Mục Lục
Ứng viên bị động là nguồn nhân sự được nhà tuyển dụng rất quan tâm. Vậy ứng viên bị động là gì, bạn có phải là một trong số đó, làm sao để tiếp cận ứng viên bị động? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Ứng viên bị động là gì?
“Ứng viên bị động (passive candidate) là những người không chủ động tìm việc nhưng được các nhà tuyển dụng thuyết phục chuyển việc, trong hiện tại hoặc tương lai.”
Vì các ứng viên bị động cần nhiều nỗ lực hơn để thu hút được họ nên các nhà tuyển dụng thường chỉ tìm kiếm họ cho các vai trò điều hành, các vai trò đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và các công việc có số lượng ứng viên khá hiếm.
Sự khác biệt giữa ứng viên bị động và ứng viên chủ động
Các ứng viên chủ động thường thất nghiệp hoặc không hài lòng với công việc hiện tại. Họ đang tích cực tìm kiếm cơ hội việc làm và sẽ ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau. Nhìn chung, họ phản ứng nhanh hơn các ứng viên bị động và họ đang tích cực tìm cách cải thiện triển vọng công việc của mình. Họ cũng có thể có hồ sơ LinkedIn được cập nhật và sẵn sàng tiếp cận các vị trí tuyển dụng cũng như đã đăng ký với các trang tuyển dụng khác nhau.
Nhà tuyển dụng có thể tận dụng những đặc điểm này để thu hút các ứng viên chủ động. Họ có thể tiếp cận trực tiếp để ứng tuyển vào các vị trí việc làm, dễ dàng tìm thấy chúng thông qua các cổng thông tin việc làm, mạng xã hội và hội chợ việc làm. Sẽ rất hữu ích nếu bạn giữ liên lạc thường xuyên với họ, cập nhật cho họ về trạng thái đơn đăng ký và cung cấp phản hồi cho họ.
Trong khi đó, các ứng viên thụ động thường hài lòng với công việc hiện tại nhưng sẵn sàng tìm hiểu về các cơ hội việc làm mới. Họ không tích cực tìm kiếm việc làm và có thể không ứng tuyển vào các tin tuyển dụng. Tuy nhiên, họ sẵn sàng thảo luận với nhà tuyển dụng về những cơ hội phù hợp với kỹ năng và sở thích của họ. Họ cũng có thể có lịch sử sự nghiệp ấn tượng hoặc có danh tiếng tốt trong lĩnh vực của mình.
Nhà tuyển dụng cần thực hiện một cách tiếp cận khác để thu hút các ứng viên thụ động. Họ cần phải có chiến lược và sáng tạo hơn với những nỗ lực tiếp cận cộng đồng của mình. Họ có thể sử dụng các chiến thuật như nhắn tin trực tiếp trên mạng xã hội, tuyển dụng sự kiện, giới thiệu và kết nối mạng. Điều cần thiết là phải tập trung vào việc lôi kéo các ứng viên thụ động bằng các cơ hội việc làm và hoạt động giao tiếp thú vị nhằm xây dựng sự gắn kết với thương hiệu thông qua việc nuôi dưỡng nguồn nhân tài.
Ưu nhược điểm của ứng viên bị động
Ưu điểm
Tìm được ứng viên bị động có thể mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp bởi:
- Họ có nhiều trải nghiệm cùng khả năng chuyên môn tốt. Trước khi tiếp cận ứng viên bị động, nhà tuyển dụng phải chắc rắng họ có nhiều điểm phù hợp với vị trí đang tuyển. Nhìn chung, với ứng viên bị động, nhà tuyển dụng sẽ có nhiều khả năng tìm được người tài, tiết kiệm nhiều thời gian sàng lọc CV.
- Ứng viên bị động thường khá thẳng thắn. Họ không cần việc, thậm chí họ có công việc ổn định nên họ sẽ không cần phóng đại, khoa trương về khả năng để mong có được công việc. Điều này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được chính xác về kỹ năng và kinh nghiệm của họ.
- So với số lượng ứng viên chủ động thì lượng ứng viên bị động cũng khá lớn, bao gồm bất kỳ ai trong độ tuổi lao động. Vậy nên, trong quá trình tạo nguồn ứng viên lâu dài, doanh nghiệp không nên bỏ qua các ứng viên này.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì ứng viên bị động cũng có nhiều hạn chế. Hãy cùng tìm hiểu nhược điểm của ứng viên bị động là gì nhé.
- Nhà tuyển dụng sẽ mất nhiều thời gian để tuyển dụng bởi ứng viên bị động chưa có nhu cầu nghỉ việc. Do đó, việc dành ra nhiều tuần, nhiều tháng để thuyết phục họ về đầu quân là điều không thể tránh khỏi.
- Khi tuyển dụng ứng viên bị động, doanh nghiệp sẽ bị đặt lên bàn cân so sánh với công ty hiện tại của ứng viên. Nếu muốn thuyết phục được họ, doanh nghiệp cần đảm bảo có thể cung cấp nhiều lợi ích cho ứng viên hơn, chẳng hạn mức lương cao hơn, được tạo cơ hội học tập và phát triển nhiều hơn cũng như được làm việc với môi trường chất lượng hơn.
Nhà tuyển dụng cần tiếp cận ứng viên bị động như thế nào?
Để tìm được ứng viên bị động, nhà tuyển dụng cần có kế hoạch cụ thể.
Các kênh tìm kiếm ứng viên bị động
Hiện nay có rất nhiều kênh để tìm kiếm ứng viên bị động chất lượng mà không tốn quá nhiều chi phí.
- Sử dụng các mạng xã hội như Linkedin, Facebook… Đây là nguồn ứng viên bị động rất lớn với đa dạng ngành nghề mà nhà tuyển dụng không thể bỏ qua. Bằng cách tìm kiếm dựa vào từ khóa, nhà tuyển dụng có thể tìm được nhiều ứng viên chất lượng theo từng tiêu chí khác nhau.
- Tìm kiếm ứng viên qua các trang web tuyển dụng uy tín như CareerLink… Đây là cách hiệu quả và nhanh chóng nhờ vào chức năng tìm kiếm CV và nhà tuyển dụng có thể đánh giá CV rồi liên hệ người phù hợp. Tùy vào uy tín của trang web mà CV ứng viên có chất lượng khác nhau. Với cách này, nhà tuyển dụng sẽ phải chi một số tiền nhất định để sử dụng dịch vụ.
- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên về lĩnh vực hoạt động của công ty hoặc ngày hội việc làm…
- Lấy thông tin từ nguồn ứng viên cũ đã từng ứng tuyển vào công ty và liên hệ lại khi có nhu cầu.
Lưu ý khi tiếp cận ứng viên bị động
Bên cạnh việc sử dụng các kênh tìm kiếm thích hợp, nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý nhiều điều để tiếp cận ứng viên bị động một cách hiệu quả.
- Nhà tuyển dụng cần xác định được nhu cầu thực sự của ứng viên bị động bởi có người sẽ bị hấp dẫn bởi mức lương, có người sẽ thích có được cơ hội thăng tiến hoặc cũng có người thích môi trường làm việc tích cực. Chỉ khi xác định đúng nhu cầu của họ thì việc tuyển dụng ứng viên bị động mới trở nên dễ dàng hơn.
- Công việc tuyển dụng cần mang tính chất dài hạn, lâu dài chứ không phải chỉ là vai trò tạm thời, ngắn hạn.
- Có cách tiếp cận riêng biệt dành cho từng ứng viên. Chẳng hạn, mỗi email được viết cho từng ứng viên, không sử dụng một mẫu gửi cho tất cả mọi người.
- Cung cấp thông tin rõ ràng và trả lời chính xác mọi thắc mắc. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ về công ty để cân nhắc có nên đồng ý với cơ hội mới hay không, đồng thời cũng giữ được uy tín cho nhà tuyển dụng.
Đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu được ứng viên bị động là gì rồi phải không? Nếu bạn muốn tiếp cận với các ứng viên bị động chất lượng, hãy liên hệ ngay với CareerLink nhé.
Vân Phạm