Giao tiếp bằng mắt là điều xảy ra khi hai người nhìn vào mắt nhau cùng một lúc. Đây là hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ mà con người sử dụng để truyền đạt nhiều loại cảm xúc. Đó có thể là ánh mắt cau có khi khó chịu, hướng xuống tỏ vẻ phục tùng hoặc một cái nhìn thẳng khi nói đến các ý tưởng quan trọng…
Chúng ta đều biết rằng một tính cách thân thiện, gu ăn mặc đẹp và giọng nói hay có sức hút rất lớn. Nhưng khi nói chuyện với ai đó hoặc thuyết trình, chúng ta cần kết nối với người đang ngồi trước mặt và để làm việc này hiệu quả, giao tiếp bằng mắt là điều cần thiết.
Hãy cùng khám phá lý do tại sao giao tiếp bằng mắt lại quan trọng và nếu chưa giỏi thì bạn có thể làm gì để cải thiện kỹ năng này nhé.
Tầm quan trọng của giao tiếp bằng mắt
Thể hiện sự tôn trọng
Có nhiều cách để thể hiện sự tôn trọng nhưng đôi mắt phản ánh sự chân thành, ấm áp và trung thực của bạn. Đây là lý do tại sao trao và nhận ánh mắt khi giao tiếp là dấu hiệu chắc chắn của một cuộc trò chuyện tuyệt vời.
Ngày nay, mọi người thường nhìn vào điện thoại của họ bất kể có đang nói chuyện với ai đó hay không. Vì thế giao tiếp bằng mắt sẽ khiến bạn trở nên khác biệt và thực sự cho thấy rằng bạn đang dành cho đối phương sự chú ý trọn vẹn.
Cho thấy sự thấu hiểu
Đôi khi ánh nhìn là dấu hiệu duy nhất bạn cần để cho ai đó thấy rằng bạn hiểu những gì họ đang nói. Nếu bạn cần nói về một điểm quan trọng, giao tiếp bằng ánh mắt là cách tốt nhất để truyền đạt mức độ quan trọng đó. Ngoài ra, giao tiếp bằng mắt cũng là một hình thức xác nhận tương tự như nói “Vâng” hoặc “Đồng ý”.
Truyền tải sự tự tin và đáng tin cậy
Bằng cách duy trì giao tiếp bằng mắt, người khác sẽ có nhiều khả năng nhìn nhận bạn là một người có năng lực và đáng tin cậy. Mọi người xung quanh bạn đều biết sự khó khăn để duy trì giao tiếp bằng mắt ở mức độ cao. Đó là lý do tại sao họ sẽ đánh giá rất cao khi bạn có thể giao tiếp bằng mắt trong khi nói hoặc lắng nghe.
Thu hút người đối diện
Nếu không nhìn vào mắt người khác khi nói, có thể như bạn đang độc thoại và đối phương sẽ cảm thấy bạn không muốn trò chuyện cùng họ. Trái lại, giao tiếp bằng mắt sẽ khuyến khích người nghe tham gia tích cực vào cuộc thảo luận và đưa ra các tín hiệu phi ngôn ngữ về điều bạn đang nói.
Tạo ấn tượng và ghi nhớ lâu dài
Nhu cầu để lại ấn tượng lâu dài là điều cần thiết trong nhiều trường hợp, như trong một cuộc phỏng vấn, gặp gỡ một người bạn mới hoặc thuyết phục khách hàng tiềm năng. Khi kết hợp với chuyển động của bàn tay hoặc bất kỳ cử chỉ không lời nào khác, giao tiếp bằng ánh mắt sẽ giúp bạn trở nên đáng nhớ và đáng chú ý hơn.
Giao tiếp bằng mắt cũng có thể truyền tải một thông điệp ngắn hoặc một cảnh báo hoặc một thỏa thuận. Chẳng hạn như nhìn vào mắt ai đó và nhẹ nhàng nhắm lại được hiểu là chấp thuận, mặt khác giao tiếp với đôi mắt mở to kèm theo một cái lắc đầu thể hiện sự từ chối dứt khoác.
“Đôi khi, ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể của chúng ta còn nói lên nhiều điều hơn cả lời nói. Giữ giao tiếp bằng mắt với người đang trò chuyện cho thấy bạn đang tích cực lắng nghe và chú ý”.
Cách giao tiếp bằng mắt tạo thiện cảm
Giao tiếp bằng mắt có thể học được giống như bất kỳ kỹ năng nào khác. Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn trong việc duy trì giao tiếp bằng mắt trong các cuộc trò chuyện thì những điều sau đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
Duy trì sự cân bằng phù hợp
Sự cân bằng có tầm quan trọng rất lớn khi giao tiếp bằng ánh mắt. Nếu lạm dụng, nó sẽ tạo cảm giác đe dọa hoặc áp đảo. Nếu bạn nhìn chằm chằm vào mọi người khi họ nói, bạn có thể khiến họ khó chịu.
Về nguyên tắc, khi lắng nghe, bạn cần duy trì giao tiếp bằng mắt trong khoảng 2/3 thời gian và khi nói thì tỉ lệ này là 1/3 thời gian của buổi trò chuyện. Mỗi lần giao tiếp bằng mắt nên kéo dài khoảng 5 đến 10 giây. Sau đó, hãy nhìn đi chỗ khác trong thời gian ngắn để suy nghĩ về những gì đang được nói và quay lại giao tiếp bằng mắt một lần nữa.
Tập trung vào một bên mắt
Bạn đã bao giờ nói chuyện với một người liên tục chuyển sự chú ý của họ từ mắt này sang mắt kia của bạn sau mỗi giây? Chắc bạn sẽ cảm thấy khó chịu phải không?
Khi bạn đang nhìn ai đó, hãy chọn một bên mắt và duy trì ánh nhìn mà không chuyển đổi giữa hai mắt. Bạn có thể thỉnh thoảng chuyển đổi mắt, chỉ cần đảm bảo rằng không thực hiện quá thường xuyên.
Bên cạnh đó, đừng thay thế việc nhìn vào cả hai mắt của một người bằng cách nhìn chằm chằm vào sống mũi của họ. Nếu đang ngồi gần bạn, họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bạn không nhìn vào mắt họ.
Ngắt giao tiếp bằng cách nhìn sang một bên
Khi nhìn ra chỗ khác, tránh nhìn xuống hoặc nhìn lên. Trong khi nhìn xuống khiến bạn trông ngại ngùng, lo lắng hoặc cảm giác có lỗi thì nhìn lên được coi là dấu hiệu của sự cao ngạo hoặc buồn chán. Ngắt giao tiếp bằng mắt bằng cách nhìn sang một bên có thể tránh những tín hiệu phi ngôn ngữ tiêu cực này. Khi nhìn đi chỗ khác, hãy làm điều đó một cách chậm rãi, từ từ.
Tập trung vào một người trong một thời điểm
Khi nói chuyện với một nhóm người, thay vì nghĩ đến cả nhóm, hãy tưởng tượng bạn có những cuộc trò chuyện riêng lẻ với một người trong nhóm tại một thời điểm.
Khi bạn nói, hãy chọn một người trong nhóm và giả vờ rằng bạn chỉ đang nói chuyện với người đó. Hãy nhìn vào họ khi bạn kết thúc suy nghĩ hoặc câu nói của mình. Khi bắt đầu một câu hoặc ý tưởng mới, hãy chọn một người khác trong nhóm và nhìn thẳng vào mắt họ nhằm đảm bảo rằng đến cuối cùng bạn giao tiếp bằng mắt với tất cả mọi người trong nhóm.
Huỳnh Trâm
Góc kỹ năng - Cẩm nang khác
- AIFTA là gì, các lĩnh vực hợp tác và kết quả đạt được?
- 4 thử thách khi phân tích dữ liệu Marketing và cách xử lý
- 7 ngôn ngữ hình thể không thể thiếu khi chăm sóc khách hàng
- 7 điều người quản lý thời gian thông minh không bao giờ làm
- 8 kỹ năng đàm phán thương lượng cần thiết trong kinh doanh
- Ngành chăm sóc sức khỏe đòi hỏi các kỹ năng mềm nào?
- Các câu hỏi phỏng vấn về thái độ bạn dễ gặp nhất
- Reconcile trong kế toán là gì và có tầm quan trọng ra sao?
- 7 cách tối ưu hóa hiệu quả cho người lần đầu làm việc từ xa
- 8 bí quyết tự tạo động lực khi làm việc tại nhà
- 6 câu hỏi phỏng vấn xin việc bạn có thể gặp trong mùa Covid
- 7 mẹo làm việc tại nhà online dành cho nhân viên kinh doanh
- Nâng cao trách nhiệm của bản thân khi làm việc tại nhà
- 9 thói quen của người có kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
- Tạo không khí hài hước vui nhộn cho bài thuyết trình đúng cách
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng bằng các từ khóa đắt giá
- Lí do kiên trì nhẫn nại quan trọng với nhân viên kinh doanh
- Tip phỏng vấn: 8 “không” để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng
- “Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?” và cách trả lời chuẩn
- 5 kiểu khách hàng khó tính và lời khuyên khi ứng xử
- Tìm hiểu về cách trả lời câu hỏi “Sở thích của bạn là gì?”
- Nghỉ phép tiếng Anh là gì? Cách xin nghỉ phép chuẩn
- Sales Representative là gì? Tìm hiểu cụ thể về công việc Sales Representative
- Nghề nghiệp là gì? Vai trò của định hướng nghề nghiệp
- Cống hiến là gì? 4 dấu hiệu của nhân viên có tinh thần cống hiến
- Tự học là gì? Các phương pháp tự học hiệu quả
- Trình bày kỹ năng nghề nghiệp khi tìm việc thế nào cho thú vị?
- LinkedIn là gì? Mẹo tạo hồ sơ ghi điểm nhà tuyển dụng
- Ngoại thương là gì? Học Ngoại thương ra trường làm gì?
- Trách nhiệm là gì? Làm gì để trở thành người có trách nhiệm?
- 8 mục tiêu phát triển nghề nghiệp trong năm 2021
- Công văn tiếng Anh là gì? Các yêu cầu trong soạn thảo công văn tiếng Anh
- Credential là gì? Cách thể hiện chuyên nghiệp trong CV
- Để làm tốt công việc hành chính nhân sự, bạn cần kỹ năng nào?
- Support là gì? Tìm hiểu về công việc support và các vấn đề liên quan
- Gợi ý hay để trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của bạn là gì?”
- All rights reserved là gì? Hiểu đúng để bảo vệ bản quyền sáng tạo của bạn
- CBM là gì? Ví dụ dễ hiểu về cách tính CBM
- Kinh nghiệm tìm việc: 7 sai lầm không nên mắc phải
- Trình độ chuyên môn là gì? Cách trình bày trên CV hiệu quả
- Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực
- Nhất quán là gì? Vì sao nhất quán là yếu tố giúp bạn thành công?
- Làm ca xoay là gì? Điều cơ bản bạn cần biết về ca xoay và ca gãy
- Kỹ năng tư duy logic: tầm quan trọng và 4 cách để rèn luyện
- HTKK là gì? Hướng dẫn cách tải và sử dụng phần mềm HTKK
- Người lãnh đạo là gì? 10 yếu tố hình thành nên người lãnh đạo tuyệt vời
- Sở trường là gì? Cách trả lời ghi điểm khi được hỏi về sở trường
- Lạc quan là gì? 5 cách để trở nên lạc quan hơn trong công việc
- Sắp xếp công việc hiệu quả: đặc điểm và cách thể hiện khi tìm việc
- Tư duy phản biện là gì và dấu hiệu của người có tư duy phản biện?
- Tỉ mỉ, cẩn thận: tầm quan trọng và cách cải thiện hiệu quả
- Best regards là gì? Cách sử dụng Best regards và các lời chào kết thúc email khác
- “Mẹo” nêu ưu nhược điểm của bản thân thuyết phục nhà tuyển dụng
- Kỹ năng soạn thảo văn bản – những điều cần biết để trở nên chuyên nghiệp
- Bố cục các mẫu báo cáo công việc chuẩn cho từng ngành nghề
- Cách phát triển bản thân hiệu quả để có một năm mới thành công
- Dự đoán công danh sự nghiệp của 12 chòm sao trong năm 2020
- Cách để làm việc thông minh hơn trong năm 2020
- 9 lỗi khiến email công việc của bạn kém hiệu quả
- 6 điều cần tránh nếu muốn nổi bật trong công việc mới
- 5 lí do bạn không phát huy hết tiềm năng trong công việc
- 6 kỹ năng viết email công việc ai cũng cần biết
- 7 yếu tố cần xem xét khi lựa chọn vị trí thực tập
- Nghệ thuật thuyết phục không làm người nghe khó chịu
- 5 lỗi phổ biến khi tạo danh sách các việc cần làm
- 6 kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhân viên sale nhất định phải biết
- Vì sao bạn nên “rèn” kỹ năng nói trước đám đông ngay hôm nay?
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: bạn có phải là người thành thạo?
- 8 lợi ích khi tạo danh sách các việc cần làm
- Người có kỹ năng thuyết phục vượt trội sở hữu đặc điểm nào ?
- 6 kiểu người nên cân nhắc khi chọn làm “người tham khảo”
- 7 điều nên biết trước khi làm việc tại startup
- 5 bí quyết vượt qua nỗi lo khi bắt đầu công việc mới
- 6 hành động đẹp cần có trong ngày làm việc cuối cùng
- 5 nỗi sợ trong công việc bất cứ ai cũng cần vượt qua
- 6 mẹo quản lý thời gian dành cho nữ nhân viên bận rộn
- Mẹo giữ năng suất trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ
- 7 điều khiến bạn trông thiếu chuyên nghiệp khi tìm việc
- 5 lí do nên ngừng so sánh công việc của mình với người khác
- Mẹo tìm kiếm công việc cho người hướng nội
- 6 điều nên làm nếu bạn “ghét” công việc mới
- Nhóm máu nói lên điều gì về tính cách và nghề nghiệp của bạn?
- Cần làm gì trong 6 tháng đầu ở công việc mới?
- Bí quyết lựa chọn khi nhận được hai công việc cùng lúc
- Tự quảng bá bản thân để thăng tiến trong sự nghiệp
- 3 điều cần nhớ khi cảm thấy “đuối” với công việc mới
- Từ chối nhận thêm việc thế nào để tránh mất lòng sếp?
- 5 điều cần nghĩ đến trước khi “đòi” tăng lương
- Administrative staff là gì và con đường phát triển sự nghiệp
- 8 tuyệt chiêu tạo thiện cảm trong giao tiếp
- 6 Cách Tạo Dựng Tác Phong Chuyên Nghiệp Trong Công Việc
- [Lời Khuyên] 6 Giai Đoạn Phát Triển Sự Nghiệp Của Bản Thân
- Làm sao để bớt căng thẳng trong công việc và cuộc sống?
- Bạn nên làm gì trong ngày đầu tiên nhận việc?
- Thuyên chuyển công tác người lao động – những kiến thức cần biết
- Những bí quyết giúp bạn chinh phục "party công sở"
- Vượt qua đồng nghiệp trong môi trường công việc cạnh tranh khốc liệt
- Những cú sốc dành cho lính mới công sở
- 6 lời khuyên khi bạn bắt đầu đào tạo nhân viên mới
- 4 tố chất tỷ phú Warren Buffett trông đợi ở một người lãnh đạo
- 7 cách đơn giản biến những ngày nghỉ thành cơ hội phát triển sự nghiệp
- Tạo dấu ấn với nhà tuyển dụng bằng thư cảm ơn
- 5 đặc điểm của một ứng viên ấn tượng
- [Infographic] Bạn đã sẵn sàng tìm kiếm và giữ chân nhân viên xuất sắc
- Thói quen của những người thành công sau giờ làm việc
- Luyện kỹ năng thuyết trình một cách dễ dàng nhất
- Làm thế nào để phát triển kỹ năng lãnh đạo (Phần 1)
- Hướng dẫn cách lập thời gian biểu cá nhân hiệu quả
- 10 điều cần thiết để phát triển kỹ năng đàm phán
- Hướng dẫn cách lập kế hoạch cho bản thân trong 5 năm tới
- 3 trường hợp “thương hiệu cá nhân” gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp
- Tư duy tích cực – chìa khoá của thành công
- 5 cách để rèn luyện kỹ năng ra quyết định
- 4 kĩ năng làm việc thiết yếu bạn không được dạy trong trường đại học
- Làm thế nào để thành công trong tuần đầu tiên của công việc mới?
- Rèn luyện kỹ năng học và tự học hiệu quả
- Làm việc nhóm hiệu quả và 8 kỹ năng không thể thiếu
- Chăm sóc khách hàng là gì và tiêu chí của nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Kỹ năng giải quyết xung đột trong môi trường công sở
- Giao tiếp trong kinh doanh – 10 điều bạn nên làm để trở nên giỏi hơn
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 2)
- 21 bí quyết để được thăng tiến trong công việc (Phần 1)