Quản lý cấp cao là gì? Trách nhiệm và các kỹ năng cần có

Trong doanh nghiệp, quản lý cấp cao đóng vai trò quan trọng quyết định thành bại của tập thể. Mỗi quyết định họ đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tuy có vai trò quyết định nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công việc và nhiệm vụ của quản lý cấp cao là gì. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tất tần tật về vị trí này nhé.

Quản lý cấp cao là gì?

“Quản lý cấp cao (Top Manager hay Upper Manager) là người nắm quyền quản lý hàng đầu trong doanh nghiệp, có thể là người thành lập doanh nghiệp hoặc là người được thuê để quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh.”

Điểm chung của các quản lý cấp cao là có kinh nghiệm và kiến thức vững chắc về một lĩnh vực nào đó. Nhờ đó, họ có thể đưa ra quyết định đúng đắn và đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra một cách ổn định và hiệu quả.

Phân biệt giữa quản lý và quản lý cấp cao

Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa quản lý và quản lý câp cao là gì nhé.

Quản lý là người chịu trách nhiệm giám sát đối với một nhóm cụ thể để thúc đẩy họ đạt đươc mục tiêu. Các nhà quản lý thường có 4-5 năm kinh nghiệm quản lý nhóm.

Quản lý sẽ báo cáo cho quản lý cấp cao, giám đốc, chủ tịch hoặc chủ sở hữu công ty. Một số trách nhiệm của quản lý bao gồm giám sát nhóm nhỏ nhân viên, tìm kiếm và đào tạo nhân viên mới, đặt mục tiêu cho từng thành viên, xem xét ngân sách và chi phí, cộng tác với các bộ phận khác, tổ chức các cuộc họp trong bộ phận…

Quản lý cấp cao

Như khái niệm quản lý cấp cao là gì thì có thể thấy vị trí này yêu cầu nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm lãnh đạo hơn quản lý. Nếu quản lý chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ nhân viên thì quản lý cấp cao đứng đầu một bộ phận, có mức độ trách nhiệm cao và bao quát hơn.

Trách nhiệm của quản lý cấp cao

Tùy thuộc vào loại hình và cấu trúc doanh nghiệp mà trách nhiệm của quản lý cấp cao sẽ khác nhau, tùy nhiên hầu hết họ đều có trách nhiệm sau đây:

Giám sát hiệu suất của nhân viên

Các nhà quản lý cấp cao cần theo dõi hiệu suất của nhân viên để đảm bảo chất lượng công việc. Họ làm việc với các quản lý cấp thấp hơn để thu thập thông tin và phản hồi về hiệu suất của nhân viên.

Quản lý cấp cao cũng giám sát công việc của các quản lý cấp về cách giải quyết vấn đề, ra quyết định để điều chỉnh các hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao hơn.

Quản lý ngân sách

Quản lý cấp cao làm việc với các trưởng bộ phận để lên kế hoạch và điều chỉnh ngân sách. Họ xác định và phân chia ngân sách tùy theo từng bộ phận nhằm giúp đảm bảo ngân sách được sử dụng hợp lý và mang lại hiệu quả tối ưu.

Thực hiện KPI và các mục tiêu hiệu suất khác

KPI có nghĩa là chỉ báo hiệu suất, là mục tiêu được đề ra từ kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp. KPI được đặt ra để giúp nhân viên có động lực và hiểu rõ mục tiêu cần đạt được.

Theo dõi KPI và tạo điều kiện để nhân viên hoàn thành KPI cũng là nhiệm vụ của quản lý cấp cao. Thông qua việc này, họ không chỉ tăng hiệu suất công việc mà còn tạo nên thành công về doanh thu và uy tín của công ty.

Phê duyệt các nhu cầu tuyển dụng hoặc quyết định sa thải

Các nhà quản lý cấp cao là người hiểu rõ về văn hóa cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp, thế nên họ có một thước đo chính xác trong việc tuyển dụng hay sa thải nhân sự.

Khi quản lý cấp cao có đánh giá khách quan về khả năng đạt KPI của nhân viên, họ sẽ quyết định điều chuyển, bổ nhiệm hoặc sa thải các nhân tố không phù hợp để giúp bộ máy hoạt động đồng bộ, tích cực hơn.

Góp phần đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng

Như đã nói, các nhà quản lý cấp cao có chuyên môn và kinh nghiệm, nên họ thường có cái nhìn rất nhanh nhạy về các cơ hội kinh doanh cũng như linh hoạt thau đổi chính sách, kế hoạch kinh doanh để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Dù vậy họ không tự mình ra quyết định mà bàn bạc với các nhân viên cấp cao khác và ban điều hành để đưa ra quyết định cuối cùng.

Các kỹ năng cần có của quản lý cấp cao

Để hoàn thành tốt các trách nhiệm trên, các quản lý cấp cao cần có các kỹ năng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu kỹ năng cần thiết đối với quản lý cấp cao là gì nhé.

Khả năng lãnh đạo: để lèo lái doanh nghiệp trên hành trình phát triển, các quản lý cấp cao phải có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc.

Giao tiếp tốt: các nhà quản lý cấp cao cần kỹ năng giao tiếp để trao đổi thông tin chính xác với các bộ phận khác nhau, từ đó tránh lãng phí thời gian và đạt được đúng mục tiêu.

Thành thạo công nghệ: Ngày càng nhiều các phần mềm quản lý công việc xuất hiện giúp quản lý nhân viên hiệu quả và tiết kiệm thời gian lẫn công sức. Vì vậy các nhà quản lý cấp cao cần hiểu biết về các kỹ thuật công nghệ mới.

Ra quyết định: vì quản lý bao quát nắm nhiều vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp nên các nhà quản lý cấp cao cần kỹ năng đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.

Trí tuệ cảm xúc: Trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý cấp cao không thể tránh khỏi các tình huống bất ngờ. Họ cần phải có trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ để duy trì sự khách quan nhằm tối đa hóa thành công của công ty.

Con đường trở thành quản lý cấp cao

Hầu hết các nhà quản lý cấp cao đều đi lên từ vị trí thấp hơn và không ngừng cố gắng trong công việc. Nếu bạn có định hướng trở thành quản lý cấp cao thì hãy tham khảo các tiêu chí sau:

Chứng minh kiến thức và năng lực qua chứng chỉ

Thông thường các quản lý cấp cao có ít nhất một bằng cử nhân các chuyên ngành liên quan. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc khi bạn ứng tuyển vào vị trí này. Khi chưa hiểu hết về khả năng của bạn thì bằng cấp này là cách tạo ấn tượng đầu tiên. Các bằng cấp về ngành học càng cao càng cho thấy bạn có nền tảng kỹ năng, có khả năng và ý thức phấn đấu tốt.

Phát triển kỹ năng mềm

Khả năng chuyên môn chỉ là một phần trong vai trò quản lý cấp cao. Để đảm trách tốt vị trí này, bạn cần có nhiều kỹ năng, nhất là kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, ra quyết định…

Tìm kiếm môi trường phù hợp

Khi đã tích lũy được kinh nghiệm, bạn có thể lựa chọn môi trường phù hợp để có cơ hội thăng chức và trở thành quản lý cấp cao. Tuy rằng điều này không dể nhưng nếu có nội lực cùng với sự cố gắng không ngừng nghỉ thì điều này hoàn toàn có thể đạt được.

Thể hiện năng lực bản thân

Các nhà quản lý cấp cao luôn thể hiện mong muốn về việc thăng tiến và phát triển hơn. Họ cố gắng chứng minh khả năng bằng cách hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, điều này sẽ khiến họ được đánh giá cao.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ưu tiên việc đào tạo và phát triển nhân sự có khả năng lên vị trí quản lý. Cùng với khả năng, trách nhiệm và sự thấu hiểu doanh nghiệp bạn sẽ có lợi thế rất lớn.

Chúng ta vừa tìm hiểu xong quản lý cấp cao là gì cùng với công việc, trách nhiệm của họ trong doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết mình cần gì và nên làm thế nào để trở thành quản lý cấp cao. Chúc bạn thành công.

Huỳnh Trâm

Về Tác Giả

CareerLink

Sao chép thành công