Mục Lục
Economic order quantity là gì và tại sao rất nhiều doanh nghiệp chọn áp dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình.
EOQ là gì?
Economic order quantity (EOQ) là một trong các thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong việc quản lý các mặt hàng tồn kho trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Trong tiếng Việt, cụm từ này được hiểu là “Số lượng đặt hàng kinh tế”.
Hiểu được Economic order quantity là gì sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác được số lượng hàng hóa lý tưởng cần đặt, và lưu trữ tại kho sao cho tổng chi phí là thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo đủ cung ứng theo nhu cầu thị trường để đạt đến doanh thu tối đa. Vì vậy, đây là một trong những khái niệm quan trọng trong kinh tế.
Tổng quan và đặc điểm của mô hình EOQ
Được ra đời vào năm 1915 bởi ông Ford. W. Ham và trở thành một trong những mô hình được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, Economic order quantity (EOQ) đã cung cấp những thông tin giúp rất nhiều doanh nghiệp kiểm soát việc dự trữ hàng hóa của mình một cách tối ưu nhất.
Để hiểu rõ hơn vì sao có được công thức này, chúng ta hãy cùng xem xét một vài khía cạnh chi phí của doanh nghiệp như sau:
Dễ dàng nhận thấy được, Tổng chi phí dự trữ = Chi phí mua hàng (hoặc chi phí sản xuất) + Chi phí đặt hàng (hàng hóa hoặc nguyên vật liệu) + Chi phí tồn kho.
– Chi phí mua hàng (hoặc chi phí sản xuất) = Đơn giá hàng (P) x Số lượng nhu cầu hàng (D)
– Chi phí đặt hàng (hàng hóa hoặc nguyên vật liệu) = Chi phí cố định mỗi lần đặt hàng (S) x Số lượng nhu cầu hàng (D) / Q
– Chi phí tồn kho = chi phí dự trữ hàng hóa hàng năm (H) x Q/2
Từ đó, theo mô hình EOQ, doanh nghiệp sẽ xác định được số lượng đặt hàng tối ưu là Q để tổng chi phí về dự trữ là nhỏ nhất thông qua công thức:
Trong đó:
Q là lượng hàng cần đặt mỗi lần
D là lượng nhu cầu về hàng hóa hàng năm
S là chi phí cố định cho mỗi lần đặt hàng
H là chi phí dự trữ hàng hóa hàng năm
Một ví dụ cụ thể: Doanh nghiệp A hiện đang kinh doanh sản phẩm nước đóng chai có nhu cầu sử dụng hàng năm là 240 thùng. Chi phí cố định cho mỗi lần đặt hàng là 100.000 đồng. Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là 140.000 đồng. Tồn kho hàng năm chiếm 30% cho mỗi đơn vị.
Áp dụng công thức EOQ ta có: Q = 33.81 hay làm tròn là 34 thùng.
“Công thức EOQ được áp dụng tốt nhất trong các tình huống mà nhu cầu, đặt hàng và chi phí không đổi theo thời gian.”
Lưu ý khi sử dụng mô hình EOQ trong kinh doanh
Dù điểm mạnh của mô hình EOQ là phương pháp tính toán khá đơn giản. Tuy nhiên, để áp dụng được mô hình EOQ, chúng ta cần đảm bảo một số giả định liên quan đến mô hình như sau:
– Nhu cầu về hàng hóa được coi là cố định và phải được xác định từ trước.
– Tương tự, thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng cũng là một thông số xác định từ trước và như nhau đối với tất cả đơn hàng.
– Mô hình cũng không cho phép xảy ra tình trạng thiếu thốn hàng hóa (hoặc nguyên vật liệu).
– Chi phí mỗi lần đặt hàng là cố định, không thay đổi theo số lượng hàng hóa được đặt và không có bất kì tăng giảm nào khác (như tăng giá đột xuất hay có chiết khấu).
– Chỉ có một loại hàng hóa duy nhất, không xét trường hợp có nhiều mặt hàng khác nhau.
Chính những giả định này đã khiến cho mô hình EOQ bị hạn chế khá nhiều khi ứng dụng vào thực tế. Vì trong thực tế, chúng ta có thể thấy rõ, nhu cầu thị trường là không ngừng thay đổi, các yếu tố như thời gian mỗi đơn hàng và chi phí mỗi lần đặt hàng cũng thường xuyên thay đổi theo từng tình huống nhất định.
Vì vậy, khi áp dụng mô hình này, các nhà quản trị doanh nghiệp cũng cần tính toán hết sức linh hoạt. Đồng thời, chấp nhận các khoản sai số nhất định do các yếu tố giả định có thay đổi trong thực tế.
Ứng dụng mô hình EOQ trong quản lý tồn kho
Hiện nay, bên cạnh việc áp dụng mô hình EOQ truyền thống, các doanh nghiệp cũng dựa trên các lý thuyết của mô hình để áp dụng mở rộng, giảm thiểu các hạn chế kể trên của mô hình. Một số ứng dụng có thể kể đến như sau:
– Trong trường hợp có các chiết khấu khác nhau theo số lượng đặt hàng (chi phí đặt hàng), người ta sẽ thêm vào thuật toán để xác định mức đặt hàng tối ưu trong các trường hợp xuất hiện các mức chiết khấu này.
– Người ta cũng nghiên cứu và đề xuất các phương pháp ứng dụng mở rộng liên quan đến việc tồn kho cho nhiều loại mặt hàng hơn với các khoảng thời gian đặt hàng có thể thay đổi.
– Một số mặt hàng tồn kho có thể giảm chất lượng và sẽ bán với mức giá chiết khấu cũng là một trong những tình huống đang được nghiên cứu để thêm vào mô hình EOQ mở rộng.
Như vậy, thông qua việc trả lời câu hỏi Economic order quantity là gì đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về các cách tính toán xác định số lượng đặt hàng kinh tế sao cho giảm thiểu tối đa chi phí tồn kho. Qua đó, mang đến lợi nhuận tối ưu cho các doanh nghiệp.
Hà Phương