thu thập dữ liệu: Nhiệm vụ thứ hai cácData Analyst cần thực hiện là thu thập dữ liệu trực tiếp qua quá trình ETL (Trích xuất, chuyển đổi và tải xuống). Nguồn dữ liệu mà các chuyên gia thu thập được sẽ từ nhiều nguồn khác nhau như thông qua khảo sát, theo dõi hành vi người dùng, qua các phần mềm thu thập và phân tích dữ liệu hoặc mua từ các chuyên gia Data Analyst khác.

– Làm sạch dữ liệu: quá trình làm sạch dữ liệu gồm kiểm tra và sửa chữa bằng cách sử dụng bảng tính hoặc ngôn ngữ lập trình để loại bỏ các lỗi, trùng lặp hoặc giá trị không hợp lệ. 

– Phân tích dữ liệu: Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng với các Data Analyst. Thực hiện phân tích dữ liệu để tìm ra các mẫu hình hoặc xu hướng trong dữ liệu, giúp trả lời các câu hỏi ban đầu và đưa ra dự đoán trong tương lai. Có thể nói, đây là quá trình chuyển đổi từ dữ liệu thô sang thông tin chuyên sâu hữu ích.  

– Diễn giải dữ liệu: diễn giải ý nghĩa của dữ liệu và trình bày kết quả sau khi phân tích một cách dễ hiểu cho các đối tượng khác nhau cũng là một trong những nhiệm vụ các chuyên gia phân tích dữ liệu phải thực hiện.

– Lập báo cáo và đề xuất: Data Analyst thường sử dụng biểu đồ, viết báo cáo, thuyết trình là phương tiện trực quan để truyền đạt thông tin và kết quả phân tích đến các đối tượng liên quan một cách chính xác. Sau phần báo cáo sẽ là các đề xuất giải quyết vấn đề dựa vào các kết quả phân tích dữ liệu trước. 

Những công cụ mà Data Analyst cần thành thạo

Trong quá trình làm việc, để tăng hiệu quả và độ chính xác, các Data Analyst cần thành thạo các công cụ như Microsoft Excel, Google Sheet, SQL, Tableau, R hoặc Python, SAS, Microsoft Power BI…

Để trở thành Data Analyst chuyên nghiệp, cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn đang có ý định theo đuổi việc làm ngành Data Analyst thì chắc chắn bạn cần biết những đòi hỏi cơ bản của công việc Data Analyst là gì. 

Nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu

Bạn cần hiểu rõ cách thức tổ chức và truy xuất cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL) là ngôn ngữ tiêu chuẩn để giao tiếp với cơ sở dữ liệu. Nắm vững SQL các bạn có thể cập nhật, sắp xếp và truy vấn dữ liệu đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quan hệ và sửa đổi cấu trúc dữ liệu.

Quản lý dữ liệu

Công việc của Data Analyst có liên quan đến việc thu thập, sắp xếp và lưu trữ dữ liệu, vậy nên để quản lý dữ liệu một cách hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí thì các bạn cần phải có kỹ năng này. 

Kỹ năng phân tích thống kê và toán học

Toán và thống kê có liên quan mật thiết với nhau, nhất là trong quá trình Data Analyst thu thập, phân tích, diễn giản và trình bày dữ liệu. Thế nên, để làm được công việc này, bạn phải có thể đọc, hiểu và áp dụng các phương pháp thống kê vào phân tích dữ liệu là yêu cầu cần có của một Data Analyst. 

Kỹ năng trực quan hóa dữ liệu

Ứng viên vị trí Data Analyst cần biết sử dụng một số các công cụ hiển thị dữ liệu trực quan hiện nay như Tableau, Zoho hay Power BI để phục vụ quá trình phân tích các dữ liệu.

Kỹ năng lập trình

Sử dụng thành thạo R hoặc Python để tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu, phân tích nâng cao mà Excel thường không làm được. 

Kiến thức chuyên ngành

Bên cạnh những kỹ năng đã kể ở trên thì yêu cầu cần có của một Data Analyst đó là có hiểu biết vững về ngành/lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để làm chuyên viên phân tích dữ liệu, các bạn cần có thêm kỹ năng chuyên môn khác như làm sạch và xử lý dữ liệu, trực quan hóa thống kê…

Kỹ năng mềm

Không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng là điều kiện phải có của ứng viên vị trí Data Analyst. Các kỹ năng mềm các bạn cần có sẽ là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, có tư duy phản biện tốt, có tính cẩn thận, tỉ mỉ…

Mức lương của Data Analyst là bao nhiêu?

Mức lương trung bình của một Data Analyst người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp đóng tại Việt Nam có kinh nghiệm 1-3 năm khoảng 45 triệu đồng/tháng. Còn đối với nhân sự trong nước, mức lương trung bình của Data Analyst có 1-3 năm kinh nghiệm dao động từ 13.8-25 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, mức lương của ở doanh nghiệp, vùng miền cũng có sự chênh lệch. 

Ai nên học Data Analyst và nên học ở trường nào?

Nếu là người có đam mê với máy tính, công nghệ và những con số, có kiến thức nền tảng về cơ sở dữ liệu, toán thống kê và ngôn ngữ lập trình thì bạn có thể chọn ngành này. 

Phân tích dữ liệu là một phần trong ngành Khoa học dữ liệu (Data Scientist). Hiện nay các trường đại học đào tạo Khoa học dữ liệu mà bạn có thể theo học về Data Analyst là:

+ Trường ĐH Kinh tế quốc dân (NEU)

+ Trường ĐH Bách khoa HN (HUST)

+ Trường ĐH Kinh tế (UEH)

+ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (HCMUS)

+ Trường ĐH Công Nghệ Thông Tin (UIT)

+ Trường ĐH Kinh tế – Tài chính (UEF)

+ Trường ĐH Khoa học & Công nghệ Hà Nội (USTH)

Ngoài ra, các bạn cũng có thể đăng ký học Data Analyst tại các trung tâm đào tạo về ngành IT/CNTT.

Cơ hội thăng tiến của nghề Data Analyst

Chuyên viên phân tích dữ liệu Data Analyst có thể được tuyển dụng dưới nhiều các chức danh khác nhau như Chuyên viên nghiên cứu thị trường, Chuyên viên phân tích thị trường, Nhân viên phân tích vận hành, Nhân viên phân tích y tế và chăm sóc sức khỏe… ở nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, thực phẩm, công nghệ, kinh doanh…

Bất kể chức danh của Data Analyst là gì thì để thăng tiến, bạn vẫn cần trải qua các cấp bậc từ Intern – Fresher – Junior – Senior đến Manager. 

Đầu tiên, khi chưa tốt nghiệp và mong muốn trở thành Data Analyst, bạn hãy tìm kiếm các vị trí thực tập ở các công ty công nghệ và tập đoàn lớn để có cơ hội trải nghiệm thực tế. Hầu hết các công ty đều có khoản trợ cấp cho vị trí Intern từ 3-6 triệu đồng/tháng.

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin vào các vị trí Data Analyst Fresher chính thức. Với 1 năm kinh nghiệm, mức lương thường dao động từ 7-15 triệu. Ở vị trí Junior, mức lương trung bình khoảng 18 – 25 triệu đồng/tháng. Khi có 3-5 năm làm việc và có nhiều trải nghiệm hơn, bạn có thể đảm nhiệm vị trí Chuyên viên Data Analyst với mức thu nhập từ 22 đến 40 triệu đồng/tháng. 

Ngoài ra, trong quá trình làm việc, bạn có thể chuyển hướng sang các vị trí khác, ngành khác hoặc tự kinh doanh riêng. Vì bạn đã có kiến thức nền tảng vể Khoa học dữ liệu và thành thạo công nghệ nên không khó để thử sức ở công việc khác hay lĩnh vực khác. 

Tìm việc Data Analyst ở đâu?

Để tìm được việc làm Data Analyst hấp dẫn, bạn có thể truy cập vào trang tuyển dụng uy tín như CareerLink.vn. Tại đây, bạn có thể tìm được việc làm phù hợp ở mọi cấp bậc, thu nhập cùng chế độ đãi ngộ và đa dạng quy mô công ty. 

Hơn nữa, CareerLink.vn còn hỗ trợ bạn ứng tuyển thành công với danh sách mẫu CV được thiết kế chuyên nghiệp cùng các câu hỏi phỏng vấn để bạn có sự chuẩn bị tốt hơn. 

Những thông tin liên quan đến Data Analyst là gì đã được tổng hợp và trình bày cụ thể ở trên. Có thể nói, Data Analyst (chuyên viên phân tích) là một nghề có cơ hội việc làm và mức lương vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn cảm thấy phù hợp nghề này thì hãy chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện được nguyện vọng của mình. 

Thúy Vui

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công