CV nổi bật và những bằng cấp đi kèm đã bước đầu giúp bạn thành công nhưng chưa đủ để giúp bạn có được vị trí công việc mong muốn. Bước vào vòng phỏng vấn việc làm, chắc chắn bạn sẽ gặp phải những đối thủ cạnh tranh nặng ký và cũng có khát khao giống như bạn. Chính vì vậy, bạn cần phải tạo nên những khác biệt, nổi trội hơn bằng cách nắm được tâm lý nhà tuyển dụng, biết được họ đang muốn gì và cần gì ở các ứng viên.
Tuyển dụng người phù hợp nhất
Không phải lúc nào người giỏi nhất hay trải đời nhất cũng là người phù hợp với vị trí công việc. Khi đăng tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm ứng viên cho một vị trí, hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn có được một người phù hợp nhất mà không phải là người giỏi nhất. Đó là tuyển dụng được người phù hợp nhất với công việc từ kỹ năng, sự thông minh, cá tính và cả quan điểm văn hóa. Mỗi người có 1 khả năng riêng, ai cũng có tài, có điểm mạnh riêng, bằng cấp và trình độ chỉ chiếm 40% trong quyết định tuyển dụng. Kỹ năng làm việc, thái độ và các kỹ năng mềm cũng chiếm một vị trí cao trong các tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng.
Kiến thức là điều cốt lõi
Điều quan trọng hơn cả giúp bạn ghi dấu ấn tại buổi phỏng vấn không chỉ nằm ở hình thức bề ngoài mà nằm ở chính các kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn của bạn. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không thuê một người mà chỉ biết lấy lòng người khác mà sẽ tuyển một người có đủ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức cho công việc để đáp ứng yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng. Chính vì vậy, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cùng với bản lĩnh vững vàng. Làm như vậy, bạn không chỉ gây ấn tượng về sự tự tin mà còn chứng tỏ sự quan tâm thật sự và cả lòng nhiệt tình của bạn cho công việc.
Dị ứng với ứng viên quá khoe khoang về bản thân
Một ví trí yêu thích với mức lương hấp dẫn khiến nhiều ứng viên lóa mắt, chính vì vậy mà họ cũng nghĩ ra nhiều cách để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một trong những biện pháp mà nhiều ứng viên áp dụng đó là thao thao bất tuyệt về khả năng của bản thân và những thành tích trong quá khứ. Vẫn biết rằng phỏng vấn là cơ hội cho bạn bày tỏ khả năng của mình nhưng không nên khoe mẽ tất cả mọi thứ về bản thân. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên tập trung vào những điểm nổi bật và phù hợp với vị trí công việc và văn hóa làm việc của công ty nhất. Điều này cũng cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự đặt công sức và đam mê của mình vào công việc.
Tự tin là cần thiết
Nhà tuyển dụng đặc biệt đánh giá cao những người tự tin. Bởi khi bạn tự tin có nghĩa là bạn biết rõ mình cần phải làm gì và chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn. Sự tự tin thể hiện ở nụ cười, ánh mắt và phong thái đi đứng, ứng xử của mỗi người. Tự tin vào bản thân, vào những điều chúng ta có là cực kỳ cần thiết trong bất cứ cuộc phỏng vấn nào. Vì vậy, hãy rèn luyện cho mình phong thái tự tin, thoải mái khi đối diện với người khác. Hãy tự tin với hình ảnh cá nhân để đáp ứng được điều mà nhà tuyển dụng mong chờ.
Đi muộn đồng nghĩa với việc bạn bị loại
Có lẽ đây là điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi đi phỏng vấn xin việc. Bất kỳ nhà nhà tuyển dụng nào cũng coi trọng việc đúng giờ bởi nếu bạn đến phỏng vấn muộn, họ sẽ có ấn tượng xấu và nghi ngờ vào việc tuân thủ quy định về giờ giấc của bạn. Cho dù vì bất cứ lí do gì thì gốc rễ của vấn đề vẫn là bạn không chuẩn bị đủ thời gian. Nhà tuyển dụng không có thời gian mà chờ đợi bạn vì sau bạn còn rất nhiều người khác. Vì vậy, hãy lường trước những tình huống có thể xảy ra để có mặt tại địa điểm phỏng vấn trước giờ hẹn ít nhất là 15 phút. Khi đó, bạn sẽ có cơ hội quan sát tác phong làm việc của nhân viên công ty, môi trường làm việc và biết đâu lại làm quen được ai đó để hỏi han kinh nghiệm.
Nhà tuyển dụng dễ dàng phát hiện những lời nói dối
Theo khảo sát của một website chuyên đánh giá tính trung thực trong CV của ứng viên cho các nhà tuyển dụng tiềm năng thì có đến 34% người lao động nói dối trong hồ sơ và buổi phỏng vấn của mình. Nguyên nhân là do họ cho rằng những thông tin thực sự sẽ không đem đến một hồ sơ sáng sủa và sẽ khó lòng được tuyển dụng. Tuy nhiên, họ không biết rằng những lời nói dối có thể được nhà tuyển dụng dễ dàng phát hiện thông qua một vài thao tác kiểm chứng đơn giản. Vì vậy, tốt hơn hết là tự hào và trung thực với những gì mình đang có.
Đánh giá cao ở diện mạo và ngôn ngữ cơ thể
Tuy nhà tuyển dụng không có những thước đo cụ thể nhưng chắc chắn họ sẽ đánh giá cao những ứng viên biết quan tâm đến diện mạo và phong cách của mình. Hình ảnh bên ngoài rất quan trọng và góp phần tạo nên sự thành công cho bạn khi phỏng vấn xin việc. Vẻ ngoài không chỉ đơn giản là chuyện xinh hay xấu, mà điều quan trọng là bạn biết cách thể hiện phong cách bản thân qua ngôn ngữ cơ thể. Những người khéo dùng ánh mắt, biểu hiện gương mặt và những động tác nhỏ để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình thì tỷ lệ phỏng vấn thành công của họ cao hơn rất nhiều so với những người khác.
Nếu bạn biết cách nắm bắt tâm lý từ người phỏng vấn và kịp thời nhận ra những dấu hiệu từ họ thì chắc chắn cơ hội thành công của bạn sẽ cao hơn. Chúc bạn may mắn.
Phương Thảo
Phỏng vấn việc làm - Cẩm nang khác
- 5 câu hỏi phỏng vấn Nhân viên chăm sóc khách hàng thường gặp nhất
- Lời khuyên về cách hỏi thăm kết quả phỏng vấn chuyên nghiệp
- 9 điều nên nhớ nằm lòng khi lần đầu đi phỏng vấn xin việc
- Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc: những điều không nên tiết lộ
- Viết thư từ chối phỏng vấn thế nào để không mất lòng nhà tuyển dụng?
- Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc mà bạn nên biết
- 4 cách thuyết phục công ty nên chọn bạn khi phỏng vấn
- Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng khi phỏng vấn xin việc
- 7 cách thể hiện trí tuệ cảm xúc trong buổi phỏng vấn
- 6 lí do bạn nên đặt câu hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn
- 7 việc làm của ứng viên khiến nhà tuyển dụng khó chịu
- 5 cách trả lời cho câu hỏi “Vì sao bạn nghỉ việc?”
- 7 điều nhỏ có thể tạo ra tác động lớn cho buổi phỏng vấn
- 9 bí quyết giúp bạn nổi bật khi phỏng vấn theo nhóm
- 5 lí do bạn không nhận được phản hồi sau phỏng vấn
- 5 cách vượt qua vòng phỏng vấn khi thiếu kinh nghiệm làm việc
- Bí Quyết Nâng Cao Cơ Hội Khi Phỏng Vấn Trực Tuyến
- 5 lí do khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của nhà tuyển dụng
- Giải mã ngôn ngữ cơ thể của nhà tuyển dụng
- 11 bí quyết để có một buổi phỏng vấn xin việc thành công (phần 01)
- Làm thế nào để có mức lương xứng đáng khi phỏng vấn việc làm?
- 11 câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh thông dụng
- Checklist trước khi bước vào vòng phỏng vấn
- Bí quyết để có những câu trả lời phỏng vấn thông minh nhất
- Những câu hỏi sẽ thổi bay công việc của bạn
- 7 câu hỏi hay nhất để hỏi nhà tuyển dụng tại một cuộc phỏng vấn
- [Infographic] Bạn đã biết cách thể hiện bản thân khi phỏng vấn việc làm chưa?
- 4 câu hỏi giúp bạn vượt qua mọi cuộc phỏng vấn việc làm
- Làm sao để trả lời câu hỏi: "Bạn có muốn hỏi câu hỏi gì không?"
- Nhận biết việc bạn vượt qua vòng phỏng vấn
- 7 mẹo phỏng vấn giúp bạn nhận được công việc
- Làm thế nào để tương tác hiệu quả hơn với nhà tuyển dụng việc làm?
- Làm thế nào để chuẩn bị cho loại phỏng vấn không mong đợi: Phỏng vấn tốc độ
- 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình cho công việc từ xa
- Những câu hỏi và câu trả lời khó nhất trong phỏng vấn xin việc
- 15 câu hỏi xoáy trong phỏng vấn việc làm và cách để vượt qua chúng
- 10 lời khuyên cho ứng viên khi chuẩn bị một bài kiểm tra tâm lý
- Làm thế nào để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn công việc lần hai?
- 10 câu hỏi không nên hỏi trong một buổi phỏng vấn
- 6 sai lầm khiến bạn "mất điểm" khi phỏng vấn xin việc
- Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?”
- 5 cách thể hiện bản thân tốt khi đi phỏng vấn