Một trong những số liệu được cho là công cụ hiệu quả giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả chính là Equivalent Annual Cost (EAC). Vậy EAC là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào và công thức tính EAC ra sao? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về nội dung này.
Equivalent Annual Cost EAC là gì?
Equivalent Annual Cost có nghĩa là chi phí hàng năm tương đương. Chỉ số này cho doanh nghiệp biết khoản chi phí hàng năm nhất định phải bỏ ra để sở hữu, vận hành, sử dụng và duy trì một tài sản trong cả vòng đời của tài sản đó. Nói cách khác, EAC giúp công ty thấy được hiệu quả khác nhau của các tài sản có tuổi thọ không bằng nhau, từ đó làm căn cứ đưa ra quyết định về vốn.
Bởi thế, EAC là chỉ số giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định giải ngân vốn và đầu tư. Ngoài ra, EAC còn giúp nhà đầu tư nhìn thấy kết quả họ nhận được từ một khoản đầu tư hay cho vay dựa trên lãi kép.
“Phân tích chi phí hàng năm tương đương thường được sử dụng trong quá trình lập ngân sách vốn, vì nó là cách hiệu quả để so sánh hiệu quả chi phí của các tài sản khác nhau.”
Công thức tính chi phí hàng năm tương đương
EAC = (giá tài sản x tỷ lệ chiết khấu)/ (1 – (1 + Tỷ lệ chiết khấu)^ -n).
Trong đó:
Tỷ lệ chiết khấu là lợi tức yêu cầu để thực hiện dự án
n là số năm dự án.
Từ công thức này ta thấy, việc tính toán EAC phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu hoặc chi phí vốn.
Trong đó chi phí vốn là lợi tức bắt buộc cần thiết để thực hiện một dự án lập ngân sách vốn. Chi phí vốn này không cố định, nó bao gồm chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu và được các công ty sử dụng trong nội bộ để đánh giá một dự án có xứng đáng với chi phí bỏ ra hay không.
Ý nghĩa của EAC là gì?
Chỉ số EAC được sử dụng cho khá nhiều mục đích khác nhau. Mỗi một mục đích đều nhằm giúp doanh nghiệp có quyết định phân bổ vốn hợp lý, có nên mua mới tài sản hay không nhằm thúc đẩy sản xuất mà giảm tối đa chi phí cố định.
Cụ thể, EAC được sử dụng khá phổ biến trong các trường hợp sau:
– Lựa chọn dự án nào trong những dự án có tuổi thọ không bằng nhau
– Nên thuê hay mua tài sản, quyết định nào có lợi hơn
– Chi phí duy trì tài sản tăng thì tuổi thọ của tài sản như thế nào
– Cần bao nhiêu vốn để mang lại lợi nhuận mong muốn
– Xác định chi phí với tài sản hiện có
– Xác định tuổi thọ tốt nhất của một tài sản
Mặc dù được sử dụng trong nhiều trường hợp nhưng phổ biến nhất, EAC vẫn được sử dụng thường xuyên nhất để tính các sản phẩm có tuổi thọ khác nhau trong đó chi phí là yếu tố quan trọng nhất.
Từ những ví dụ cụ thể này chúng ta thấy, doanh nghiệp sẽ có quyết định giải ngân đúng đắn nhất trong việc đầu tư cho sản xuất, kinh doanh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Không những thế, chỉ số EAC còn giúp doanh nghiệp tối ưu được lợi nhuận khi tiến hành đầu tư cổ phiếu hay trái phiếu hoặc một lĩnh vực tài chính khác khi sử dụng lãi kép.
Như vậy, EAC là thông số tham khảo quan trọng cho chủ đầu tư hay doanh nghiệp trước một quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, EAC cũng có hạn chế nhất định mà doanh nghiệp cần tỉnh táo. Đó là xác định lập ngân sách vốn phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu hoặc chi phí vốn phải được ước tính cho mỗi dự án. Trong khi ước tính này không phải lúc nào cũng chính xác khiến công thức tính toán chi phí hàng năm tương đương cũng không còn độ chính xác. Do đó, ngoài chi phí hàng năm tương đương thì doanh nghiệp cần sử dụng nhiều công cụ khác để lập ngân sách vốn.
Hơn nữa cũng cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa chi phí hàng năm tương đương và chi phí trọn đời để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất. Đây là bài toán giúp doanh nghiệp tối ưu vốn.
Đầu tư dựa vào EAC như thế nào?
Như đã nói ở phần EAC là gì, EAC giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư cho máy móc, thiết bị trong sản xuất thì EAC còn giúp doanh nghiệp hay các cá nhân đầu tư vào tài chính như các khoản tiết kiệm, trái phiếu hay lĩnh vực tài chính khác để mang lại nguồn lợi lớn.
Ví dụ, bạn có một số tiền và đang xem xét gửi vào ngân hàng nào để được lãi suất cao nhất. Trong khi ngân hàng A có lãi suất niêm yết là 4,7% trả lãi hàng năm. Ngân hàng B có lãi suất niêm yết là 4,65% trả lãi hàng quý và Ngân hàng C có lãi suất niêm yết là 4,7% trả lãi nửa năm một lần.
Chúng ta nhìn thấy lãi suất trả theo năm có thể cao hơn lãi xuất trả theo tháng nhưng theo EAC thì chi phí hàng năm tương đương theo tháng sẽ cao hơn. Vì thế nhà đầu tư cần tỉnh táo để đưa ra lựa chọn mang lại lợi ích nhiều nhất.
Từ ví dụ trên cho thấy ưu điểm của EAC là lãi suất thực tế vì nó tính đến tác động của lãi kép. Vì thế nó được coi là công cụ giúp đánh giá những khoản đầu tư của doanh nghiệp hay cá nhân.
Tuy nhiên chi phí hàng năm tương đương là con số không được công bố mà nhà đầu tư phải tính toán. Hơn nữa các tổ chức luôn muốn tối đa hóa lãi kép cho họ. Vì vậy nhà đầu tư cá nhân dưới hình thức cho vay cần phải nắm rõ chi phí hàng năm tương đương để xác định rõ lợi nhuận, lãi suất thực sự nhận được.
Trên đây là khái niệm về chi phí hàng năm tương đương EAC là gì, ý nghĩa và cách tính cùng một số vấn đề liên quan, hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư cá nhân có những tính toán chính xác hơn để có được kết quả tốt nhất.
Nguyễn Lý