Kỹ năng truyền thông là gì? 7 kỹ năng của người làm truyền thông

Truyền thông là một ngành khá hot trong thời gian gần đây khi nhận về nhiều sự yêu thích từ các bạn trẻ. Để làm tốt công việc này, bạn cần trau dồi nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó bao gồm cả kỹ năng truyền thông. Vậy kỹ năng truyền thông là gì? Mời bạn tham khảo câu trả lời qua bài viết dưới đây của CareerLink nhé.

Kỹ năng truyền thông là gì?

Kỹ năng truyền thông là khả năng truyền tải, trao đổi thông tin giữa các bên với nhiều mục đích khác nhau.”

Đây là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống, học tập hay nhiều lĩnh vực khác.

Để phát triển được kỹ năng truyền thông, bạn cần phải học hỏi và trải nghiệm nhiều mới có thể thực sự vững vàng trong các công việc liên quan đến kỹ năng này.

Tầm quan trọng của kỹ năng truyền thông

Kỹ năng truyền thông có vai trò cực kỳ quan trọng trong nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống và công việc, cụ thể là:

  • Giúp bạn giao tiếp hiệu quả và dễ dàng hơn, hạn chế được tình trạng hiểu sai ý, mâu thuẫn không đáng có trong các cuộc trò chuyện.
  • Hỗ trợ việc xây dựng và duy trì các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Khả năng lắng nghe và phản hồi phù hợp giúp bạn tạo ra được lòng tin với đối tượng giao tiếp hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ nâng cao hơn năng suất làm việc khi truyền đạt được thông tin một cách chính xác có thể giúp bạn và đối tác làm việc ăn ý, hiệu quả hơn.
  • Giải quyết các xung đột một cách hiệu quả nhờ có khả năng lắng nghe, đàm phán và chia sẻ ý kiến một cách xây dựng để tìm kiếm được sự đồng thuận của các bên và giải quyết các mâu thuẫn nhanh chóng hơn.

7 kỹ năng người làm truyền thông nên có

Sau khi đã biết tầm quan trọng của kỹ năng truyền thông, bạn có thể khám phá thêm 7 kỹ năng mà một người làm truyền thông nên có để phát triển bản thân tốt hơn.

Kỹ năng giao tiếp

Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin và tương tác giữa người với người. Do đó, kỹ năng giao tiếp và đàm phán chính vô cùng quan trọng. Bởi chỉ có sự khéo léo, kết nối và sự hiểu biết về tâm lý con người mới có thể dễ dàng truyền tải thông điệp và tiếp cận được đối tượng mục tiêu. Ngoài ra trong lĩnh vực truyền thông, hầu hết mọi người đều cần tiếp xúc và trao đổi với các đối tác hay khách hàng thường xuyên, vì thế kỹ năng này thật sự cần thiết.

Kỹ năng tổ chức

Một trong những kỹ năng quan trọng khác của người làm truyền thông đó là quản lý và tổ chức. Kỹ năng này rất cần cho việc lập kế hoạch, chiến dịch quảng cáo hay đơn giản là tương tác giữa mọi người với nhau.

Chẳng hạn: Khi bạn biết cách sắp xếp, tổ chức lại các vấn đề mà mình chuẩn bị đưa ra hay việc lập kế hoạch, hoạch định công việc sẽ làm cho các sự kiện sắp tới. Và còn rất nhiều những hoạt động khác liên quan đến truyền thông, do đó nếu không trau dồi kỹ năng này thì bạn không thể thành công.

Thành thạo ngoại ngữ

Muốn làm việc và tiếp xúc với các công ty, đối tác, khách hàng nước ngoài bạn cần thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, trước hết là khả năng nói và viết. Bên cạnh đó, biết ngoại ngữ cũng sẽ giúp bạn đọc và nghiên cứu chuyên sâu hơn về các tài liệu và luôn cập nhật được các xu hướng mới nhất trên phương tiện truyền thông hay lĩnh vực mà bạn quan tâm.

Kỹ năng xử lý vấn đề

Khi nhắc đến kỹ năng truyền thông tốt thì yêu cầu bạn cần có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề một cách xuất sắc. Bạn không thể đoán được các vấn đề sẽ xảy ra trong tương lai hay những sự kiện, kế hoạch có diễn ra suôn sẻ không. Bạn chỉ có thể dự đoán được một số yếu tố tác động và làm thay đổi hoạt động truyền thông. Vậy nên khả năng xử lý vấn đề và giải quyết các tình huống phát sinh là kỹ năng cần thiết với người làm truyền thông.

Thích ứng linh hoạt

Sự linh hoạt và nhạy bén sẽ giúp cho người làm truyền thông luôn tìm ra được các cách thức truyền đạt thông tin mới và sáng tạo thông điệp trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, khả năng linh hoạt và nhạy bén trước sự thay đổi của môi trường là một kỹ năng không thể thiếu của người làm truyền thông.

Kỹ năng thông tin

Yêu cầu đặt ra đối với những người làm truyền thông đó là làm sao để thông tin được cập nhật kịp thời nhưng không bị loãng khiến người xem khó theo dõi. Điều này đòi hỏi họ phải có tư duy logic, hệ thống, phân cấp thông tin, chia nhỏ các thông tin ra thành các phần nội dung thích hợp.

Biết lắng nghe và quan sát

Trên thực tế, bạn có thể học được hơn bằng cách lắng nghe và quan sát. Nhiều người cho rằng truyền thông chỉ cần sáng tạo và đổi mới nhưng nếu biết tiếp thu, quan sát và rút kinh nghiệm thì chúng ta có thể tiến xa hơn.

Làm sao để rèn luyện được kỹ năng truyền thông tốt?

Cách để rèn luyện được kỹ năng truyền thông là gì? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé.

Tập trung quan sát, học hỏi từ người khác

Luôn có sự quan sát và học hỏi kỹ năng truyền thông từ những người có kinh nghiệm. Đó có thể là cấp trên, đồng nghiệp, chuyên gia,… Từ đó, bạn sẽ biết được mình đang thiếu sót ở điểm nào để cải thiện để đạt được nhiều thành công hơn trong lĩnh vực truyền thông.

Lắng nghe, thay đổi những gì chưa phù hợp

Mỗi người đều cón những ý tưởng và tính sáng tạo riêng muốn bảo vệ chúng. Tuy nhiên, nếu nó không phù hợp, đã lỗi thời và nhận nhiều lời góp ý thay đổi thì bạn cần lắng nghe và sửa đổi để tốt hơn.

Tham khảo ý kiến của người khác về kỹ năng truyền thông của bạn

Việc tham khảo ý kiến từ người khác về kỹ năng truyền thông của bạn là cách hiệu quả để tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, thực hành và phát triển hết các kỹ năng của bạn. Nhiều người tự cho mình là người làm truyền thông giỏi nhưng trong mắt của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, điều đó có thể chưa đủ.

Thử nhiều cách truyền thông khác nhau

Luôn cố gắng thử truyền thông theo những cách khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn có thể tìm tòi và khám phá ra các phương pháp truyền thông hiệu quả cho từng chiến dịch và đối tượng mục tiêu. Bạn không nhất định phải đi theo một hướng nào cả nên biết cách thay đổi linh hoạt trong truyền thông.

Học hỏi kỹ năng truyền thông trực tiếp trước công chúng

Sự tự tin khi nói trước đám đông là điều cần thiết của một người làm truyền thông mà bạn nên trau dồi và phát triển. Thế mạnh này sẽ giúp bạn phản biện và thuyết phục công chúng. Để xây dựng được niềm tin đối với mọi người khi đánh giá mức độ quan tâm của họ dựa vào thái độ và lời kêu gọi hành động của bạn.

Cơ hội việc làm của ngành truyền thông

Truyền thông hiện đang làm một nghề nhận được sự quan tâm nhiều của các bạn trẻ. Dưới đây là một số gợi ý về các vị trí làm việc trong ngành truyền thông cho bạn tham khảo:

Chuyên viên truyền thông marketing

Chuyên viên truyền thông nội bộ

Nhà báo

Biên tập viên

Chuyên viên content

Chuyên viên tổ chức sự kiện

Biên tập viên

Người dẫn chương trình

Qua bài viết trên về kỹ năng truyền thông, hy vọng đã cung cấp đầy đủ cho bạn về khái niệm kỹ năng truyền thông là gì, cách để làm rèn luyện kỹ năng này để thành công hơn trong lĩnh vực bạn lựa chọn. Bạn muốn tìm các vị trí trong ngành truyền thông, đừng quên truy cập vào CareerLink.vn. Chúc bạn sẽ luôn phát triển và có nhiều cơ hội tốt hơn ở ngành truyền thông!

Hồng An

Sao chép thành công